Thuốc Motilium 10 mg có công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Motilium 10mg là thuốc điều trị buồn nôn, nôn, cảm giác khó tiêu, nặng bụng sau khi ăn. Ngoài ra thuốc còn hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, ợ hơi, ợ nóng.

thuốc motilium 10mg
Thuốc Motilium 10mg điều trị buồn nôn và các vấn đề về tiêu hóa khác

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…
  • Tên thuốc: Motilium 10mg
  • Tên biệt dược: Domperidone
  • Dạng bào chế: Viên nén, màu trắng, hình tròn.

I/ Thông tin về thuốc

1 – Chỉ định

Motilium được chỉ định điều trị:

  • Đầy hơi, ợ chua, ợ nóng
  • Trào ngược dạ dày
  • Buồn nôn
  • Buồn nôn do nhiễm trùng, ảnh hưởng của thuốc xạ trị

2 – Thành phần

Mỗi viên thuốc chứa:

  • 12,72 mg Domperidone maleate
  • 3,88 mg Lactose monohydrate

Tá dược vừa đủ bao gồm:

  • Tinh bột ngô
  • Cellulose vi tinh thể
  • Tinh bột tiền gelatin
  • Povidone K90
  • Chất Magie Stearate
  • Silica keo ngậm nước
  • Polysorbate 20
  • Hypromellose
  • Propylene glycol.

3 – Tính chất dược động học

Hấp thụ:

Domperidone được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa nhưng sinh khả dụng đường uống không cao do thuốc đã được chuyển hóa ở gan rồi mới chuyển hóa ở ruột.

Phân phối:

Các nghiên cứu phân phối Domperidone ở động vật cho thấy thuốc phân bố trên diện rộng, nhưng nồng độ ở não khá thấp.

Một lượng nhỏ Domperidone có thể đi qua nhau thai ở chuột, do đó thuốc này thường không được dùng cho phụ nữ mang thai.

Bài tiết:

Domperidone được bài tiết qua nước tiểu và phân với tỷ lệ là 31% và 66% đối với liều uống. Thời gian bán hủy trong huyết tương sau một liều uống duy nhất là từ 7 đến 9 giờ ở những người khỏe mạnh. Nhưng sẽ kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận nặng.

4- Chống chỉ định

Không sử dụng Motilium 10mg cho các trường hợp:

  • Bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Không dung nạp thuốc, có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột
  • Bệnh nhân có khối u tuyến yên
  • Người bệnh tim
  • Đang sử dụng các loại thuốc ức chế CYP3A4

5- Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng cho người lớn và thanh thiếu niên trên 35 kg:

  • Tối đa 3 viên mỗi ngày
  • Thời gian điều trị không vượt quá 7 ngày liên tục
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng thuốc cho trẻ dưới 35 kg, người già, phụ nữ có thai và cho con bú

Cách sử dụng:

  • Uống thuốc với một ly nước đầy.
  • Không nhai hoặc nghiền nát viên thuốc.
  • Uống thuốc trước bữa ăn từ 15 đến 30 phút.

6 – Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc trong bao bì của nhà sản xuất, ở nhiệt độ dưới 25ºC, tránh ánh sáng và nơi có độ ẩm cao.

Tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Nếu thuốc hết hạn sử dụng hãy vứt chúng vào thùng rác. Không cho thuốc vào bồn cầu, bồn rửa mặt.

Xem thêm: Đau Dạ Dày: Dấu Hiệu, Chế Độ Ăn & Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả An Toàn

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Motilium 10mg

1 – Cảnh báo khi sử dụng

Mang thai:

Thuốc này không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai trừ khi lợi ích mà nó mang lại vượt xa các rủi ro liên quan. Hiện tại tác dụng của thuốc đối với thai nhi vẫn chưa được xác định rõ ràng. Do đó hãy chắc chắn rằng bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bạn quyết định sử dụng thuốc này.

Cho con bú:

Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng Motilium 10 mg vì thuốc có thể gây tác dụng phụ cho trẻ sơ sinh. Nếu muốn dùng thuốc này hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Sử dụng với trẻ em:

Không nên sử dụng thuốc Motilium 10 mg cho trẻ em thiếu cân hoặc bị suy dinh dưỡng.

Sử dụng cho người cao tuổi:

Motilium 10 mg có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với người cao tuổi. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Ảnh hưởng đến tim:

Thuốc Motilium 10 mg có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim, đặc biệt là ở gười già và những người rối loạn nhịp tim hoặc suy tim sung huyết.

2 – Tác dụng phụ của thuốc Motilium 10mg

Motilium 10 mg có một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Sưng mặt, môi, mí mắt, lưỡi, tay và chân
  • Khó thở
  • Phát ban, nổi mề đay trên da
  • Co giật
  • Rối loạn nhịp tim
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Đau, sưng, căng ngực
  • Khô miệng
  • Lo lắng, kích động
  • Rối loạn hệ thống thần kinh
  • Rối loạn tim mạch
  • Tiêu chảy, bí tiểu
  • Suy giảm ham muốn tình dục

Nếu người bệnh xuất hiện các tác dụng phụ được liệt kê ở trên, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ. Người bệnh có thể cần thay đổi thuốc hoặc lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

3 – Tương tác thuốc Motilium 10mg

Motilium 10 mg tương tác với một số loại thuốc, bao gồm:

  • Cisapride
  • Erythromycin
  • Ketoconazole
  • Tramadol
  • Bromocriptine

Xem video: Hành Trình Chữa Bệnh Dạ Dày của Nghệ Sĩ Trần Nhượng Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

4 – Quá liều

Triệu chứng:

Quá liều Motilium 10 mg thường được ghi nhận ở trẻ em, các triệu chứng bao gồm:

  • Kích động
  • Thay đổi ý thức
  • Co giật
  • Mất phương hướng
  • Buồn ngủ
  • Sốc phản vệ

Cách xử lý:

  • Đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay khi nhận thấy các triệu chứng trên.
  • Người bệnh cần được rửa ruột cũng như sử dụng than hoạt tính để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

5 – Làm gì khi quên một liều Motilium 10mg?

Trong trường hợp người bệnh quên một liều, hãy cho qua liều đó và sử dụng thuốc theo đúng lịch. Không sử dụng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Motilium 10 mg, nếu người bệnh có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm:

Click xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.