Sưng Nướu Răng Có Mủ và Giải Pháp Ngăn Chặn, Điều Trị

Sưng nướu răng có mủ là hiện tượng cần được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp nghiêm trọng, nốt mủ có thể bị nhiễm trùng, hình thành ổ áp xe gây ảnh hưởng đến răng và sức khỏe. Đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy nướu sưng kèm theo dịch mủ, đau rát, khó khăn khi ăn uống,…

Sưng nướu răng có mủ là gì? Có nguy hiểm không?

Sưng nướu răng có mủ là một trong những tình trạng nha khoa thường gặp hiện nay. Ổ mủ hình thành quanh chân răng có liên quan đến hiện tượng nhiễm trùng. Trong ổ mủ chứa các vi khuẩn, tế bào chết, vụn thức ăn. Ngoài gây đau rát, tình trạng sưng nướu còn kèm theo hiện tượng hôi miệng và các vấn đề khác.

Sưng nướu răng có mủ là gì? Có nguy hiểm không?
Nướu răng có hiện tượng sưng viêm, kéo dài có thể hình thành ổ mủ quanh chân răng

Đây cũng là biểu hiện cho thấy tình trạng viêm nướu răng đã tiến triển sang giai đoạn nặng, dịch mủ tích tụ có thể vỡ, gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ kiểm tra và khắc phục để phòng nguy cơ nhiễm trùng nặng ảnh hưởng đời sống, sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Trường hợp không kiểm soát, sưng nướu răng có mủ kéo dài có thể phát sinh biến chứng, gây đau rát, nhiễm trùng sâu. Các triệu chứng do bệnh gây ra khiến bệnh nhân khó khăn khi ăn uống, lâu dần khiến sức khỏe tổng thể bị suy nhược.

Ngoài ra, nướu sưng to khiến cho khuôn mặt của bệnh nhân bị méo mó, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, công việc hàng ngày của người bệnh. Không chỉ gây hại cho đời sống và sức khỏe, nếu nhiễm khuẩn vào máu có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác. Đặc biệt là hại khuẩn theo máu đến tim, não bộ,… thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Sưng nướu răng có mủ là do đâu?

Nguyên nhân gây sưng nướu răng có mủ là do đâu? Có nhiều yếu tố tác động khiến cho nướu răng bị viêm, lâu ngày nếu không điều trị có thể làm tích tụ ổ mủ, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày. Các nguyên nhân tác động làm nướu răng viêm nghiêm trọng, tích tụ dịch mủ quanh chân răng có thể kể đến như:

Ảnh hưởng từ chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Trường hợp ăn thiếu chất, thừa chất cũng có khả năng phát sinh các vấn đề gây ảnh hưởng sức khỏe tổng thể. Trong đó, tình trạng sưng nướu răng có mủ có thể xảy ra do tác động bởi yếu tố dinh dưỡng.

Sưng nướu răng có mủ là do đâu?
Ăn uống không kiêng khem, ăn uống thiếu chất là nguyên nhân khiến viêm nướu nghiêm trọng hơn

Cơ thể không nạp đủ dưỡng chất trở nên suy nhược, hệ miễn dịch yếu kém tạo cơ hội cho hại khuẩn tấn công. Đặc biệt là khu vực khoang miệng, lúc này người bệnh có thể bị sâu răng, mắc bệnh nha khoa viêm sưng nướu.

Tình trạng nướu răng bị sưng viêm kéo dài kèm theo thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn đồ ăn cay nóng, thiếu dưỡng chất, ăn đồ quá ngọt, quá mặn, quá béo,… làm kích thích tình trạng viêm. Lúc này ổ mủ có thể hình thành quanh chân răng, bùng phát cơn đau rát khó chịu.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Ngoài vấn đề ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng cũng là một trong những yếu tố gây sưng nướu răng có mủ. Theo đó, nha sĩ khuyên người đang bị viêm nướu nên giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng hàng ngày. Tuy nhiên một số người vẫn tiếp tục duy trì thói quen xấu, lười đánh răng khiến hại khuẩn tiếp tục tấn công nướu răng.

