Thuốc Thiovalone: Tác dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý

Thiovalone là thuốc có tác dụng sát khuẩn và chống viêm, được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau họng và viêm nhiễm do các bệnh đường hô hấp gây ra. Nắm rõ các thông tin về sản phẩm sẽ giúp bạn biết cách sử dụng cho an toàn và hiệu quả.

Hỗn dịch xịt miệng Thiovalone và những thông tin cần biết
Hỗn dịch xịt miệng Thiovalone và những thông tin cần biết
  • Tên hoạt chất: Clorhexidine, Tixocortol.
  • Tên thương hiệu: Thiovalone.
  • Nhóm thuốc:  Clorhexidine.
  • Dạng thuốc: Hỗn dịch xịt miệng.

I/ Thông tin thuốc Thiovalone

1. Thành phần

  • Clorhexidine.
  • Tixocortol.

2. Tác dụng

Thiovalone là một loại thuốc tồn tại ở dạng hỗn dịch xịt miệng. Nó được sử dụng để chống viêm và kháng khuẩn, hỗ trợ chữa trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như đau họng, viêm họng.

3. Chống chỉ định

Hỗn dịch xịt miệng Thiovalone chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

4. Liều dùng

Thiovalone được dùng để xịt vào miệng với tần suất từ 1 – 2 hoặc 3- 4 lần/ngày. Thời gian điều trị không được quá 5 ngày.

5. Cách sử dụng

Để đảm bảo bạn dùng thuốc đúng cách, khi sử dụng hỗn dịch xịt miệng Thiovalone bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đây là thuốc không cần sử dụng theo toa, tuy nhiên bạn chỉ được dùng với liều lượng đã được quy định. Không được lạm dụng thuốc.
  • Sử dụng thuốc này cho đối tượng là trẻ nhỏ có thể làm co thắt phế quản. Vì vậy không được dùng Thiovalone cho những bé dưới 6 tuổi và cần thận trọng khi dùng thuốc cho những trẻ lớn hơn.
  • Lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng.
  • Khi sử dụng, không được đưa ống ngậm vào quá sâu trong miệng.
  • Sau mỗi lần dùng thuốc hãy lau sạch vòi ngậm và đóng nắp chai cẩn thận.
  • Thiovalone chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian từ 4 – 5 ngày. Sau thời gian này, nếu các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cũng cần phải ngưng dùng thuốc và tìm đến các bác sĩ để thăm khám.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt và những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Thiovalone

Sử dụng hỗn dịch xịt miệng Thiovalone cần lưu ý những vấn đề nào?
Sử dụng hỗn dịch xịt miệng Thiovalone cần lưu ý những vấn đề nào?

1. Tác dụng phụ

  • Gây kích ứng tại chỗ.
  • Gây ngứa vùng cổ họng.
  • Phù niêm mạc họng.

Ngoài ra thuốc còn có thể gây ra những tác dụng phụ khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Do đó, hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường.

2. Thận trọng

Thiovalone là một loại thuốc, do đó để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn hãy thông báo cho các bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả những thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt là khi thuộc một trong số các đối tượng sau đây:

  • Cơ thể không dung nạp galactose, Lapp lactose.
  • Người kém hấp thu glucose-galactose.
  • Những đối tượng đang sử dụng các loại thuốc corticoids khác.
  • Đang bị các bệnh nhiễm trùng hoặc mới phẫu thuật.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú.

3. Tương tác thuốc

Không có thông tin

Sử dụng hỗn dịch xịt miệng Thiovalone không đúng cách hoặc dùng trong thời gian dài có thể làm mất sự cân bằng của các vi khuẩn tự nhiên tồn tại trong cổ họng. Do đó, nắm rõ các thông tin về thuốc sẽ giúp bạn dùng Thiovalone hiệu quả và an toàn.

Chữa viêm họng bằng nước muối: Bạn đã làm đúng cách ?

Đặc tính sát khuẩn mạnh của nước muối có thể ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn gây nhiễm...

cách trị ho cho bà bầu

10 cách trị ho cho bà bầu hiệu quả và cực an toàn

Bà bầu rất dễ bị ho khi mang thai do nhiều yếu tố tác động. Cần sớm có biện pháp...

Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong tự nhiên ít người biết đến

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc đường thở bị sưng viêm, làm xuất hiện triệu chứng ho, sốt...

Củ cải trắng có công dụng chữa viêm họng

Chia sẻ cách chữa viêm họng bằng củ cải trắng đơn giản dễ thực hiện

Cách chữa viêm họng bằng củ cải trắng dễ thực hiện, không tốn nhiều công sức được nhiều thế hệ...

Ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì?

Ho lâu ngày không khỏi là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến đường hô...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.