Ung thư lưỡi giai đoạn 1: Dấu hiệu, cách chữa trị

Ung thư lưỡi giai đoạn 1 là giai đoạn mới khởi phát bệnh, thường không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh dễ nhầm lẫn dấu hiệu ung thư với các vấn đề khoang miệng khác. Do đó, rất khó để phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn này, chỉ nhận diện khi các triệu chứng rõ ràng hơn ở các giai đoạn sau.

Ung thư lưỡi giai đoạn 1
Ung thư lưỡi giai đoạn 1 không có nhiều triệu chứng rõ ràng để nhận biết

Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn 1

Trong số những vấn đề về khoang miệng, bệnh ung thư lưỡi có mức độ nguy hiểm cao mà bạn không nên chủ quan. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới, đặc biệt là đối tượng ngoài 50 tuổi. Theo thống kê từ Hiệp hội ung thư của Hoa Kỳ, hiện nay trên thế giới có khoảng 263.900 ca mắc ung thư lưỡi, trong đó có khoảng 128.000 ca đã tử vong.

Ngoài ra, người ta ước tính vào năm 2009 tại Mỹ đã có khoảng 10.530 trường hợp bệnh nhân mắc ung thư lưỡi, và có khoảng 1900 người đã không qua khỏi. Thời gian gần đây, bệnh ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Ung thư lưỡi cũng tương tự như những chứng bệnh ung thư khác, người bệnh thường sẽ phải trải qua 4 giai đoạn bệnh tương ứng với mức độ tổn thương và xâm lấn của khối u. Giai đoạn bệnh khởi phát để nhận biết khá khó khăn do hầu như người bệnh không có triệu chứng nào đặc trưng.

Bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn 1 rất dễ bỏ qua những dấu hiệu bất thường và nghĩ rằng chúng chỉ là vấn đề nhiệt miệng bình thường. Tuy nhiên, bạn đọc không nên chủ quan, thông thường ung thư sẽ gây ra một số triệu chứng như:

  • Lưỡi có cảm giác như đang bị một dị vật hoặc xương cá ghim vào, tuy nhiên cơn khó chịu nhanh chóng qua đi.
  • Trên bề mặt lưỡi nổi lên một nốt phồng, màu sắc khác so với tổng thể bề mặt lưỡi.
  • Niêm mạc trắng, xơ hóa, tổn thương hình thành vết loét kích thước nhỏ.
  • Sờ vào thấy vị trí bị tổn thương chắc, rắn không mềm mại như mặt lưỡi bình thường.

Hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh ung thư lưỡi nhận thấy hạch xuất hiện từ giai đoạn 1. Vị trí thường gặp là khu vực dưới cằm, dưới hàm. Phụ thuộc vào mức độ xâm lấn của khối u mà khả năng ung thư di căn hạch sẽ cao hay thấp, tỷ lệ từ 15% – 75%.

Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn 1
Người bệnh nên thăm khám sớm khi nhận thấy những biểu hiện bất thường ở lưỡi

Những dấu hiệu kể trên thường bị nhầm lẫn thành nhiệt miệng. Việc áp dụng các biện pháp điều trị nhiệt miệng bằng mẹo dân gian, thuốc tân dược,…có thể không có hiệu quả, người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng bất thường không thuyên giảm ngược lại có chiều hướng nặng nề hơn.

Để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, chuyên gia luôn khuyến khích mọi người chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ. Trường hợp đau lưỡi, loét lưỡi không cải thiện, nên thăm khám và điều trị sớm để tránh bệnh ung thư lưỡi giai đoạn 1 tiến triển nặng nề hơn.

Ung thư lưỡi giai đoạn 1 chữa khỏi được không?

Ung thư lưỡi có thể chữa khỏi nếu bạn sớm phát hiện và điều trị theo phác đồ phù hợp mà bác sĩ chỉ định. Do đó, ngay khi bạn nhận thấy những biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên chủ động thăm khám để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán liệu bạn có đang mắc ung thư lưỡi hay không.

Có thể nói, ung thư lưỡi giai đoạn 1 là giai đoạn “nhàn rỗi” nhất trong điều trị. Sở dĩ nói điều trị nhàn rỗi là vì lúc này khối u mới hình thành, chưa có biểu hiện di căn rộng nên việc can thiệp kiểm soát, loại bỏ chúng khá dễ dàng, giảm thiểu nhiều nguy cơ cho người bệnh.

