Thuốc Progesterone là thuốc gì?

Thuốc Progesterone là thuốc chuyên điều trị các vấn đề về sản phụ khoa thường gặp ở các chị em phụ nữ như: các vấn đề về kinh nguyện, điều trị bệnh nhũ, vô sinh,… Những thông tin dưới đây sẽ chia sẻ cho người đọc những thông tin về thuốc và một số khuyến cáo khi sử dụng thuốc sao cho đúng cách, đúng mục đích.

Thuốc Progesterone được bào chế nhiều dạng khác nhau: viên nang, viên nén, thuốc đạn, gel bôi, thuốc tiêm
Thuốc Progesterone được bào chế nhiều dạng khác nhau: viên nang, viên nén, thuốc đạn, gel bôi, thuốc tiêm
  • Tên hoạt chất: Progesrterone
  • Tên sản phẩm: Progesrterone inhection BP 25 mg, Progesrterone inhection “Oriental”, Progesrterone inhection 25 mg/ml
  • Phân nhóm: Hormone , Nội tiết tố
  • Dạng bào chế: Viên nang, viên nén, thuốc đạn, gel âm đạo, thuốc tiêm.

I. Thông tin về thuốc Progesterone

Progesterone là hormone kích thích và điều chỉnh các chức năng quan trọng trong sinh sản và sinh dục. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và điều hòa kinh nguyệt ở chị em phụ nữ.

1. Thành phần

Thuốc Progesterone có hai thành phần chính là: progesterone và estradiol.

2. Công dụng

Phụ nữ là đối tượng duy nhất sử dụng thuốc Progesterone, bởi thuốc để lại nhiều tác dụng trong quá trình điều trị các vấn đề về sản phụ khoa như:

  • Điều trị vô kinh thứ phát
  • Chảy máu tử cung bất thường do mất cân bằng nội tiết tố
  • U xơ dưới niêm mạc, ung thư tử cung
  • Ngăn ngừa sự tăng sản nội mạc tử cung ở phụ nữ sau mãn kinh
  • Hỗ trợ trong việc cấy phôi và mang thai sớm
  • Điều trị hỗ trợ sinh sản cho phụ nữ vô sinh
  • Tránh thai
  • Ngăn ngừa sự trụng trứng và thụ tinh
  • Thúc đẩy và hỗ trợ mang thai

3. Chống chỉ định

Thuốc Progesterion chống chỉ định với những bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc và chống chỉ định sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Chảy máu âm đạo bất thường, sẩy thai
  • Tiền sử ung thư vú, ung thư cơ quan sinh sản
  • Tiền sử bệnh đau tim, người bị bệnh tim hoặc mất trí nhớ
  • Tiền sử trầm cảm
  • Chức năng gan bị suy yếu
  • Rối loạn chức năng thận
  • Hen suyễn
  • Đau nửa đầu
  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường
  • Máu đông

Các trường hợp chống chỉ định khác không được chúng tôi liệt kê hết tại đây. Bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ, và báo ngay tình trạng bạn đang gặp trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc Progesterone không sử dụng cho các trường hợp chạy máu âm đạo bất thường
Thuốc Progesterone không sử dụng cho các trường hợp chạy máu âm đạo bất thường

4. Dược lý và cơ chế hoạt động

Dược lực học

Progesterone có vai trò như hormone sinh dục của phụ nữ, tác dụng lên tử cung. Hormone chính trong giai đoạn bài tiết để chuẩn bị hoàng thể và nội mạc tử cung là hormone luteinizing (LH).

Khi kết thúc giai đoạn hoàng thể, hormone kích thích lên tuyến yên trước làm giảm nồng độ FSH và LH, làm ngăn ngừa sự rụng trứng và ngăn chặn sự phát triển của tế bào trứng.

Progesterone kích thích nội mạc tử cung, làm giảm độ dày niêm mạc tử cung, phát triển các tuyến tử cung phức tạp hơn, chuyển hóa năng lượng dưới dạng glycogen, tăng diện tích bề mặt mạch máu tử cung, hỗ trợ phôi thai phát triển. Nội mạc tử cung chuẩn bị mnag thai bằng cách tăng cường mạch máu và kích thích tiết chất nhầy.

Trong gia đoạn rụng trứng, progesterone giảm, chất nhầy cổ tử cung dày lên, dẫn kếm việc đàn hồi kém hơn.

