Thuốc bôi da Momate: Cách dùng, tác dụng phụ và tương tác thuốc
Thuốc Momate được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da được dùng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến và viêm da dị ứng. Nắm được thông tin về thuốc sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách, tránh những phản ứng không mong muốn.
- Tên thuốc: Momate
- Phân nhóm: Thuốc điều trị bệnh da liễu
- Dạng bào chế: Kem bôi ngoài da
Thông tin cần biết về thuốc bôi da Momate
1. Thành phần
Mometasone furoate là thành phần chính có trong thuốc bôi da Momate. Nó có tác dụng chống viêm, giúp làm giảm các triệu chứng viêm và ngứa do dị ứng.
2. Chỉ định
Thuốc bôi da Momate thường được dùng trong điều trị các bệnh về da có thể đáp ứng với corticosteroid.
* Chú ý: Mặc dù Momate được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến nhưng đối với vảy nến dạng mảng lan rộng thì Momate lại không được dùng.
3. Chống chỉ định
Momate có báo cáo chống chỉ định đối với một số vấn đề về da sau:
- Trứng cá đỏ trên mặt
- Ngứa quanh hậu môn
- Viêm da quanh miệng
- Phát ban do tã
- Phản ứng sau tiêm chủng
- Nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm…
- Thủy đậu
Bên cạnh đó, không dùng Momate cho các đối tượng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Không sử dụng Momate cho vết thương hở hay khu vực da bị lở loét.
4. Cách dùng
Momate được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da, dùng trực tiếp lên vùng da mắc bệnh.
- Làm sạch và lau khô tay cũng như vùng da cần điều trị trước lúc tiếp xúc với thuốc.
- Lấy một lượng thuốc vừa đủ để thoa 1 lớp mỏng lên vùng da bị bệnh.
- Xoa nhẹ để thuốc được thẩm thấu tốt.
- Vệ sinh tay sau khi bôi thuốc xong (việc này không được thực hiện khi tay là vùng mắc bệnh).
Nếu tay là khu vực cần điều trị thì bạn nên sử dụng tăm bông để bôi thuốc, nhằm tránh thuốc chưa sử dụng bị nhiễm mầm bệnh.
5. Liều lượng
Đối với thuốc Momate, bạn có thể dùng mỗi ngày một lần duy nhất. Chỉ lấy một lượng nhỏ đủ để thoa một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị. Không thoa thuốc dày bởi bạn có thể gặp các vấn đề không mong muốn.
Liều lượng này chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều và tần suất dùng khi bác sĩ chưa cho phép.
6. Cách bảo quản
Đối với các loại thuốc bôi da nói chung và Momate nói riêng, bạn nên vặn chặt nắp sau mỗi lần sử dụng. Để thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt và ánh nắng chiếu trực tiếp. Không để thuốc nằm trong tầm với của trẻ em.
Tuyệt đối không dùng thuốc Momate khi đã hết hạn hay có dấu hiệu hư hỏng. Không chia sẻ thuốc cho bất cứ ai kể cả khi họ có những triệu chứng giống với bạn. Đọc kỹ tờ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để xử lý thuốc đúng cách khi hết giá trị sử dụng.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi da Momate
1. Thận trọng
Không nên sử dụng thuốc bôi da Momate trên diện rộng. Đối với trẻ em, cần hạn chế dùng Momate trên vùng mặt. Trong trường hợp cần thiết chỉ nên dùng với lượng nhỏ không quá 5 ngày điều trị.
Việc băng kín vùng da điều trị có thể làm tăng khả năng hấp thu Momate của cơ thể. Tránh thực hiện điều này trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn làm như vậy.
Hiện vẫn chưa có báo cáo về sự an toàn khi sử dụng Momate với phụ nữ mang thai và cho con bú. Những đối tượng này chỉ được dùng sau khi bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và rủi ro của Momate.
Cẩn trọng khi dùng thuốc lên các vùng da nhạy cảm, nhất là vùng da gần mắt, mũi, miệng… Tham khảo kỹ bác sĩ trước khi sử dụng thuốc lên những vị trí da nói trên.
2. Tác dụng phụ
Momate có thể khiến bạn gặp phải một số tác dụng phụ trong thời gian điều trị. Thông thường, các tác dụng phụ sẽ có xu hướng giảm khi bạn giảm liều hay ngưng thuốc. Nhưng đối với các triệu chứng nghiêm trọng, chúng chỉ được khắc phục khi có phương pháp điều trị từ bác sĩ.
Tác dụng phụ của Momate bao gồm:
- Cảm giác nóng rát
- Khô da
- Đau và phản ứng tại vùng da điều trị
- Giảm sắc tố da
- Rậm lông
- Ngứa
- Dị cảm
- Viêm da tiếp xúc
- Rạn da
Ngoài ra, bạn vẫn có thể gặp phải những triệu chứng khác không được đề cập ở nội dung phía trên. Hãy báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời nếu cơ thể xảy ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
3. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc chính là phản ứng xảy ra giữa Momate với thành phần của các loại thuốc khác. Đây là vấn đề mà bạn luôn phải cẩn trọng. Tương tác nhẹ có thể khiến hiệu quả điều trị của thuốc bị ảnh hưởng. Tương tác nặng sẽ thúc đẩy các phản ứng nguy hiểm phát sinh.
Để phòng ngừa tương tác thuốc diễn ra gây hại cho sức khỏe, bạn cần:
- Báo cáo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc hiện đang sử dụng (bao gồm cả vitamin và thảo dược).
- Không dùng chung Momate với bất cứ loại thuốc bôi ngoài da nào khác.
4. Xử lý khi thiếu hay quá liều
Khi bạn dùng thiếu hay quá liều thuốc Momate, những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra. Cần nắm được cách xử lý để giảm thiểu các rủi ro gây hại cho sức khỏe.
Trường hợp dùng thiếu liều, bạn sẽ không gặp phải các phản ứng phụ nhưng hiệu quả điều trị sẽ suy giảm. Hãy bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu đã quá gần với thời gian dùng liều kế tiếp, bạn không nên bổ sung nữa. Hãy uống thuốc theo đúng lịch trình, không gấp đôi lượng thuốc trong một lần sử dụng để bù liều.
Nếu dùng quá liều, một số phản ứng nghiêm trọng có thể phát sinh. Ngay khi biết mình dùng quá liều khuyến cáo, hãy chủ động liên hệ với bác sĩ để được tham vấn chuyên môn.
5. Ngưng thuốc khi nào?
Tiếp tục dùng thuốc trong thời gian dài với một số trường hợp có thể khiến bạn gặp phải rủi ro. Nên ngưng dùng Momate khi gặp một số tình huống sau:
- Bác sĩ yêu cầu bạn ngưng thuốc
- Điều trị đúng liều lượng và tần suất nhưng nhiều ngày triệu chứng không bớt
- Xuất hiện các dụng phụ nghiêm trọng
Có thể bạn quan tâm
- 9+ thuốc chữa vảy nến mới nhất của thế giới
- Polybamycin là thuốc gì? Điều cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!