Theo thống kê, có đến 90% tỷ lệ bệnh nhân chữa khỏi ung thư lưỡi khi phát hiện bệnh ở giai đoạn 1 – giai đoạn bệnh mới khởi phát triệu chứng nhẹ. Mặc dù vậy, do nhiều người chủ quan, nhầm lẫn bệnh với các bệnh lý khác nên có khá ít người phát hiện từ sớm. Đa số bệnh nhân chỉ nhận biết ung thư khi triệu chứng rõ ràng hơn, giai đoạn bệnh đã chuyển nặng.

Ung thư lưỡi giai đoạn 1 sống được bao lâu?

Bên cạnh thắc mắc về việc ung thư lưỡi giai đoạn 1 có chữa khỏi được không, nhiều bệnh nhân quan tâm đến tiên lượng sống trong giai đoạn này. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, nếu bạn nhận biết bệnh sớm, điều trị từ đầu thì khả năng chữa khỏi bệnh khá cao.

Tiên lượng sống trên 5 năm của người bệnh ung thư giai đoạn 1 khoảng 81,3%. Đặc biệt là khi người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và chăm sóc cơ thể thật tốt. Kết hợp với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư từ 5 đến 10 năm hoặc hơn có nhiều hy vọng.

Ung thư lưỡi giai đoạn 1 sống được bao lâu?
Ung thư lưỡi giai đoạn 1 sống được bao lâu?

Do đó, khi thăm khám và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở giai đoạn đầu, bạn không nên hoang mang quá mức. Thay vào đó, bạn nên tin tưởng vào phương pháp điều trị của bác sĩ, sống lạc quan vui vẻ, chăm sóc tốt cơ thể để sớm đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Cách chữa ung trị ung thư lưỡi giai đoạn 1

Y học phát triển đồng nghĩa với việc có nhiều biện pháp điều trị ung thư hơn. Dưới đây là một số hướng điều trị chính thường áp dụng cho bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn 1:

Phẫu thuật điều trị ung thư lưỡi giai đoạn 1

Phẫu thuật là biện pháp điều trị ung thư phổ biến nhất hiện nay. Biện pháp can thiệp ngoại khoa nhằm mục đích loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể người bệnh. Được áp dụng cho bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn đầu, khối u chưa di căn rộng.

Ở giai đoạn sớm, việc điều trị bằng phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư lưỡi có kết quả tốt hơn khi can thiệp vào giai đoạn bệnh chuyển nặng. Trường hợp khối u có kích thước lớn hơn bình thường, vị trí khó phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn tế bào ác tính, bác sĩ có thể kết hợp xạ trị, hóa trị sau phẫu thuật.

Phẫu thuật triệt căn thường được thực hiện bằng cách cắt một phần hay toàn bộ lưỡi để điều trị ung thư lưỡi. Sau đó, người bệnh sẽ được tái tạo lại lưỡi thông qua các thủ thuật y khoa tương ứng.

Điều trị bằng phương pháp xạ trị

Phương pháp này thường được sử dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn và không thể tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, với trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn 1, bác sĩ cũng có thể chỉ định áp dụng phương pháp điều trị này.

Cách chữa ung trị ung thư lưỡi giai đoạn 1
Để tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư, bác sĩ có thể chỉ định xạ trị sau phẫu thuật cho người bệnh

Xạ trị sẽ loại bỏ triệt để những tế bào ung thư còn sót lại sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u. Ngoài ra, để điều trị tổn thương tại lưỡi, bác sĩ có thể chỉ định xạ trị áp sát, thực hiện bắng cách đặt nguồn phóng xạ vào khu vực tổn thương, điều trị tại chỗ.

Đây là biện pháp điều trị triệt căn hoặc bổ trợ nhằm giúp bệnh nhân kiểm soát ung thư lưỡi. Tuy nhiên, phương pháp xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Điển hình là tình trạng khô miệng, viêm miệng, sạm da, loét da,…

Điều trị bằng hóa trị

Hóa trị được áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư lưỡi giai đoạn 1 theo đường toàn thân hoặc động mạch lưỡi. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý của người bệnh để quyết định hóa trị đơn hay đa hóa trị. Thông thường, áp dụng nhiều dạng thuốc hóa trị cho kết quả khả quan hơn việc sử dụng 1 loại hóa chất.