Ngoài ra, progesterone còn có tác dụng chống kích thích, có thể gây ức chế sự rụng trứng và ức chế quá trình sản xuất hormone sinh dục.

Dược động học

Progesterone gây ra thay đổi bài tiết trong nội mạc tử cung, thúc đẩy sự phát triển của tuyến bú, hỗ trợ cấy phôi thai. Bên cạnh đó progesterone còn ngăn chặn sự trưởng thành nang trứng và giảm quá trình rụng trứng.

Nồng độ huyết tương đạt đỉnh điểm khi cơ thể hấp thụ progesterone là 3 giờ (đối với đường uống), 8 giờ khi tiêm thuốc và nồng độ trong huyết tương ở trên mức co bản trong khoảng 24 giờ sau tiêm. Đối với đặt âm đạo thì thời gian đạt đỉnh điểm từ 17.3 giờ – 24 giờ.

Thời gian hấp thụ khoảng 25 – 50 giờ. Sự trao đổi chất diễn ra chủ yếu tại gan. Khoảng 50 – 60% được chuyển hóa và bài tiết qua nước tiểu, theo phân thì khoảng 10%, còn lại là bài tiết theo đường bán thải khác. Thời gian bán hủy 5 – 20 phút.

Cơ chế hoạt động

Progesterone có vai trò quan trọng trong quá trình kích thích duy trì nội mạc tử cung khi chuẩn bị mang thai.

Progesterone liên kết với các yếu tố khác để điều chỉnh sự biểu hiện của gen, điều chỉnh sự phát triển, biệt hóa và tăng sinh của các mô đích. Biểu hiện cao nhất trong các tế bào cơ trong giai đoạn bài tiết và khi mang thai.

Progesterone thay đổi sự nhất quán của chất nhầy cổ tử cung, có thể ngăn ngừa mang thai, bằng cách gây ức chế hormone kích thích nang trứng.

Dược lý và cơ chế hoạt động của thuốc Progesterone
Dược lý và cơ chế hoạt động của thuốc Progesterone

5. Dạng bào chế

Hiện nay, thuốc Progesterone có nhiều dạng bào chế và được sử dụng với các mục đích khác nhau:

  • Dạng viên nang/ viên con nhộng: Viên nang được chỉ định sử dụng để phòng ngừa phát triển nội mạc tử cung của phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh (đối với trường hợp không cắt bỏ tử cung).
  • Dạng thuốc đạn: Sử dụng thuốc đạn chèn âm đạo chỉ định cho các trường hợp hỗ trợ cấy phôi và mang thai sớm, chỉ định sử dụng hỗ trợ khả năng sinh sản cho phụ nữ vô sinh.
  • Dạng viên nén: Viên nén được chỉ định sử dụng để phòng ngừa thai, đặc biệt phòng ngừa u xơ dưới niêm mạc, ung thư tử cung.
  • Dạng gel: Gel âm đạo điều trị hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp vô sinh, không có khả năng sinh con.
  • Dạng thuốc tiêm: Thuốc tiệm được chỉ định trong trường hợp vô kinh, chảy máu tử cung bất thường, mất cân bằng nội tiết tố, u xơ dưới niêm mạc, ung thư tử cung.

6. Cách sử dụng – Liều lượng

Bệnh nhân cần tham khảo ý thêm ý kiến bác sĩ hoặc theo tờ giấy hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc Progesterone bằng con đường uống trực tiếp, thông qua âm đạo hoặc tiêm vào bắp thịt.

