Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu? Điều cần biết

Ung thư lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tố, chẳng hạn như giai đoạn ung thư, thể trạng của người bệnh, phương pháp điều trị,…Bệnh có tiên lượng sống tốt nếu phát hiện và can thiệp từ giai đoạn sớm. Bạn đọc nên chú ý những vấn đề bất thường của cơ thể để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ ung thư di căn ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu?
Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu?

Ung thư lưỡi xảy ra khi những tế bào niêm mạc lưỡi biến đổi bất thường, trên lưỡi xuất hiện những khối u với kích thước nhỏ sau đó dần phát triển lan rộng. Khi đó, bề mặt lưỡi bị lở loét, mưng mủ, khối u di căn ra những khu vực lân cận hoặc những cơ quan khác trên cơ thể.

Nếu phát hiện bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư lưỡi có hy vọng điều trị và kéo dài tiên lượng sống tốt nhất. Tuy nhiên, do bệnh khởi phát không rõ triệu chứng, người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh răng miệng khác nên đa số bệnh nhân chỉ phát hiện khi ung thư lưỡi đã chuyển sang các giai đoạn muộn.

Yếu tố quyết định tuổi thọ của bệnh nhân ung thư lưỡi

Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu cần xét đến các yếu tố liên quan đến vấn đề này. Việc người bệnh có thể kéo dài tiên lượng sống còn phụ thuộc vào những vấn đề như:

Ung thư lưỡi sống được bao lâu? Phụ thuộc vào sự lây lan

Bệnh ung thư lưỡi hay những dạng ung thư khác để điều trị thuận lợi cần sớm phát hiện từ giai đoạn đầu. Lúc này các tế bào ác tính còn khu trú ở một vị trí, chưa di căn nên khả năng kiểm soát bệnh tốt hơn.

Trường hợp chúng xâm lấn đến những cơ quan khác như hạch mạch huyết, chèn ép dây thần kinh, xâm lấn vào máu,…thường người bệnh sẽ có tiên lượng sống xấu. Tuy nhiên, bạn không nên quá hoang mang khi được chẩn đoán ung thư đã di căn hạch. Phát hiện kịp thời và điều trị ở giai đoạn này người bệnh vẫn còn nhiều hy vọng.

Khả năng loại bỏ khối u

Khối u mới hình thành ở lưỡi có thể được loại bỏ thông quan các biện pháp ngoại khoa can thiệp. Phát hiện ở giai đoạn sớm khi khối u chưa di căn là thời điểm điều trị có tỷ lệ thành công cao, tiên lượng sống tốt nhất cho người bệnh.

Giai đoạn bệnh là yếu tố quan trọng

Như đã đề cập, nếu phát hiện ung thư sớm khả năng điều trị cao hơn. Trường hợp khối u ác tính đã phát triển với kích thước lớn, nằm chèn ép lên dây thần kinh, di căn lan rộng có tiên lượng sống không cao. Việc điều trị ở giai đoạn muộn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu?

Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư lưỡi phụ thuộc vào những yếu tố kể trên. Tỷ lệ sống trên 5 năm qua từng giai đoạn bệnh sẽ giảm dần. Cụ thể như sau:

Ung thư lưỡi sống được bao lâu ở giai đoạn đầu

Ung thư lưỡi giai đoạn 1 hay còn gọi là giai đoạn đầu khởi phát bệnh gần như không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh thường có cảm giác bị vật gì đó cắm vào lưỡi, tuy nhiên tình trạng này không kéo dài, xuất hiện rồi nhanh chóng biến mất nên nhiều người không để ý đến.

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu?
Phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu giúp người bệnh có nhiều hy vọng chữa trị

Ngoài biểu hiện kể trên, bệnh nhân lúc này còn nhận thấy các vấn đề khác thường như trên lưỡi có điểm bị phồng lên, màu sắc khác với vùng xung quanh. Đồng thời, lớp niêm mạc lưỡi trở nên trắng, xơ hóa, đôi khi có vết loét nhỏ. Chạm vào vùng tổn thương thấy rắn, chắc không mềm mại như bề mặt lưỡi bình thường, một số người còn nhận thấy cổ nổi hạch.

Chẩn đoán bệnh và điều trị ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao, thời gian sống kéo dài hơn nhiều so với đối tượng phát hiện bệnh giai đoạn muộn. Thống kê cho thấy, có khoảng 81,3% tỷ lệ người bệnh ở giai đoạn này có thể sống trên 5 năm sau khi can thiệp điều trị.

Bởi, ở giai đoạn đầu khối u có kích thước nhỏ, việc can thiệp phẫu thuật loại bỏ khối u tương đối dễ dàng, thuận lợi. Kết hợp xạ trị, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân triệt để tiêu diệt mầm mống gây bệnh, phòng nguy cơ tái phát nguy hiểm.

Trong thời gian điều trị, nhất là xạ trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tránh tự ý thay đổi phác đồ nhằm đảm bảo đạt hiệu quả tốt, an toàn sức khỏe.

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 và 3 tiên lượng sống bao lâu?

Tỷ lệ người bệnh phát hiện ung thư ở giai đoạn 2 và 3 khá cao. Do giai đoạn đầu bệnh không gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên vẫn có khá đông bệnh nhân nhầm lẫn ung thư lưỡi với các bệnh răng miệng khác vào giai đoạn 2 và 3. Điều này cực kỳ nguy hiểm, bởi nếu không sớm can thiệp điều trị, ung thư lưỡi có thể di căn lan rộng ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Vào hai giai đoạn này, nếu người bệnh đáp ứng tốt điều trị khả năng kéo dài sự sống trên 5 năm đạt tỷ lệ khoảng 67,8% ở giai đoạn 2 và 58% ở giai đoạn 3. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phải phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh.

