Tìm hiểu thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc sinh học điều trị cột sống dính khớp được chỉ định khi triệu chứng không đáp ứng với các biện pháp thông thường. Nhóm thuốc này làm chậm tiến triển và kiểm soát triệu chứng của bệnh bằng cách ức chế kháng thể do hệ miễn dịch tạo ra.

thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp
Tìm hiểu thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Thông tin về thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh tự miễn mãn tính, ảnh hưởng đến cột sống và các cơ quan xương khớp lân cận. Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào các phần của cột sống, dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng và co cứng. Các triệu chứng này có thể hạn chế khả năng di chuyển, làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và hoạt động sinh hoạt.

Không có phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh lý này. Các biện pháp điều trị được thực hiện nhằm kiểm soát triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Với trường hợp viêm cột sống dính khớp nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị bạn cải thiện cơn đau bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen và diclofenac,… Nếu triệu chứng không đáp ứng với thuốc, bạn có thể được chỉ định thuốc chống thấp khớp (DMARDs) để ức chế quá trình miễn dịch nhằm làm giảm phản ứng viêm.

Chỉ khi NSAID và DMARDs không đáp ứng được các triệu chứng, bác sĩ mới cân nhắc việc sử dụng thuốc sinh học.

1. Thuốc sinh học là gì ?

Thuốc sinh học gồm các protein biến đổi gen – được tạo ra từ sinh vật sống. Các protein này được bào chế để tác động vào kháng thể được hệ miễn dịch tạo ra. Thuốc sinh học gồm có 2 loại:

Thuốc ức chế hoại tử khối u (TNF)

TNF là một protein có vai trò quan trọng trong phản ứng gây viêm. Thông thường, TNF được tạo ra để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và ung thư. Nhưng nếu hệ miễn dịch hoạt động quá mức, cơ thể sẽ sản sinh ra lượng TNF dư thừa và gây ra phản ứng viêm mãn tính.

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế yếu tố hoại tử khối u – TNF do hệ miễn dịch sản sinh. Hoạt động của thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và làm giảm tiến triển của viêm cột sống dính khớp.

Các loại thuốc ức chế hoại tử khối u (TNF) bao gồm:

  • Adalimunab
  • Certolizumab
  • Golimumab
  • Etanercept
  • Infliximab

Thuốc ức chế Interleukin IL – 17

Interleukin IL – 17 là kháng thể được hệ miễn dịch sản xuất nhằm tạo ra phản ứng viêm. Thuốc có tác dụng ức chế kháng thể này nhằm giảm viêm ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp.

So với thuốc ức chế hoại tử khối u (TNF), nhóm thuốc này ít được sử dụng hơn. Thuốc ức chế Interleukin IL – 17 được sử dụng phổ biến nhất là Secukinumab.

2. Cách sử dụng thuốc sinh học

Thuốc sinh học được tiêm trực tiếp vào mô dưới da hoặc tiêm sâu vào cơ bắp. Thuốc không được dùng ở dạng viên nén và dung dịch uống.

thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp
Thuốc sinh học được truyền hoặc tiêm trực tiếp vào mô, cơ bắp

Vì thuốc được sử dụng bằng cách tiêm và truyền nên bạn không được tự ý dùng thuốc tại nhà. Nhân viên y tế sẽ thực hiện và kiểm soát chặt chẽ quá trình dùng thuốc nhằm đảm bảo an toàn.

Tần suất tiêm, truyền phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ của các triệu chứng. Mỗi liều dùng thuốc có thể cách nhau vài tháng hoặc nhiều năm. Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng trường hợp để chỉ định liều lượng và tần suất sử dụng cụ thể.

Thuốc sinh học không đem lại tác dụng nhanh chóng như các loại thuốc uống. Sau khoảng 4 – 12 tuần, bạn sẽ nhận thấy triệu chứng thuyên giảm đáng kể. Mặc dù đem lại hiệu quả lâu dài nhưng thuốc sinh học không có tác dụng chữa trị dứt điểm bệnh viêm cột sống dính khớp.

3. Tác dụng phụ của thuốc sinh học

Thuốc sinh học có thể làm phát sinh những tác dụng không mong muốn khi sử dụng.

thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp
Khó thở, mề đay, sưng mặt, ngứa rát,… là những tác dụng không mong muốn của thuốc sinh học

Các tác dụng phụ bạn có thể gặp phải như:

  • Đau rát
  • Đỏ da
  • Phát ban
  • Bầm tím tại chỗ tiêm

Hầu hết những triệu chứng này đều biến mất sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên bạn có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

  • Khó thở
  • Sưng mặt
  • Mề đay

Đây có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng, do đó bạn nên báo với bác sĩ khi những triệu chứng trên phát sinh. Nếu không kịp thời khắc phục, phản ứng dị ứng có thể phát triển và đe dọa đến nghiêm trọng đến sức khỏe.

Thuốc sinh học ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch. Nếu sử dụng thuốc ở liều cao hoặc dùng trong thời gian dài, bạn có thể có nguy cơ nhiễm trùng và ung thư cao hơn bình thường.

Những lưu ý khi dùng thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp

Mặc dù thuốc sinh học được tạo ra nhằm làm giảm viêm và cải thiện triệu chứng của bệnh, tuy nhiên thuốc có thể không hoạt động ở một số trường hợp.

Khi bạn bắt đầu liệu pháp, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng trong vòng 3 tháng để xem xét triệu chứng có cải thiện hay không. Nếu nhận thấy thuốc không hoạt động, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.

Trong nhiều trường hợp bác sĩ có thể đề nghị bạn kết hợp thuốc sinh học với NSAID hoặc DMARKs để cải thiện bệnh.

Mặc dù có nhiều bước tiến so với những loại thuốc thông thường, tuy nhiên thuốc sinh học có thể không đem lại tác dụng như mong muốn. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định sử dụng loại thuốc này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Tin bài nên đọc

Bị đau khớp gối, viêm khớp gối uống thuốc gì mau khỏi?

Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Paracetamol, Tylenol, Ibuprofen, Aleve, Glucosamin sulfat... là những giải đáp cho vấn đề đau khớp gối nên uống thuốc gì. Tuy nhiên, để bệnh nhanh được chữa khỏi, bên cạnh...
Phẫu thuật viêm cột sống dính khớp khi nào? Điều cần biết

Phẫu thuật viêm cột sống dính khớp khi nào? Điều cần biết

Phẫu thuật viêm cột sống dính khớp nên thực hiện khi nào là thắc mắc của nhiều người bệnh. Biện...

Những điều cần tránh khi bị viêm cột sống dính khớp

Những điều cần tránh khi bị viêm cột sống dính khớp

Nắm rõ và thực hiện những điều cần tránh khi bị viêm cột sống dính khớp luôn là cách để...

Nên ăn gì khi bị viêm cột sống dính khớp ?

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp chuyên sâu, người bị viêm cột sống dính khớp có thể tận...

Cảnh báo các biến chứng nguy hiểm của viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến...

Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?

Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.