Đối với người lớn

Liều dùng cho các trường hợp vô kinh
  • Viên nang/ Viên nén: Sử dụng tối đa 10 ngày, uống 400 mg/ lần/ ngày (sử dụng trước khi đi ngủ).
  • Gel âm đạo: 45 mg/ lần và sử dụng 6 liều/ ngày. Có thể tăng liều nếu cần thiết 90 mg/ lần.
  • Thuốc tiêm: Sử dụng thuốc tiêm trong vòng 6 – 8 ngày, tiêm lên bắp thiệt 5 – 10 mg/ lần/ ngày.
Liều dùng cho vô sinh
  • Thuốc đạn: Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng 100 mg. Thời gian điều trị tối đa 10 tuần.
  • Gel âm đạo: Dùng 90 mg/ lần/ ngày và thời gian điều trị từ 10 – 12 tuần. Đối với các trường hợp suy buồng trứng, sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần sử dụng 90 mg.
Liều dùng cho chảy máu tử cung
  • Thuốc tiêm: Sử dụng 6 liều/ ngày với 5 – 10 mg/ lần.
Liều dùng tăng sản nội mạc tử cung
  • Viên nang: Trong chu kỳ 28 ngày, sử dụng thuốc trước khi đi ngủ với 200 mg/ lần/ ngày trong vòng 12 ngày đầu.
Liều dùng cho sự trưởng thành cho thai nhi và trường hợp thiếu hụt progesterone
  • Thuốc đạn: Sử dụng 100 mg/ lần, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần. Sử dụng thuốc đặt âm đạo tối đa 10 tuần.
  • Gel âm đạo:  Dùng 90 mg/ lần/ ngày và thời gian điều trị từ 10 – 12 tuần. Đối với các trường hợp suy buồng trứng, sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần sử dụng 90 mg.
Liều dùng đối với các trường hợp đau vú, bệnh vú không ung thư
  • Gel âm đạo: Sử dụng 4 gram, đặt bên trong âm đạo từ ngày 19 đến ngày 25 của chu kỳ.
Liều dùng phục hồi kinh nguyệt cho trường hợp chưa đến tuổi mãn kinh
  • Gel âm đạo: Sử dụng 90 mg/ lần, dùng trong 6 ngày/ tháng.
Liều dùng ngăn ngừa chuyển dạ sớm
  • Thuốc đạn: Dùng 90 – 400 mg/ lần/ ngày, bắt đầu sử dụng thuốc từ tuần thứ 18 – 22 của thai kỳ.
Cần sử dụng thuốc Progesterone đúng cách và đúng liều lượng
Cần sử dụng thuốc Progesterone đúng cách và đúng liều lượng

Khi sử dụng viên nén hoặc viên nang, bệnh nhân cần uống nhiều nước để hấp trình hấp thụ thuốc diễn ra tốt hơn, tốt nhất là nên uống nước đun sôi để nguội. Đối với thuốc dạng đạn và gel âm đạo, cần vệ sinh sạch sẽ vùng “cô bé” trước khi bôi gel hoặc đặt thuốc vào.

Khuyến cáo bệnh nhân không được sử dụng thuốc Progesterion với liều lượng vượt mức cho phép hoặc dược sĩ chuyên môn, cần sử dụng đúng đủ, tránh gây ra các tác dụng phụ không như mong muốn.

7. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Progesterone ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát. Bảo quản thuốc một nơi an toàn, tránh xa tầm tiếp xúc của trẻ em và thú nuôi.

Khi thuốc hết hạn, cần có cách sử lý thuốc đúng cách, không được tự ý vứt bỏ thuốc vào nhà vệ sinh hoặc cống rãnh trừ khi có yêu cầu xử lý. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để có cách xử lý.

II. Những điều lưu ý khi sử dụng thuốc

1. Khuyến cáo khi sử dụng thuốc

  • Không được sử dụng thuốc cho các đội tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai, hoặc có các dấu hiệu mang thai không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
  • Phụ nữ cho con bú cần cân nhắc trong việc cho con bú và sử dụng thuốc, bổi thuốc có thể gây hại đến sức khỏe của con thông qua đường bú.
  • Không được sử dụng thuốc cho những đối tượng bị bệnh tim hoặc chứng mất trí nhớ, bởi thuốc có thể gây ra phản tác dụng làm tăng nguy cơ khiến bệnh tình trở đi xấu hơn.
  • Không được sử dụng thuốc ở liều cao, bởi thuốc progesterone là loại thuốc chống đông máu, nếu sử dụng thuốc ở liều cao có thể làm giảm khả năng sinh sản.
  • Thuốc Progesterion khiến cho bệnh nhân chóng mặt và buồn ngủ, bệnh nhân lưu ý khi làm việc, lái xe, vận hành máy móc,…

2. Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Progesterone, bệnh nhân có thể gặp phải một số trường hợp tác dụng phụ của thuốc. Có những tác dụng phụ bệnh nhân có thể tạm ngưng sử dụng thuốc để ổn định rồi mới tiếp tục sử dụng. Các trường hợp nghiêm trọng khác, bệnh nhân cần báo ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn tại các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Các trường hợp thường gặp
  • Tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, trướng bụng.
  • Hô hấp: Ho, nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Bộ phận sinh dục: Mở rộng vú, đau vú, tiểu đêm, vấn đề về tiết niệu, đau đáy chậu, dịch âm đạo,…
  • Hệ thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, hay buồn ngủ.
  • Tâm thần: Thay đổi cảm xúc, trầm cảm, giấc ngủ bị rối loạn, không hứng thú với tình dục.
  • Xương khớp: Đâu lưng, đau cơ, đau khớp.
  • Da liễu: Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm.
Các trường hợp không phổ biến hoặc hiếm khi gặp phải
  • Tiêu hóa: Giãn dạ dày, lưỡi sưng, hở vòm miệng, ăn mất ngon.
  • Hô hấp: Khó thở, nghẹt thở, nghẹt họng, hen suyễn.
  • Bộ phận sinh dục: Ngứa, khô âm đạo, co thắt tử cung, chảy máu âm đạo, hội chứng quá kích buồng trứng, mở rộng buồng trứng, rối loạn âm hộ, ngứa âm hộ, bệnh nấm âm đạo. rối loạn vú, đau vùng chậu,…
  • Hệ thần kinh: Mất ý thức, choáng váng, đau đầu cực độ, co giật, rối loạn chức năng,…
  • Tâm thần: Mất ý thức, mất phương hướng, khó khắn trong việc di chuyển.
  • Tim mạch: Xuất huyết, tăng huyết áp, hạ huyết áp, nhịp tim không đều.
  • Xương khớp: Chuột rút cơ bắp.
  • Da liễu: ngứa, Nổi mụn, mề đây, rụng tóc, phù, đỏ da, phát ban đỏ.

3. Tương tác thuốc

Cần thận trọng trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Progesterion với các loại thuốc khác, không chỉ làm thay đổi hoạt động của thuốc mà còn làm gia tăng ảnh hưởng gây ra các tác dụng phụ:

  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc chống đái tháo đường
  • Thuốc chống nấm
  • Thuốc ức chế C1
  • Chất cảm ứng CTP2C19 (trung bình và mạnh)
  • Chất cảm ứng CYP3A4 (trung bình và mạnh)
  • Dabrafenib
  • Bosentan
  • Deferasirox
  • Enzalutamide
  • Thảo mộc (bloodroot, yucca)
  • Ivosidenib
  • Mitotane
  • Lorlatinib
  • Pomalidomide
  • Sarilumab
  • Siltuximab
  • Sincalide
  • St John’s Wort
  • Tocilizumab
  • Ulipristal

Và một số loại thuốc khác, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc Progesterone với các loại thuốc khác.

Tuyệt đối không được sử dụng nước bưởi khi điều trị bệnh bằng thuốc Progesterone
Tuyệt đối không được sử dụng nước bưởi khi điều trị bệnh bằng thuốc Progesterone

Ngoài ra, bệnh nhân không được sử dụng rượu, cà phê, trà đặc hoặc nước bưởi trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc. Những chất đó có thể làm tăng nồng độ trong máu. Thay vì sử dụng nước bưởi, bệnh nhân có thể sử dụng nước cam để cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể.

4. Cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều

Xử lý khi quên liều

Trong quá trình sử dụng thuốc mà quên liều, hãy dùng thuốc ngay lúc nhớ ra. Nếu sắp đến thời gian sử dụng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo lộ trình bình thường. Tuyệt đối không được sử dụng gấp đôi liều để bù vào liều quên.

Xử lý khi quá liều

Khi sử dụng thuốc quá liều, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải những trường hợp không mong muốn, tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được rửa ruột hoặc sơ cứu ban đầu (trong vòng 4 giờ sau khi uống thuốc).

Bệnh nhân có thể tìm mua thuốc tại các cơ sở y tế như của hàng thuốc tây, phòng khám, bệnh viện. Cần lưu ý khi sử dụng thuốc để tránh gặp phải các tác dụng xấu. Bài viết chỉ mang giá trị tham khảo về thuốc Progesterone. Để cho việc điều trị bằng thuốc có hiệu quả hơn, bệnh nhân nên hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc đúng mục đích.

Tin bài nên đọc:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.