Bên cạnh đó, một số trường hợp chải răng với lực quá mạnh gây tổn thương nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn lưu trú, tấn công gây tích tụ dịch mủ. Do đó, bệnh nhân gặp vấn đề răng miệng nên chủ động thay đổi thói quen vệ sinh, làm sạch, chăm sóc răng miệng với sản phẩm phù hợp, sử dụng đúng cách.

Tác dụng phụ của thuốc tân dược

Người thường xuyên sử dụng thuốc tây điều trị bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Trong đó, tình trạng sưng nướu, tích tụ dịch mủ là một trong những trường hợp thường gặp. Khi cơ thể sử dụng nhiều thuốc tân dược khiến cho gan bị quá tải, dẫn đến hiện tượng tồn đọng độc tố trong cơ thể.

Lúc này, khoang miệng là nơi biểu hiện nhiều bất thường khi cơ thể trữ nhiều hoạt chất trong thuốc tây. Ngoài tình trạng sưng nướu, tụ mủ quanh chân răng, người bệnh còn gặp phải hiện tượng nóng trong, gây nhiệt miệng, lở loét đau rát vô cùng khó chịu.

Rối loạn nội tiết tố

Sưng nướu răng có mủ có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Thường gặp ở đối tượng như phụ nữ mang thai, trước hoặc trong kỳ kinh, người bị stress, căng thẳng trong thời gian dài,… Hormone trong cơ thể bị thay đổi dẫn đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, đề kháng yếu.

Sưng nướu răng có mủ là do đâu?
Phụ nữ là nhóm đối tượng dễ bị sưng nướu do nội tiết tố không ổn định

Lúc này, nếu hại khuẩn xâm nhập có thể dễ dàng tấn công do hàng rào bảo vệ của cơ thể hoạt động kém hơn lúc cơ thể ở trạng thái bình thường. Trong đó, trường hợp viêm nướu răng trở nặng hơn là tình trạng mà nhiều người mắc phải. Khi không được kiểm soát, viêm nhiễm trở nặng gây tích tụ dịch mủ, làm cơn đau rát, lở loét nướu răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các vấn đề nha khoa khác

Bên cạnh các yếu tố kể trên, tình trạng sưng nướu răng có mủ còn có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi các yếu tố nha khoa khác. Chẳng hạn như dịch mủ tích tụ do viêm nha chu, viêm tủy răng, bệnh sâu răng kéo dài hình thành. Lúc này cơn đau xuất hiện nghiêm trọng hơn, kèm theo ê buốt, các biểu hiện toàn thân ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh.

Ngoài các bệnh lý nha khoa ảnh hưởng làm bùng phát hiện tượng tích tụ dịch mủ, sưng nướu răng, trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch cũng là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Khi đó, nướu có biểu hiện sưng phồng, đau rát, gây khó khăn cho người bệnh trong việc ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân khác

Bên trên là một trong nhiều yếu tố nguy cơ gây sưng nướu răng có mủ thường gặp, ngoài ra còn nhiều vấn đề liên quan có khả năng tác động làm xuất hiện tình trạng sưng viêm. Chẳng hạn như do chấn thường, va đập không được điều trị và chăm sóc tốt, miếng trám răng không chất lượng, vôi răng dày,…

Nhận biết triệu chứng bất thường sau đó thăm khám xác định nguyên nhân gây sưng nướu răng có mủ để có hướng điều trị phù hợp. Bởi nếu hiện tượng viêm nhiễm lan rộng có thể phát sinh nhiều biến chứng. Trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác gây hại cho sức khỏe tổng thể.

Dấu hiệu nhận biết sưng nướu răng có mủ

Tình trạng viêm nướu răng hình thành sau đó dần xuất hiện dịch mủ tích tụ ở quanh chân răng. Đây là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp hiện nay. Như trên đã đề cập các nguyên nhân gây bệnh chính. Dưới đây là các triệu chứng giúp bạn sớm nhận biết bất thường, khám chữa phòng tránh rủi ro.

