Thuốc Otivacin: liều lượng và những lưu ý khi dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Otivacin là một loại thuốc chống viêm được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ thường dùng để điều trị một số vấn đề ở mắt và tai. Bạn nên trang bị các thông tin về loại thuốc này để sử dụng đúng mục đích và tránh những tác dụng ngoài ý muốn.

Thuốc Otivacin
Otivacin là thuốc chống viêm dạng dung dịch nhỏ thường dùng cho mắt, mũi, tai

  • Tên thuốc: Otivacin
  • Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ
  • Phân nhóm: Thuốc nhỏ mắt, mũi, tai

Thông tin cần biết về thuốc Otivacin

1. Thành phần của thuốc Otivacin

Thuốc Otivacin chứa các thành phần chính như sau:

  • Neomycin: có tác dụng chống viêm, điều trị nhiễm khuẩn…
  • Dexamethason Phosphat: Có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm, chống dị ứng.

2. Chỉ định

Thuốc Otivacin được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ, thường được chỉ định trong các trường hợp dưới đây.

Điều trị một số bệnh về mắt:

  • Đau mắt hột
  • Đau mắt đỏ
  • Nhặm mắt
  • Mắt nổi ghèn

Điều trị các bệnh về tai như:

  • Viêm tai
  • Chảy mủ tai
  • Thối tai

Để có thể nắm được chính xác các vấn đề về mắt, mũi, tai đáp ứng với thuốc Otivacin, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Nếu muốn sử dụng thuốc cho bất cứ mục đích nào, bạn cần nhận được sự đồng ý từ bác sĩ. Dùng thuốc sai mục đích có thể khiến bạn gặp phải rắc rối, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

3. Chống chỉ định

Otivacin chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, khi bạn gặp phải một số vấn đề về mắt sau đây thì cần tránh dùng thuốc Otivacin:

  • Viêm giác mạc nông do virus
  • Nhiễm nấm các cấu trúc mắt
  • Nhiễm trùng mắt do Mycobacterium
  • Sau khi lấy dị vật ở giác mạc

4. Liều lượng và cách dùng

  • Cách dùng: Nhỏ trực tiếp dung dịch thuốc vào vùng bị bệnh.
  • Liều lượng: 2 – 3 giọt, 2 – 3 lần/ngày.
Otivacin
Cần sử dụng thuốc Otivacin đúng cách để đảm bảo hiệu quả điều trị

Trong trường hợp bệnh nặng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tăng liều lượng sử dụng. Có thể nhỏ thuốc mỗi giờ những cần giảm dần liều trước khi ngưng thuốc lúc mà phản ứng viêm đã bắt đầu thuyên giảm.

5. Bảo quản

Bạn cần bảo quản thuốc Otivacin đúng cách để đảm bảo tác dụng của nó:

  • Để ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp
  • Tránh xa trẻ em và thú nuôi
  • Không dùng thuốc có dấu hiệu bất thường, hư hỏng
  • Tham khảo thông tin trên tờ hướng dẫn để xử lý thuốc trong trường hợp không còn giá trị sử dụng

6. Thuốc Otivacin giá bao nhiêu?

Thuốc Otivacin hiện đang được bán với giá 15.000 VNĐ/1hộp. Mức giá có thể chênh lệch tùy thuộc vào từng địa chỉ bán hàng.

Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc Otivacin

1. Thận trọng

Dùng thuốc Otivacin trong thời gian dài có thể khiến giác mạc bị bào mòn. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thị lực của bạn.

Lúc dùng thuốc cho mắt không nên để quá gần. Bởi điều này có thể khiến thuốc bị biến chất do nhiễm vi khuẩn. Tuyệt đối không chia sẻ thuốc cho bất kỳ ai vì có thể truyền bệnh cho người khác nếu sử dụng thuốc chung.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu về những rủi ro khi dùng thuốc Otivacin cho phụ nữ mang thai hay cho con bú. Tuy nhiên, việc báo với bác sĩ nếu bạn thuộc vào trường hợp này là hết sức cần thiết.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Nhất là khi dùng thuốc để điều trị các bệnh về mắt, các vấn đề sau có thể sẽ xảy ra:

  • Tăng nhãn áp
  • Nhiễm nấm
  • Glaucoma
  • Nhiễm khuẩn mắt thứ phát
  • Thần kinh thị giác bị tổn thương
Thuốc Otivacin
Báo cho bác sĩ khi bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng thuốc Otivacin

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải những vấn đề không được đề cập trên đây. Nên báo cho bác sĩ khi phát hiện những bất thường gặp phải trong quá trình dùng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Đối với các loại thuốc bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ, tương tác thuốc thường ít xảy ra hơn so với các loại thuốc đường uống. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, tương tác thuốc vẫn xảy ra khiến người bệnh gặp phải những rủi ro.

Bạn cần báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mình đang sử dụng, cho dù là thảo dược hay vitamin. Điều này sẽ giúp bác sĩ lường trước được tương tác thuốc và có cách xử lý phù hợp.

4. Xử lý khi dùng thiếu hay quá liều

Trong trường hợp dùng thiếu liều, thường thì người bệnh sẽ không gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, kết quả điều trị nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Hãy dùng thuốc ngay khi mà bạn nhớ ra. Nếu quá gần với lần dùng thuốc kế tiếp, hãy bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không bổ sung bằng cách gấp đôi liều lượng thuốc cho 1 lần sử dụng. Để tránh quên liều, bạn có thể đặt báo thức hay nhờ người thân nhắc nhở.

Đối với việc dùng quá liều, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, nên báo với bác sĩ để có thể xử lý kịp thời, tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Bé bị viêm họng cấp có nên uống kháng sinh ?

Thời điểm giao mùa, trời chuyển lạnh cũng là lúc nhiều người mắc bệnh đường hô hấp, trong đó có...

Hen suyễn là căn bệnh được chia thành nhiều loại khác nhau

Các loại hen suyễn thường gặp mà bạn nên biết

Tùy thuộc vào các tiêu chí mà bệnh hen suyễn được chia thành nhiều loại khác nhau như hen suyễn...

Cách dùng giấm táo chữa ho có thể bạn chưa biết

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trị ho là cách được nhiều người áp dụng. Một trong những nguyên...

Bỏ túi cách chữa viêm họng khi trời lạnh cực hữu ích

Tiết trời chuyển sang lạnh cũng là thời điểm các bệnh đường hô hấp gia tăng, trong đó có viêm...

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng xoang và cách điều trị

Nhiễm trùng xoang là tình trạng xoang mũi bị nhiễm trùng, sưng, viêm ,..với các biểu hiện điển hình như...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.