Dấu hiệu nhận biết triệu chứng vôi hóa cột sống lưng cổ
Bệnh vôi hóa cột sống có thể khiến người bệnh đau đớn, tê cứng khớp, mất kiểm soát tứ chi. Thậm chí một số trường hợp bệnh nhân bị teo cơ nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Vôi hóa cột sống là gì?
Vôi hóa cột sống được xem là tình trạng lắng đọng canxi trên các dây chằng, đốt sống, mấu ngang,… Theo thống kê thì tỷ lệ nam giới mắc bệnh vôi hóa cột sống cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, khi nữ giới bước vào thời kỳ mãn kinh thì cơ thể thường thiếu hụt một lượng canxi khá lớn nên dễ mắc bệnh hơn nam giới.
Vôi hóa cột sống là quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Ngoài ra một số nguyên nhân khác có thể thúc đẩy quá trình vôi hóa như viêm do nhiễm trùng, mắc bệnh tự miễn, các cơ và dây chằng làm việc quá sức.
Triệu chứng vôi hóa cột sống
Về cơ bản, người bệnh sẽ cảm thấy đau, mỏi, nhức, khó vận động. Hầu hết bệnh nhân vôi hóa cột sống nói riêng và bệnh về cột sống nói chung đều cảm thấy đau buốt, khó chịu ngay cả khi đi đang nghỉ ngơi và không hề cử động cơ thể.
1. Đau nhức cổ hoặc thắt lưng
Đau nhức là triệu chứng phổ biến nhất của mọi loại bệnh xương khớp. Đối với vôi hóa cột sống (gai cột sống) thì các cơn đau sẽ kéo dài trong suốt quá trình diễn biến của bệnh.
Vôi hóa cột sống tích tụ canxi ở nhiều vị trí khác nhau và hình thành các gai xương. Các gai xương này phát triển, cọ xát, tiếp xúc trực tiếp với hệ thống dây chằng, gân cơ và rễ thần kinh khiến người bệnh đau đớn.
Trong giai đoạn đầu vôi hóa cột sống, các gai xương có kích thước nhỏ và chỉ tồn tại ở một số vị trí cố định. Do đó ít có sự va chạm và chèn ép nên bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau nếu như không có hoạt động mạnh. Tuy nhiên, các cơn đau có xu hướng tăng dần theo sự phát triển của bệnh.
Xem thêm: 10 cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà tốt nhất hiện nay
2. Tê liệt mất cảm giác ở cổ và thắt lưng
Sau một thời gian nhất định, khi các gai xương đã phát triển với kích thước lớn hơn, chèn ép nghiêm trọng lên hệ thống thần kinh, dây chằng khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Tùy theo tình trạng bệnh và hoạt động của bệnh nhân mà vôi hóa cột sống có thể gây ra những dấu hiệu khác nhau.
Sự tê liệt thường khiến bệnh nhân bị mất cảm giác ở vùng bị tổn thương và khu vực lân cận. Chèn ép nói chung sẽ khiến bệnh nhân không cảm nhận được tín hiệu cảm giác của cơ thể nên khó điều khiển tứ chi theo ý muốn. Nếu tê liệt nghiêm trọng, người bệnh thậm chí không cảm nhận được các cơn đau hoặc bị ngứa râm ran gây cảm giác khó chịu.
3. Các cơn đau lây lan sang hệ thống chi
Tùy theo mức độ phát triển của bệnh mà các cơn đau có thể lây lan sang hệ thống chi và cơ của người bệnh. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, cơn đau có thể lây lan sang toàn bộ hệ thống chi của cơ thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động, làm việc.
Đối với vôi hóa cột sống cổ (vôi hóa đốt sống cổ) thì các cơn đau sẽ nhanh chóng lan sang hai vai và khiến hai chi trên (hai cánh tay) bị tê cứng, đau nhức ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất chức năng hoàn toàn hai chi trên.
Đối với vôi hóa cột sống thắt lưng thì cơn đau sẽ lan đến xương cùng và theo hệ thần kinh gây đau nhức ở hai chân. Điều này khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi lại, thậm chí là liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn nếu như không có biện pháp điều trị.
Trong giai đoạn này, triệu chứng cơ bản nhất của bệnh vôi hóa cột sống là đau nhức râm ran, thường xuyên co giật vào buổi tối muộn và sáng sớm khi vừa ngủ dậy. Đôi lúc các cơn đau cấp tính có thể đến đột ngột kể cả khi người bệnh không cử động. Điều này là do các gai xương đã phát triển đến một kích thước nhất định và chèn ép lên các bộ phận xung quanh, đặc biệt là hệ thống rễ thần kinh cảm giác.
4. Cơ bắp ở tay và chân yếu
Vôi hóa cột sống nếu không được điều trị kịp lúc thì hệ thống rễ thần kinh sẽ bị tổn hại nặng nề. Cơ bắp của cơ thể thường xuyên bị đau nhức và không thể hoàn thành được nhiệm vụ mà não bộ đưa ra. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh.
Khi hệ thống thần kinh bị chèn ép khiến cho cơ bắp không có dây thần kinh chủ lực nâng đỡ, cơ bắp sẽ yếu dần đi. Hậu quả nghiêm trọng nhất là khiến cho người bệnh bị teo cơ và mất chức năng hoạt động.
5. Đại tiện, tiểu tiện mất kiểm soát
Dấu hiệu nghiêm trọng của vôi hóa cột sống chính là mất kiểm soát tiểu tiện và đại tiện. Việc này khiến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hệ thống ống tủy của người vôi hóa cột sống bị thu hẹp, khiến người bệnh bị mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác đại, tiểu tiện. Vì vậy, người bệnh không nắm rõ được nhu cầu khi nào cơ thể cần đại, tiểu tiện.
Đây là dấu hiệu nghiêm trọng của vôi hóa cuộc sống. Hầu hết các tổn thương do vôi hóa cột sống gây ra sẽ trở thành vĩnh viễn. Một số trường hợp teo cơ do dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, viêm cột sống dính khớp hoặc biến dạng cột sống cần được phẫu thuật để chữa lành. Tuy nhiên phẫu thuật thường kèm theo nhiều nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tái phát khá cao. Do đó, người bệnh nên cẩn trọng với các cơn đau nhức thường xuyên xảy ra.
Nếu nghi ngờ tổn thương thần kinh do những thay đổi ở cột sống gây ra, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và có hướng điều trị hợp lý. Thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Nếu người bệnh có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ nhân viên y tế hoặc chuyên gia xương khớp.
Có thể bạn quan tâm:
- Người bị vôi hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
- Vôi hóa cột sống uống thuốc gì? Các loại phổ biến nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!