Theo đó, hiện tượng nướu sưng viêm và tích tụ mủ sẽ dần phát triển qua các giai đoạn. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn khởi phát: Tổn thương còn trong phạm vi kiểm soát, người bệnh lúc này sẽ nhận thấy trong khoang miệng xuất hiện các biểu hiện bất thường chẳng hạn như chảy máu chân răng, nướu sưng tấy, chuyển từ đỏ hồng sang đỏ thẫm, thâm tím, khi chạm vào sẽ cảm nhận được cơn đau nhức nhẹ, khoang miệng có mùi hôi.
  • Giai đoạn tiến triển: Lúc này cơn đau rát bắt đầu xuất hiện ngày càng nghiêm trọng hơn, tình trạng chảy máu chân răng tiếp tục diễn ra, tần xuất thường xuyên hơn, nướu răng sưng và có tích tụ dịch mủ,…

Bệnh phát triển ngày càng nặng hơn khiến cho người bệnh gặp phải nhiều biểu hiện toàn thân. Bên cạnh các triệu chứng kể trên, người bị sưng nướu răng có mủ nặng còn kèm theo sốt cao, khó chịu cơ thể, chán ăn, ngủ không ngon, mất ngủ,…

Hãy chủ động đến gặp bác sĩ nha khoa khi nhận thấy các triệu chứng kéo dài, không thuyên giảm sau vài ngày. Thăm khám sớm giúp bạn kiểm soát viêm nhiễm tốt hơn, phòng tránh các rủi ro gây hại sức khỏe tổng thể.

Các cách điều trị khi bị sưng nướu răng có mủ

Sưng nướu răng có mủ gây đau nhức răng khó chịu, kèm theo tình trạng sốt cao, mất ngủ, khó khăn khi ăn uống,… Trường hợp bệnh kéo dài, ổ mủ vỡ có thể lây lan viêm nhiễm, làm tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó chuyên gia khuyến cáo bạn nên chủ động thăm khám, điều trị viêm nướu răng từ sớm.

Các cách điều trị khi bị sưng nướu răng có mủ
Tham khám tại nhà khoa uy tín để kịp thời khắc phục vấn đề như viêm nướu răng có mủ

Nếu nhận thấy quanh nướu có hiện tượng tích tụ dịch mủ, tuyệt đối không tự ý chọc chĩa khiến ổ mũ vỡ. Thay vào đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để có biện pháp điều trị an toàn, dứt điểm hơn. Mỗi tình trạng, bác sĩ sẽ xem xét đưa ra phương án tốt nhất.

Dưới đây là cách cách khắc phục tình trạng sưng nướu răng có mủ, bạn đọc tham khảo:

Điều trị tại nha khoa

Bệnh nhân nên tìm hiểu và đến nha khoa uy tín, chất lượng để thăm khám. Tùy kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra cách khắc phục phù hợp. Đối với tình trạng nhẹ, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc, kết hợp thủ thuật đơn giản làm sạch răng, giúp ngăn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng.

Ngược lại nếu bệnh đã trở nặng, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút túi mủ điều trị giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là các biện pháp thường được áp dụng:

Phương pháp điều trị ban đầu: Các tác nhân gây bệnh sẽ được loại bỏ nhằm ngăn chặn nguy cơ bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Mỗi trường hợp cụ thể sẽ áp dụng biện pháp can thiệp riêng. Chẳng hạn:

  • Đối với tình trạng sưng viêm có mủ nướu răng do miếng trám không đảm bảo sẽ được thay mới bằng miếng dán khác.
  • Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thực hiện chỉnh nha, phục hình răng, điều chỉnh các sai sót trong lần điều trị trước đó tại cơ sở không đảm bảo.
  • Nếu răng bị lung lay, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp cố định răng thận trọng.
  • Răng chưa được cạo vôi răng sẽ được chỉ định cạo sạch để tránh tình trạng sưng, chảy máu răng tạo điều kiện cho hại khuẩn có nơi lưu trú, nhờ đó giúp bệnh viêm nướu răng có mủ thuyên giảm đáng kể.

