Hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách
Thuốc nhỏ tai thường được dùng để điều trị nhiễm trùng tai và một số bệnh lý liên quan. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc như thế nào để đảm bảo an toàn có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nếu dùng sai cách, thuốc nhỏ tai có thể gây tổn thương niêm mạc ảnh hưởng đến thính lực và gây nhiều tai biến nguy hiểm.
Thuốc nhỏ tai đa phần đều là những loại thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch. Bên cạnh đó cũng có một số loại được điều chế dưới dạng thuốc bột nguyên chất nhằm mục đích đáo ứng cho việc điều trị viêm tai.
Thông thường, thuốc nhỏ tai thường được bác sĩ kê đơn dùng chữa các bệnh như viêm tai giữa, viêm tai ngoài. Tùy vào tình trạng bệnh mà thuốc được chia làm hai nhóm chính đó là:
- Nhóm thuốc dùng cho bệnh lý viêm tai không thủng màng nhĩ: Thuốc thường chứa một hoặc nhiều hơn một loại kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid. Nhóm thuốc này có thể gây độc cho ốc tai. Nếu không biết cách sử dụng có thể gây điếc mà không thể hồi phục.
- Nhóm thuốc dùng cho trong trường hợp thủng màng nhĩ.
ĐỌC NGAY: 7 loại thuốc nhỏ chữa viêm tai giữa hiệu quả và lưu ý
Hướng dẫn cách dùng thuốc nhỏ tai đúng cách
1. Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu dùng thuốc nhỏ tai, bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, các bạn cũng nên tuân thủ theo các bước chuẩn bị sau đây:
- Chuẩn bị một chiếc khăn bông mềm, sạch hoặc cũng có thể là giấy.
- Để làm giảm bớt sự khó chịu ở tai khi nhỏ thuốc lạnh, bạn nên làm ấm dung dịch nhỏ tai bằng cách cầm trong lòng bàn tay từ 1 – 2 phút.
- Sau đó, tháo nắp chai và để lên bề mặt khô, sạch.
- Kiểm tra ống nhỏ giọt có sạch và đảm bảo nó không bị sứt mẻ hoặc nứt.
2. Tư thế nhỏ
Một trong những cách nhỏ tai đúng cách là người bệnh cần thực hiện đúng tư thế, cụ thể:
- Bạn nghiêng đầu cho tai bị bệnh hướng lên phía trên và tai còn lại hướng xuống dưới đất. Nếu bạn tự nhỏ thuốc, tư thế nhỏ thuốc dễ nhất là đứng hoặc ngồi và nghiêng đầu sang một bên.
- Trong trường hợp bạn nhỏ giùm người khác, để thuận tiện bạn nên cho người đó nằm nghiêng sang một bên hoặc nghiêng đầu sang một bên.
3. Cách nhỏ
- Nếu bạn sử dụng thuốc nhỏ tai có đầu nhỏ giọt, bạn chỉ cần lật úp lọ thuốc xuống. Còn trường hợp thuốc có ống nhỏ giọt, bạn nên hút một lượng chất lỏng vào ống nhỏ giọt.
- Đối với người lớn, các bạn chỉ cần nhẹ nhàng kéo nhẹ vành tai hướng lên trên và đưa về phía sau. Còn ở trẻ em, bạn nên kéo vành tai xuống rồi hướng về sau.
- Sau đó, bóp chính xác số giọt thuốc vào trong tai. Lượng thuốc đưa vào theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhãn bao bì.
- Tiếp đó, bạn nhẹ nhàng kéo ống tai lên xuống để thuốc chảy vào trong.
- Giữ nghiêng đầu từ 2 – 5 phút rồi trở về vị trí ban đầu để thuốc thừa chảy ra ngoài.
- Dùng khăn mềm hoặc khăn giấy lau sạch vùng ngoài tai.
- Cuối cùng, đậy nắp thuốc lại và bảo quản theo hướng dẫn.
Một vài lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai
Người bệnh nên thực hiện đúng những lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc nhỏ tai:
- Không được sử dụng thuốc nhỏ tai có đầu ống nhỏ giọt bị nứt, sứt mẻ hoặc bám bụi bẩn.
- Trong quá trình nhỏ, không được để đầu ống nhỏ chạm vào ngón tay, tai hoặc bất kỳ vật nào. Việc làm này có thể làm tăng khả năng lây nhiễm từ bên ngoài vào tai khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Trước khi dùng thuốc, bạn nên làm ấm thuốc. Tuy nhiên, không nên làm ấm bằng nước nóng, tránh gây tổn thương niêm mạc tai.
- Không dùng chung thuốc nhỏ tai với người khác dù cho họ có mắc bệnh giống bạn.
- Khi sử dụng thuốc, nếu bệnh không khỏi bạn nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và dùng đơn thuốc điều trị mới. Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ tai điều trị bệnh quá 10 ngày
- Bên cạnh đó, bạn nên ngưng sử dụng thuốc nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ khó chịu nào sau khi dùng.
Thuốc nhỏ tai giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng tai và các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, chúng chính là nguyên nhân gây thương tổn tai, thậm chí khiến bạn bị mất thính lực. Do đó, để đảm bảo an toàn, các bạn nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi bằng ống xi lanh không? [Góc giải đáp]
- Khám và chữa viêm tai giữa ở đâu tốt tại TPHCM và Hà Nội?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!