Vậy làm thế nào để nhận biết ung thư lưỡi ở giai đoạn 2 và 3? Bạn đọc có thể quan sát những bất thường của cơ thể, nhanh chóng thăm khám khi nhận thấy các biểu hiện sau:

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu?
Ung thư lưỡi ở giai đoạn 2, 3 đã có nhiều trị chứng nhận biết hơn, điều trị cũng phức tạp hơn giai đoạn đầu
  • Lưỡi có cảm giác đau khi nhai, nói và nuốt thức ăn, nước bọt. Tình trạng càng nặng nề khi người bệnh ăn phải thức ăn cay nóng, cơn đau từ miệng có thể lan rộng lên tai.
  • Tuyến nước bọt hoạt động liên tục, tiết ra nhiều hơn, đôi khi có kèm theo máu tươi, hơi thở hôi.
  • Một số đối tượng bị khít hàm, hoạt động của lưỡi bị cố định gây nên hiện tượng khó nói, khó nuốt.
  • Vết loét ở lưỡi lan rộng, dễ chảy máu, đau khi hoạt động lưỡi.

Tình trạng bệnh nặng hơn có thể thấy tổn thương ở dạng sùi loét, có mủ, dễ chảy máu khi va chạm phải, bờ nham nhở. Một số trường hợp không có hiện tượng loét niêm mạc lưỡi nhưng lại có nhân lớn gắn chặt, nhô lên lớp niêm mạc căng nhẵn, màu tím nhạt,…

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của người bệnh để chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Hiện tại có 3 biện pháp được áp dụng phổ biến là phẫu thuật, hóa – xạ trị. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh để giảm đau và điều trị triệu chứng đối với bệnh nhân không thể áp dụng các biện pháp can thiệp này.

Ung thư lưỡi sống được bao lâu nếu ở giai đoạn cuối?

Có thể nói, bệnh ung thư khi đã chuyển sang giai đoạn cuối khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là bất khả thi. Người bệnh có thể phải sống chung với bệnh đến cuối đời, kết hợp với biện pháp kiểm soát di chứng, điều trị triệu chứng. Bệnh nhân ở giai đoạn muộn sẽ phải trải qua những biểu hiện nặng nề sau đây:

  • Rối loạn tiêu hóa, người bệnh không muốn ăn, bụng đầy hơi, chướng to, đi đại tiện ra phân lẫn máu,…
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng.
  • Tổn thương lưỡi ngày càng nghiêm trọng, lở loét và chảy máu khiến người bệnh bất ổn tâm lý, lo lắng cực độ.

Ở giai đoạn này tiên lượng sống giảm thấp. Người bệnh có thể sống trên 5 năm chỉ còn tỷ lệ khoảng 31,9%. Việc can thiệp điều trị chỉ đáp ứng mục tiêu giảm nhẹ triệu chứng, kiểm soát tốc độ di căn của khối u.

Phát hiện bệnh càng sớm, người bệnh càng có nhiều hy vọng điều trị khỏi chứng bệnh này. Do đó, nếu bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, hãy chủ động thăm khám y tế để nhận diện bệnh lý đang gặp phải và điều trị càng sớm càng tốt.

Biện pháp kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh

Ung thư lưỡi sống được bao lâu có thể nói là thắc mắc phổ biến mà người bệnh luôn đề cập với bác sĩ. Tuy nhiên để giải đáp vấn đề này còn phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó một vài khía cạnh quan trọng đã được đề cập qua nội dung bên trên.

Biện pháp kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh
Bên cạnh điều trị tích cực, người bệnh nên chú trọng cả thói quen sinh hoạt và ăn uống để cơ thể sớm hồi phục

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh, kéo dài tiên lượng sống tốt nhất. Bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Ưu tiên chế biến món ăn mềm, dễ nhai và tiêu hóa thức ăn. Tránh ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, hạn chế đường, tránh thức uống có cồn, có ga, không hút thuốc lá,…
  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm, nhai kỹ, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng áp lực,…giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan giúp bệnh nhân chống chọi lại bệnh tật.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, vệ sinh môi trường sống, tránh tiếp xúc môi trường ô nhiễm, nhiễm chất độc hóa học, có tia phóng xạ,…
  • Vận động cơ thể giúp tăng cường trao đổi chất, tập thể dục cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, hỗ trợ điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.
  • Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, trong thời gian điều trị nếu gặp vấn đề gì nên thông báo để được xử lý điều chỉnh sớm.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được các vấn đề xoay quanh việc ung thư lưỡi sống được bao lâu. Như đã đề cập, có rất nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Bệnh nhân nên thăm khám và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ để bệnh sớm được đẩy lùi, bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa tình trạng di căn, biến chứng đe dọa sự an toàn tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Khám - Tầm soát ung thư lưỡi ở đâu tốt nhất hiện nay?

Khám – Tầm soát ung thư lưỡi ở đâu tốt nhất hiện nay?

Khám ung thư lưỡi ở đâu hiện đang là quan tâm của nhiều người. Việc khám và tầm soát phát hiện ung thư giai đoạn sớm giúp việc điều trị...
Khám - Tầm soát ung thư lưỡi ở đâu tốt nhất hiện nay?

Khám – Tầm soát ung thư lưỡi ở đâu tốt nhất hiện nay?

Khám ung thư lưỡi ở đâu hiện đang là quan tâm của nhiều người. Việc khám và tầm soát phát...

Ung thư lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?

Ung thư lưỡi là gì? Hình ảnh, dấu hiệu, cách điều trị

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh...

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối – Thông tin cần biết

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng và ngày càng nặng nề. Việc điều...

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bệnh có diễn...

Nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn 2

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 có chữa được không?

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 gây ra nhiều triệu chứng hơn so với giai đoạn 1. Đây là giai...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.