Thuốc Miprotone có tác dụng gì? Liều lượng và tần suất sử dụng

Thuốc Miprotone là dược phẩm của Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM) – VIỆT NAM. Thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt, bệnh vú lành tính, đau vú và kinh nguyệt không đều do không rụng trứng hoặc rối loạn rụng trứng.

thuốc miprotone có tác dụng gì
Thuốc Miprotone được sử dụng trong quá trình điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

  • Tên thuốc: Miprotone
  • Phân nhóm: Hormone, nội tiết tố
  • Dạng bào chế: Viên nang mềm

Những thông tin cần biết về thuốc Miprotone

1. Thành phần

Mỗi viên nén Miprotone có chứa 100mg Progesterone – hormone steroid được tiết ra ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt.

Thành phần này cùng với estrogen nội sinh sẽ làm nội mạc tử cung tăng sinh chuyển sang giai đoạn hoàng thể. Bên cạnh đó, Progesterone còn kích thích nang vú phát triển và làm thư giãn các cơ trơn tử cung.

2. Chỉ định

Thuốc Miprotone được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Bệnh vú lành tính, đau vú
  • Tiền mãn kinh
  • Kinh nguyệt không đều do không rụng trứng hoặc rối loạn rụng trứng
  • Liệu pháp thay thế hormone trong giai đoạn mãn kinh

3. Chống chỉ định

Miprotone chống chỉ định với bệnh nhân rối loạn chức năng gan nặng.

Progesterone có thể ảnh hưởng đến một số vấn đề khác trong cơ thể. Do đó bạn nên trình bày với bác sĩ các tình trạng sức khỏe mà mình gặp phải để được xem xét việc sử dụng Miprotone.

Bác sĩ chỉ cho phép bạn sử dụng thuốc khi nhận thấy lợi ích đem lại cao hơn rủi ro tiềm ẩn.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Miprotone có các dạng bào chế và hàm lượng sau:

  • Dạng bào chế: Viên nang mềm
  • Hàm lượng: 100mg

5. Cách dùng – liều lượng

Tuân thủ hướng dẫn về cách sử dụng, liều lượng, tần suất và thời gian dùng thuốc được in trên bao bì. Hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của nhân viên y tế.

tác dụng của thuốc miprotone
Dùng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế

Cách sử dụng:

  • Uống thuốc trực tiếp với một ly nước lọc
  • Nên uống thuốc xa bữa ăn và trước khi đi ngủ

Liều dùng:

Liều dùng thông thường khi điều trị thiếu Progesterone

  • Dùng 200 – 300mg/ ngày
  • Chia thành 2 liều bằng nhau (sáng – tối)

Liều dùng thông thường khi điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

  • Dùng 200 – 300mg/ ngày
  • Chia thành 2 liều bằng nhau
  • Thời gian điều trị: 10 ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị tiền mãn kinh

  • Dùng 200 – 300mg/ ngày
  • Chia thành 2 liều bằng nhau
  • Thời gian điều trị: 10 ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh vú lành tính

  • Dùng 200 – 300mg/ ngày
  • Chia thành 2 liều bằng nhau
  • Thời gian điều trị: 10 ngày

Liều dùng thông thường trong liệu pháp thay thế hormone trong giai đoạn mãn kinh

  • Dùng 200mg/ ngày trước khi đi ngủ
  • Thời gian điều trị: 12 – 14 ngày/ tháng

Không sử dụng thuốc Miprotone cho nữ giới dưới 18 tuổi khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Thuốc Phytogyno có tác dụng gì?

6. Bảo quản

Nên bảo quản thuốc Miprotone ở nhiệt độ thoáng mát, tránh để thuốc tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp hay đặt thuốc ở nơi có độ ẩm không khí cao.

Thuốc có thể bị hư hại, đổi màu và xuất hiện mùi lạ nếu bạn bảo quản sai cách. Trong trường hợp này, vui lòng thông báo với dược sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.

7. Giá thành

Để biết giá bán cụ thể của thuốc, vui lòng liên hệ với nhân viên nhà thuốc hoặc các đại lý bán lẻ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Miprotone

1. Thận trọng

Thuốc Miprotone không có khả năng tránh thai. Do đó bạn nên thực hiện các biện pháp ngừa thai riêng biệt trong thời gian điều trị.

miprotone giá
Dùng thuốc Miprotone vào tháng thứ 6 – 9 thai kỳ có thể gây vàng da ứ mật hoặc bệnh tế bào gan

Sử dụng Miprotone vào tháng thứ 6 – 9 thai kỳ có thể gây vàng da ứ mật hoặc bệnh tế bào gan. Vì vậy phụ nữ mang thai không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc có thể gây buồn ngủ và chóng mặt. Cần hạn chế lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện các hoạt động đòi hỏi độ tập trung cao trong quá trình sử dụng.

2. Tác dụng phụ

Progesterone đường uống được đánh giá là dạng bào chế có nguy cơ cao phát sinh tác dụng phụ. Một vài tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải trong thời gian sử dụng Miprotone, bao gồm:

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Thu ngắn chu kỳ kinh nguyệt
  • Xuất huyết giữa chu kỳ

Thông báo với bác sĩ về tác dụng phụ mà bạn gặp phải trong thời gian sớm nhất. Dựa vào mức độ của triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp khắc phục phù hợp.

3. Tương tác thuốc

Hoạt động của Miprotone có thể ảnh hưởng đến cơ chế hoặc mức độ chuyển hóa của một số thuốc điều trị. Phản ứng này làm tăng/ giảm tác dụng điều trị hoặc gây ra các tình huống rủi ro.

thuốc miprotone
Thuốc Miprotone có thể làm sai lệch kết quả trong xét nghiệm nội tiết và chức năng gan

Để ngăn ngừa tương tác, bạn nên khai báo tất cả các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ – bao gồm cả thảo dược, thuốc đông y và các thực phẩm chức năng. Nếu nhận thấy có tương tác xuất hiện, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng này.

Một số thuốc có thể tương tác với Miprotone, bao gồm:

  • Bromocriptin: Thành phần Progesterone làm giảm tác dụng của Bromocriptin.
  • Ciclosporin: Miprotone làm tăng nồng độ của Ciclosporin trong huyết tương. Từ đó làm tăng tác dụng điều trị và độc tính của loại thuốc này.

Hoạt động của thuốc Miprotone có thể cho kết quả sai lệch trong xét nghiệm nội tiết và chức năng gan.

Thuốc Miprotone cũng có thể tương tác với một số thức uống và thực phẩm khác. Nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề này trước khi dùng thuốc.

4. Xử lý khi dùng thuốc quá liều

Sử dụng Miprotone quá liều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và kết quả của việc điều trị. Trong trường hợp nhận biết hoặc nghi ngờ đã dùng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, bạn nên đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử lý.

Hầu hết các trường hợp quá liều Miprotone không phát sinh triệu chứng. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân, các triệu chứng như xuất huyết âm đạo hoặc thu ngắn chu kỳ kinh nguyệt có thể xuất hiện.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *