Bệnh vôi hóa cột sống: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Vôi hóa xuất hiện khi canxi tích tụ trong các mô của cơ thể, mạch máu hoặc xương khớp. Bệnh vôi hóa cột sống là tình trạng dây chằng liên kết các đốt sống tích tụ canxi. Bệnh này thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 40 tuổi.

vôi hóa đốt sống lưng
Vôi hóa đốt sống sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh

Vôi hóa cột sống là gì?

Vôi hóa cột sống là bệnh lý thể hiện cho tình trạng các dây thần kinh bám vào phần thân của đốt sống hay các mấu ngang, mấu gai của cột sống bị lắng tụ calci. Điều này khiến  cho các hoạt động sinh hoạt, quá trình vận động và di chuyển của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, mạch máu và các dây thần kinh bị đè ép khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu và đau đớn.

Bệnh lý này được xác định là hiện tượng lão hóa tự nhiên của cơ thể theo thời gian. Bệnh thường kèm theo những yếu tố có khả năng thúc đẩy như dây chằng cột sống bị quá tải do vận động sai tư thế hay làm việc nặng, hoặc quá trình viêm do nhiễm trùng.

Bệnh có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau nên được phân thành vôi hóa cột sống lưng hay thắt lưng, vôi hóa cột sống cổ.

Bệnh vôi hóa cột sống có nhiều triệu chứng và nét tương đồng với bệnh gai cột sống. Vì thế để tìm ra các phương pháp điều trị bệnh thích hợp và hiệu quả, bệnh nhân cần kịp thời thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa.

Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống xuất hiện cùng với những triệu chứng khó chịu sau:

  • Có cảm giác đau ở lưng, cứng tại những khớp bả vai, cổ, hông, đùi. Ở những vị trí khớp sẽ xuất hiện hiện tượng vôi hóa như vôi hóa đốt sống thắt lưng, vôi hóa đốt sống cổ…
  • Đối với những trường hợp nặng, cơn đau ở lưng sẽ có xu hướng phát triển rộng ra các khu vực xung quanh vai, đùi, tay, chân
  • Xuất hiện cảm giác tê bì ở bàn chân, bàn tay do bệnh đã làm ảnh hưởng đến dây thần kinh liên chi và tủy sống. Trong trường hợp không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị teo cơ
  • Nếu vôi hóa đốt sống xuất hiện do bệnh thoát vị đĩa đệm, xẹp đốt sống, bệnh nhân sẽ bị vẹo cột sống, gù lưng hoặc biến dạng khớp xương
  • Mất cảm giác
  • Rối loạn đại tiểu tiện
  • Cơ bắp bị suy yếu.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện theo chu kì hoặc kéo dài dai dẳng.

Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống
Đau và tê bì là triệu chứng điển hình của bệnh vôi hóa cột sống

Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống là một căn bệnh cột sống nguy hiểm. Nó có thể chèn ép tủy sống gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động thậm chí là tính mạng của con người.

Có nhiều nguyên nhân gây vôi hóa cột sống, bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Rối loạn chuyển hóa canxi gây tăng lượng canxi lưu thông trong máu
  • Rối loạn di truyền hoặc mắc các bệnh tự miễn ảnh hưởng đến xương và các mô liên kết.
  • Bệnh viêm kéo dài

Theo Đại học Harvard, hiện nay có một quan niệm sai lầm gây nên vôi hóa cột sống, đó là do chế độ ăn quá nhiều canxi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy mối liên kết giữa việc hấp thụ nhiều canxi và bệnh vôi hóa.

Đối tượng nguy cơ

Từ những nguyên nhân gây bệnh, nguy cơ bị vôi hóa cột sống sẽ cao hơn ở các đối tượng được liệt kê dưới đây:

  • Tuổi tác: Những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc dư thừa dận đến béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nghề nghiệp: Bệnh sẽ xảy ra phổ biến hơn ở những người có công việc buộc phải ngồi một chỗ trong thời gian dài hoặc những người ít vận động.

Vôi hóa cột sống có chữa được không?

Vôi hóa cột sống là một căn bệnh mạn tính tương đối khó chữa. Vì vậy hiện tại, trên thị trường không có một loại thuốc đặc trị nào dành riêng cho vôi hóa cột sống. Và vẫn chưa có chuyên gia, bác sĩ hay công trình nghiên cứu nào có thể đưa ra cách điều trị triệt để cho bệnh vôi hóa cột sống.

Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh vôi hóa cột sống để có cách khắc phục kịp thời.

Chẩn đoán vôi hóa cột sống

vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không
Vôi hóa cột sống thường được phát hiện thông qua phim chụp X-quang

Thăm khám bên ngoài là phương pháp đầu tiên được sử dụng để chẩn đoán vôi hóa cột sống. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ sử dụng để chẩn đoán tình trạng sức khỏe chung và biến chứng (nếu có) của vôi hóa cột sống.

Vôi hóa cột sống thường được tìm thấy thông qua phim X-quang. Các xét nghiệm tia X sử dụng các bức xạ điện từ để chụp ảnh các cơ quan nội tạng của người bệnh và thường không gây cảm giác khó chịu. Bác sĩ sẽ phát hiện các vấn đề xương khớp hoặc vôi hóa cột sống thông qua bức xạ tia X.

Chẩn đoán vôi hóa cột sống bằng CT Scan giúp chẩn đoán chuyên sâu về tình trạng bệnh, biến chứng (nếu có).

Ngoài ra, chụp MRI cũng là một biện pháp chuẩn đoán vôi hóa cột sống cho kết quả có độ chính xác cao và an toàn. Tuy nhiên, chụp MRI có chi phí khá cao nên thường không phù hợp với thu nhập bình quân của người Việt.

