Thuốc Pylomed: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Pylomed thường được chỉ định để điều trị các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược axit,…

thuốc Pylomed
Thuốc Pylomed được dùng để điều trị viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

Tên thuốc: Pylomed

Loại thuốc: Thuốc đường tiêu hóa

Dạng bào chế: Viên nang bao phim

Thông tin về thuốc Pylomed

Pylomed là thuốc đến từ Ấn Độ, giá bán dao động từ 100.000 đồng cho một hộp được dùng để điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa.

1/ Thành phần

Thuốc Pylomed bao gồm các thành phần sau:

  • Lansoprazole
  • Tinidazol
  • Clarithromycin

Đây đều là các thành phần chống lại vi khuẩn kỵ, khí trong dạ dày. Ngoài ra, thuốc còn có thể giảm lượng axit sản sinh trong dạ dày để ngăn chặn viêm loét và các tổn thưởng thực quản liên quan đến dạ dày.

2/ Chỉ định

Thuốc Pylomed được chỉ định để làm giảm các triệu chứng bệnh lý dạ dày, bao gồm:

  • Viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn Hp gây nên
  • Loét dạ dày tá tràng do tiết axit dạ dày dư thừa
  • Viêm thực quản do trào ngược axit

Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài biết này. Do đó nếu bạn có ý định sử dụng thuốc, hoặc dùng thuốc với mục đích khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được sự tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất.

Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc đặc trị

3/ Chống chỉ định

Thuốc Pylomed chống chỉ định với một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Không dùng chung với các loại thuốc có chứa thành phần Terfenadin
  • Không dùng cho người có bệnh về tim mạch như nhịp tim chậm, loạn nhịp, thiếu máu tim
  • Không dùng cho bệnh nhân suy gan
  • Không dùng cho phụ nữ có thai vì Clarithromycin có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, gây dị tật bẩm sinh
  • Phụ nữ cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc

Một số đối tượng có thể bị ảnh hưởng do hoạt động của thuốc. Do đó, người bệnh cần thông báo với bác sĩ tiền sử bệnh án, thuốc đã từng sử dụng và tình trạng sức khỏe để có liều dùng thích hợp nhất.

4/ Liều dùng

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trên bao bì của nhà sản xuất.

Liều lượng sử dụng phụ thuốc vào nhiều yếu tố. Do đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều dùng, tần suất sử dụng cụ thể. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế.

Liều dùng phổ biến:

  • Đối với người trưởng thành: 250 mg – 500 mg một ngày, chia lam 2 lần.
  • Đối với trẻ em: 7,5 mg / kg thể trọng cơ thể, chia làm 2 lần.
  • Có thể uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn.

Sau khi dùng thuốc mà không cảm nhận được tác dụng hoặc thuốc không đẩy lùi được các triệu chứng bệnh, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh liều dùng. Tuy nhiên, không tự ý tăng liều thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ.

5/ Cách bảo quản

Bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất, nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao.

Nếu không có nhu cầu sử dụng hoặc khi thuốc hết hạn sử dụng, vứt thuốc theo hướng dẫn hoặc cùng với rác của gia đình. Không cho thuốc vào bồn cầu hay bồn rửa mặt.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Pylomed

1/ Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Pylomed, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn tiêu hóa sau khi sử dụng
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn
  • Tiêu chảy sau một thời gian dùng thuốc
  • Dị ứng, ngứa ngáy

Đây không phải là tất cả tác dụng phụ của thuốc, do đó khi cơ thể xuất hiện các tác dụng không mong muốn khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2/ Tương tác thuốc

Thuốc Pylomed có thể tương tác với một số thành phần của các nhóm thuốc khác. Tương tác có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, hãy thông báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh hoặc lựa chọn loại thuốc phù hợp hơn.

Một số tương tác của thuốc Pylomed:

  • Phenytoin
  • Diazepam
  • Warfarin
  • Thuốc lá, rượu, bia có thể làm giảm tác dụng của thuốc

Đây không phải là danh sách tương tác đầy đủ của thuốc. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để biết thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

c sĩ để biết thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC

3/ Cách sử lý khi quá liều hoặc thiếu liều

  • Quá liều: Các trường hợp quá liều cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Khi đi người nhà cần mang theo tất các các toa thuốc mà người bệnh đã sử dụng.
  • Quên liều: Tốt nhất người bệnh nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ, nếu quên 1 liều hãy bổ sung nó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên. Không dùng gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.

4/ Khi nào cần ngưng sử dụng thuốc

Thuốc Pylomed là thuốc bán theo đơn và việc ngưng thuốc cần có sự đồng ý của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu cơ thể xảy ra các phản ứng tiêu cực thì người bệnh nên dừng thuốc để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Cần ngưng thuốc khi:

  • Nhận thấy các tác dụng phụ phát sinh và kéo dài
  • Các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

Thông tin bổ ích

Click xem thêm

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Hồng quânNguyễn Hồng quân says: Trả lời

    Uống vào nó bị tiêu chảy thì có sao không ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.