Sử dụng hóa trị trước khi giải phẫu là biện pháp giúp thu nhỏ khối u nhằm loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn. Tỷ lệ điều trị tại chỗ bằng hóa trị khá cao, người bệnh có thể đáp ứng đến 78% – 85%, giúp người bệnh dung nạp thuốc tốt hơn, giảm tỷ lệ kháng thuốc cũng như ngăn chặn nguy cơ di căn ung thư lưỡi.

Trên đây là một số biện pháp can thiệp điều trị ung thư lưỡi được áp dụng cho giai đoạn đầu hoặc cả những giai đoạn sau của bệnh. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị để đảm bảo loại bỏ hiệu quả ung thư, phòng tránh bệnh lan rộng nguy hại.

Phòng ngừa ung thư lưỡi giai đoạn 1 phát triển

Ung thư lưỡi giai đoạn 1 nếu phát hiện và điều trị có khả năng khỏi cao. Tuy nhiên bệnh phát triển âm thầm và diễn biến khá phức tạp. Do đó, đa số bệnh nhân phát hiện bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Chủ động phòng bệnh là biện pháp tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe.

Trường hợp nhận diện ung thư từ giai đoạn này, bạn đọc ngoài tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nên lưu ý đến việc chăm sóc để cơ thể sớm hồi phục, tránh bệnh biến chứng. Một số vấn đề như:

Phòng ngừa ung thư lưỡi giai đoạn 1 phát triển
Người bệnh nên thăm khám định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe, phòng tránh bệnh tái phát hoặc biến chứng nguy hiểm
  • Giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày, hạn chế hoạt động lưỡi quá mạnh. Tránh chạm vào vùng tổn thương bằng vật nhọn hoặc móng tay, tránh viêm nhiễm.
  • Lựa chọn sản phẩm vệ sinh răng miệng phù hợp, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không gây kích ứng trong quá trình điều trị.
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc bôi, uống nhằm cải thiện vết loét trong lưỡi. Chỉ thực hiện điều trị khi được bác sĩ hướng dẫn và chỉ định cụ thể.
  • Ăn uống đủ chất, ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai dễ nuốt. Không nên ăn thức ăn quá cứng, cay, nóng, hoặc các thực phẩm quá chua,…để tránh gây kích ứng cho khu vực đang bị tổn thương trên lưỡi.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá, tránh đồ uống chứa cồn, chất kích thích để việc điều trị tốt hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng, ngủ đủ giấc, không bỏ bữa,…là những yếu tố then chốt giúp việc điều trị ung thư lưỡi giai đoạn 1 hiệu quả hơn.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, nếu trong quá trình điều trị gặp phải vấn đề bất thường, bạn nên liên hệ với bác sĩ và nhận tư vấn khắc phục phù hợp.

Ung thư lưỡi giai đoạn 1 có tỷ lệ điều trị khỏi cao hơn những giai đoạn khác. Bởi khối u mới hình thành nên dễ dàng trong việc can thiệp loại bỏ chúng. Tuy nhiên, sau điều trị người bệnh nên lưu ý vấn đề chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát. Thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm nguy cơ và điều trị sẽ giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Ung thư lưỡi nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Ung thư lưỡi nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Bên cạnh những vấn đề như ung thư lưỡi sống được bao lâu, chữa khỏi không thì thắc mắc ung...

Nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn 2

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 có chữa được không?

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 gây ra nhiều triệu chứng hơn so với giai đoạn 1. Đây là giai...

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối – Thông tin cần biết

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng và ngày càng nặng nề. Việc điều...

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu?

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu? Điều cần biết

Ung thư lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tố, chẳng hạn như giai đoạn ung thư, thể...

Bệnh ung thư lưỡi có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư lưỡi có lây hay di truyền không?

Ung thư lưỡi có lây không, có di truyền không là các thắc mắc thường gặp của người bệnh. Giải...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.