Phương pháp điều trị chuyên sâu: Đối với bệnh nhân sưng viêm nướu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị chuyên sâu hơn. Theo đó, ổ mủ sẽ được bóc tách để phòng tránh nguy cơ lây lan viêm nhiễm ra các vùng xung quanh.

  • Túi mủ được nạo sạch, sau đó đánh bóng quanh mặt gốc răng.
  • Nướu bị tổn thương nghiêm trọng có thể tiến hành ghép vạt nướu, xương ổ răng.
  • Nếu xảy ra biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị tủy, sau đó bọc răng sứ nhằm bảo tồn răng thật cho người bệnh.
  • Ngoài ra nếu các mô nướu xung quanh cũng bị tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh nhổ bỏ răng, loại bỏ ổ vi khuẩn giúp chặn đứng nguy cơ lây lan viêm nhiễm.

Người bệnh sau đó có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc kết hợp mẹo chữa dân gian tại nhà để duy trì chức năng và hỗ trợ làm lành tổn thương hiệu quả hơn. Chăm sóc cơ thể, điều chỉnh chế độ ăn uống thận trọng giúp cải thiện sức khỏe, giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng không mong muốn.

Biện pháp tại nhà

Biện pháp tại nhà áp dụng cho các đối tượng bị sưng viêm nướu răng có mủ không quá nghiêm trọng. Mẹo dùng các nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ cải thiện triệu chứng, kiểm soát viêm nhiễm, kháng khuẩn, ngăn tình trạng viêm trở nên nặng nề. Dưới dây là một vài cách được áp dụng:

Các cách điều trị khi bị sưng nướu răng có mủ
Dùng mẹo chữa dân gian giúp hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh

Dùng củ gừng: Gừng là nguyên liệu được dùng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Trong đó, mẹo chữa sưng nướu răng có mủ bằng gừng là phương pháp tại nhà được nhiều người áp dụng. Gừng có tính kháng khuẩn tốt, giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây hại, bảo vệ nướu răng. Dùng gừng chữa viêm nhiễm theo cách:

  • Chuẩn bị một củ gừng, cạo vỏ rồi rửa sạch.
  • Cho gừng vào cối giã nát.
  • Vệ sinh miệng sạch sẽ, sau đó đắp gừng đã giã lên nướu bị sưng viêm.
  • Lưu lại trong khoảng 15 phút, sau đó nhổ sạch, súc miệng lại bằng nước.
  • Áp dụng cách làm này mỗi ngày 2 – 3 lần đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

Dùng cây kinh giới: Cây kinh giới có hình dáng bên ngoài gần giống với cây tía tô. Người ta thường sử dụng loại lá của cây kinh giới làm thuốc. Bởi, trong lá có các dược chất giúp chống viêm, kháng khẩn, giảm sưng. Dùng theo cách dưới đây:

  • Sử dụng khoảng 200g lá cây kinh giới tươi, ngâm rửa với nước muối loãng.
  • Sau đó cho lá kinh giới vào nồi đun với một ít muối, đun đến khi thấy là chín nhừ thì dừng lại.
  • Chắt lấy nước cốt rồi để nguội, dùng nước lá kinh giới súc miệng mỗi ngày 3 – 5 lần.
  • Áp dụng kiên trì, sau khoảng 2 tuần tình trạng sưng nướu răng có mủ thuyên giảm dần.

Dùng nha đam: Sử dụng nha đam chữa sưng viêm nướu răng có mủ cũng là cách thức đơn giản, dễ thực hiện. Nha đam có tính mát, chứa chất kháng viêm, chống khuẩn mạnh mẽ, ngoài ra còn giúp làm mát, xoa dịu vùng tổn thương. Sử dụng theo cách đơn giản như sau:

  • Dùng một bẹ nha đam tươi, gọt bỏ vỏ xanh, dùng phần thịt trong suốt bên trong.
  • Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn dùng gel nha đam thoa lên vùng nướu bị sưng viêm.
  • Thực hiện kiên trì mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng nướu răng bị sưng viêm có mủ.

Sử dụng mật ong: Mật ong cũng là nguyên liệu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Dùng mật ong chữa sưng nướu răng có mủ là giải pháp được nhiều người áp dụng. Mật ong chứa các chất giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Áp dụng ngay:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó dùng tăm bông chấm mật nguyên chất, bôi lên vùng nướu bị sưng.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể pha mật ong với nước dùng ngậm, súc miệng.
  • Dùng nước sạch súc lại, áp dụng mỗi ngày để giúp bệnh sớm cải thiện.

Phát hiện và điều trị nướu răng bị sưng có mủ sớm giúp bạn phòng tránh được rủi ro gặp biến chứng. Ngoài ra, can thiệp ở giai đoạn sớm giúp bạn điều trị dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro bệnh lan rộng, gây viêm nhiễm đến các cơn quan khác trong cơ thể.

Chăm sóc và phòng ngừa sưng nướu răng có mủ

Sưng nướu răng có mủ gây đau nhức răng khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng nhai, sinh hoạt đời sống của người bệnh. Vì thế, nếu bạn nhận thấy răng có biểu hiện bất thường nên chủ động thăm khám nha khoa để được theo dõi, điều trị càng sớm càng tốt.

Chăm sóc và phòng ngừa sưng nướu răng có mủ
Vệ sinh răng miệng hàng ngày, chăm sóc đúng cách giúp phòng tránh nguy cơ sưng nướu răng kèm theo mủ quanh chân răng

Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên phòng tránh bệnh từ sớm. Một số vấn đề cần lưu ý như sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, sử dụng bàn chải đánh răng nhẹ nhàng, không chà xát mạnh. Có thể dùng nước muối loãng, dung dịch nước súc miệng để làm sạch khoang miệng triệt để hơn.
  • Điều trị các bệnh lý nha khoa sớm, chủ động chữa sâu răng, cạo vôi răng định kỳ giảm nguy cơ hại khuẩn lưu trú làm bùng phát các cơn đau nhức khó chịu, nhất là tránh nguy cơ hại khuẩn tấn công gây viêm nướu có mủ.
  • Bổ sung đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể, ưu tiên các loại rau củ quả, trái cây tươi. Hạn chế ăn đồ quá béo, quá ngọt, đồ ăn chứa chất cay. Không nên uống quá nhiều rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
  • Tâm trạng lạc quan, thoải mái, tránh stress, căng thẳng trong thời gian dài. Ngủ đủ giấc, sinh hoạt đều độ duy trì sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh gây ảnh hưởng đời sống.
  • Khám nha khoa định kỳ, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị sớm, kiểm soát bệnh nha khoa, phòng nguy cơ bệnh biến chứng.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến tình trạng nướu răng bị sưng có mủ. Trường hợp dịch mủ tích tụ nhiều, bị tác động làm vỡ ổ mủ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống. Do đó, bạn nên sớm kiểm tra, khám và chữa trị sớm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Viêm lợi trùm là bệnh gì?

Viêm Lợi Trùm Là Gì? Dấu Hiệu và Hướng Điều Trị Triệt Để

Viêm lợi trùm là bệnh lý nha khoa thường gặp, xảy ra chủ yếu tại vị trí răng khôn. Các...

Nhiều người thắc mắc bị viêm lợi có ăn được thịt gà không

Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không? Nha Sĩ Chia Sẻ

Viêm lợi có ăn được thịt gà không? Đây là thắc mắc mà bệnh nhân quan tâm, bởi thịt gà...

Dùng tỏi chữa viêm lợi có được không?

4 Cách Chữa Viêm Lợi Bằng Tỏi Hay Được Áp Dụng Nhiều

Cách chữa viêm lợi bằng tỏi là mẹo dân gian đơn giản được áp dụng rộng rãi. Phương pháp sử...

Trẻ bị viêm lợi và sốt là gì? Dấu hiệu nhận biết

Trẻ Bị Viêm Lợi và Sốt Nên Làm Gì? Cách Xử Lý Cho Mẹ

Trẻ bị viêm lợi và sốt thường xảy ra ở giai đoạn các bé mới mọc răng. Tình trạng này...

Viêm Lợi Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Giúp Bệnh Mau Khỏi?

Một số thực phẩm có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.