Cách điều trị vôi hóa cột sống

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đến bệnh viện theo dõi thường xuyên để kiểm tra các biến chứng tiềm ẩn của vôi hóa cột sống. Điều trị vôi hóa cột sống phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Nguyên nhân vôi hóa cột sống
  • Mức độ vôi hóa
  • Vị trí vôi hóa
  • Biến chứng có thể xảy ra

Mặc dù chưa có biện pháp điều trị một cách triệt để nhưng người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ điều trị vôi hóa cột sống. Tùy vào mức độ và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ có thể đề nghị một số liệu pháp điều trị sau:

1. Tây y

Biện pháp điều trị vôi hóa cột sống bằng tây y có thể giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên nó thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Sử dụng thuốc thường xuyên có thể khiến người bệnh bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc là xuất huyết dạ dày.

Loại thuốc điều trị vôi hóa cột sống phổ biến là thuốc giãn cơ. Đây là loại thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương giúp giảm co thắt cơ bắp. Thuốc này cũng có tác dụng an thần để ngăn chặn các dây thần kinh tác động lên não.

Một số loại thuốc giãn cơ phổ biến:

  • Carisoprodol
  • Chlorzoxazone
  • Metaxalone
  • Methocarbamol
  • Cyclobenzaprin

Một loại thuốc khác thường được dùng trong việc điều trị vôi hóa cột sống là Glucosamine. Đây là loại thuốc thúc đẩy tăng trưởng khớp và sụn. Tuy nhiên, đây là loại thuốc hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây thoái hóa khớp chứ không có tác dụng giảm đâu tức thời. Do đó, người bệnh cần kiên nhẫn sử dụng Glucosamine trong một thời gian để thấy hiệu quả điều trị.

2. Đông y

vôi hóa cột sống và cách điều trị
Bấm huyệt, xoa bóp là một biện pháp điều trị bệnh lý về cột sống được nhiều người ưa chuộng

Hiện nay việc điều trị các bệnh xương khớp bằng biện pháp Đông y ngày càng phổ biến. Người bệnh thường chọn bấm huyệt, xoa bóp, tập khí công, tập yoga,… để điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc luyện tập cần một thời gian dài để có hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, việc bấm huyệt, xoa bóp cần được thực hiện cẩn thận bởi người có chuyên môn. Huyệt vị trên cơ thể có thể liên quan đến các cơ quan nội tạng và hệ thống thần kinh, do đó xảy ra sai lầm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật được áp dụng cho trường hợp các biện pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả. Hoặc khi vôi hóa cột sống đã ảnh hưởng đến hệ thống rễ thần kinh hoặc tủy sống của người bệnh.

Tuy nhiên, phẫu thuật thường gây ra một số biến chứng nhất định và tỷ lệ tái phát cao. Do đó, người bệnh cần cân nhắc về rủi ro và hiệu quả điều trị trước khi tiến hành phẫu thuật điều trị vôi hóa cột sống.

Lời khuyên cho người vôi hóa cột sống

Đây là một căn bệnh mạn tính có thể được hỗ trợ điều trị bởi nhiều biện pháp. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát khá cao, do đó để chắc chắn bạn có thể tham khảo một vài lời khuyên để phòng ngừa bệnh.

vôi hóa cột sống và cách điều trị
Người bệnh vôi hóa cột sống có thể luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để ngăn ngừa bệnh

Một số lời khuyên cho người vôi hóa cột sống bao gồm:

  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Bạn có thể chọn các bài tập yoga hoặc bài tập hỗ trợ người vôi hóa hoặc thoái hóa cột sống để ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Hạn chế vận động quá mạnh. Người bệnh không nên khiêng các đồ vật quá nặng hoặc hạn chế vận động quá sức khi chơi thể thao. Điều này có thể khiến cho xương, đĩa đệm, sụn,… của bạn bị tổn thương.
  • Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng canxi trong máu của bạn. Do đó tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng và thời gian điều trị thích hợp để cân bằng lượng canxi trong cơ thể của bạn.
  • Hút thuốc có nguy cơ làm tăng khả năng vôi hóa của bạn. Vì vậy, bỏ thuốc lá là cách để hạn chế bệnh vôi hóa cột sống và rất nhiều bệnh lý khác đối với tim, mạch máu, phổi, thậm chí là não của bạn.

Vôi hóa cột sống rất khó để điều trị dứt điểm. Vì vậy, cần chú ý để ngăn chặn sự bệnh ngay khi có dấu hiệu. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi liên quan nào, hãy tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.

Tham khảo thêm: IHR Việt Nam – Viện nghiên cứu bệnh cơ xương khớp

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng vôi hóa cột sống lưng cổ

Bệnh vôi hóa cột sống có thể khiến người bệnh đau đớn, tê cứng khớp, mất kiểm soát tứ chi. Thậm chí một số trường hợp bệnh nhân bị teo...

5 Cách chữa vôi hóa cột sống bằng thuốc nam quanh nhà

Thay vì sử dụng các loại thuốc đặc trị Tây y, nhiều người bệnh đã tìm đến các bài thuốc...

Vôi hóa cột sống uống thuốc gì? Các loại phổ biến nhất

Đa số bệnh nhân bị vôi hóa cột sống đều được chỉ định điều trị bằng thuốc để kiểm soát...

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng vôi hóa cột sống lưng cổ

Bệnh vôi hóa cột sống có thể khiến người bệnh đau đớn, tê cứng khớp, mất kiểm soát tứ chi....

10 cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà tốt nhất hiện nay

Những cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà thường được áp dụng cho người bị bệnh nhẹ nhằm giảm...

Giải pháp đột phá ĐẶC TRỊ vôi hóa cột sống từ bài thuốc bí truyền của người Tày 

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc có nguồn gốc thảo dược đặc trị vôi hóa cột sống chuyên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *