Thuốc Mezavitin là thuốc gì?

Thuốc Mezavitin là thuốc gì? Khi sử dụng thuốc cần lưu ý những điều gì? Hãy tham khảo bài viết được chúng tôi chia sẻ dưới đây để biết thêm thông tin về loại thuốc này cũng liều dùng cho từng đối tượng.

Thuốc Mezavitin thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, có tác dụng điều trị rối loạn tiền đình, chứng suy giảm trí nhớ ở người già và một số bệnh lý khác
Thuốc Mezavitin thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, có tác dụng điều trị rối loạn tiền đình, chứng suy giảm trí nhớ ở người già và một số bệnh lý khác
  • Tên thương hiệu: Mezavitin
  • Phân nhóm: Thuốc hướng tâm thần
  • Dạng bào chế: Viên nang

I. Những thông tin cần thiết về thuốc Mezavitin

1. Công dụng – Chỉ định

Thuốc Mezavitin thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, có tác dụng điều trị một số bệnh lý sau:

  • Điều trị rối loạn tiền đình
  • Điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, suy giảm oxy tế bào gốc
  • Điều trị chứng đau đầu, đau nửa đầu
  • Cải thiện chứng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi
  • Điều trị bệnh xuất huyết do bị viêm thận hoặc xuất huyết phổi
  • Cầm máu cho các tình trạng máu loãng, máu không đông hoặc máu khó đông

2. Thành phần hóa học

Mỗi viên thuốc Mezavitin có chứa các thành phần sau:

  • Vicamine ……………………………………. 20 mg
  • Rutin …………………………………………… 40 mg
  • Tá dược …………………….. vừa đủ một viên

3. Chống chỉ định

Thuốc Mezavitin chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng thuộc vào một trong các trường hợp dưới đây:

  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc
  • Đang sử dụng thuốc chống loạn nhịp hoặc thuốc gây xoắn đỉnh, thuốc tăng áp lực nội sọ
  • Phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú

Tuy nhiên, đây không phải là danh sách đầy đủ. Bạn đọc nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc, tốt hơn nếu báo cáo cho bác sĩ được biết thể trạng hoặc bệnh lý mà bạn đang mắc phải để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn.

4. Cách dùng – Liều lượng

Cách dùng:

Thuốc Mezavitin được chỉ định dùng bằng đường uống, không sử dụng thuốc để ngậm hoặc nhai nát.. Người bệnh nên sử dụng thuốc cùng với một cốc nước lớn để tăng quá trình hấp thụ thuốc. Tránh dùng thuốc với sữa, nước ép cam hoặc các loại nước ép trái cây khác.

Liều dùng:

Thuốc Mezavitin được đề nghị sử dụng với liều lượng sau:

  • Liều dùng thông thường: Mỗi lần sử dụng 1 viên
  • Lộ trình dùng: Uống mỗi ngày 3 lần (sáng, trưa và tối), sử dụng thuốc tốt nhất sau mỗi bữa ăn
Thuốc Mezavitin được khuyến cáo sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc Mezavitin được khuyến cáo sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ

5. Bảo quản thuốc

Mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản khác nhau, bạn đọc nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết rõ hơn thông tin này. Thông thường, thuốc được bảo quản ở nhiệt phòng, nơi thoáng mát, không cất trữ thuốc trong phòng tắm. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay để gần ngọn lửa. Thuốc cần được cất trữ ở vị trí cách xa tầm với của trẻ nhỏ, tránh trường hợp trẻ nuốt phải.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng và cần có cách xử lý chúng đúng cách. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến xử lý từ nhân viên y tế, không tự ý vứt bỏ thuốc, đặc biệt vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hoặc đường dẫn ống nước.

II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Mezavitin

1. Thận trọng khi sử dụng

Ngoài việc sử dụng thuốc đúng bệnh lý đúng liều lượng, bạn đọc cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không được lạm dụng thuốc quá mức cho phép. Việc lạm dụng thuốc rất nguy hiểm, có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
  • Đối với các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hoặc rối loạn nhịp tim cần phải tăng liều từ từ kết hợp với việc theo dõi điện tâm đồ.
  • Không sử dụng thuốc Mezavitin để điều trị bệnh huyết áp cao trong thời gian dài.
  • Ở một số đối tượng, tính hưng phấn có thể thay đổi do giảm lượng kali huyết. Lúc đó, người bệnh nên ngưng sử dụng và quay trở lại việc dùng thuốc khi lượng kali huyết ổn định.
  • Khuyến cáo khi sử dụng thuốc phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai. Bởi vì, thuốc Mezavitin có thể gây hại đến thai nhi thông qua nhau thai, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ra quái thai.
  • Phụ nữ đang trong quá trình cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và việc dùng thuốc. Thuốc ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của con trẻ thông qua việc cho bú.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Một số tác dụng phụ của thuốc Mezavitin có thể gây ra các triệu chứng như sau:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Tiêu chảy
  • Kích ứng da: phát ban đỏ, nổi mề đây mẩn ngứa, phù,…

Tuy nhiên, các triệu chứng trên chỉ là những triệu chứng phổ biến, dẽ dần tiêu biến sau vài ngày. Bệnh nhân cũng không nên quá lo sợ khi gặp phải các triệu chứng trên nhưng cũng không được quá chủ quan với sức khỏe của mình. Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ và tìm ra biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh tái phát.

3. Tương tác thuốc

Người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc Mezavitin phối hợp cùng với một số loại thuốc khác để điều trị bệnh lý khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Thuốc Mezavitin ít khi được sử dụng kết hợp các loại thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn. Trong trường hợp sử dụng đồng thời với các loại thuốc được khuyến cáo chống chỉ định phối hợp có thể làm phản tác dụng thuốc Mezavitin, tăng nguy cơ gây xoắn đỉnh, loạn nhịp tim hoặc một số biến chứng bất thường khác. Do đó, người bệnh nên kê khai các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ được biết để có giải pháp sử dụng đúng cách nhưng không khiến cho bệnh tình càng thêm nghiêm trọng.

Việc sử dụng đồng thời thuốc Mezavitin và các loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ xoắn đỉnh
Việc sử dụng đồng thời thuốc Mezavitin và các loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ xoắn đỉnh

Dưới đây là danh sách thuốc được khuyến cáo không được sử dụng phối hợp điều trị cùng với thuốc Mezavitin:

  • Thuốc gây xoắn đỉnh: Amiodarone, Bretylium, Erythromycine, Bebridil, Disopyramide, Quinidine, Sotalol, Sultupride,…
  • Thuốc hạ kali trong máu: Nhóm gluco-, Amphotericine B, Minéralocorticoide, Tétracosactide, thuốc lợi tiểu hạ kali huyết, thuốc nhuận trường kích thích (nếu có nhu cầu loại thuốc này, người bệnh có thể thay bằng nhóm thuốc nhuận trường không kích thích),…

Ngoài ra, còn một vài số loại thuốc khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Tốt nhất, người bệnh nên báo cáo đầy đủ thuốc đang sử dụng bao gồm thực phẩm chức năng, thảo dược hoặc các loại vitamin khác.

4. Thuốc Mezavitin được bán với giá bao nhiêu?

Thuốc Mezavitin là một trong những sản phẩm thuộc công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây – Việt Nam được sản xuất và phân phối rộng rãi trên thị thường. Bạn đọc có thể dễ dàng tìm mua loại thuốc này tại các cơ sở y tế uy tín với giá tham khảo là 360.000 đồng/ hộp x 6 vỉ x 10 viên nang. Đây không hẳn là mức giá niêm yết của nhà sản xuất, mức giá có thể bị thay đổi lên hoặc xuống tùy thuộc vào địa chỉ bán hoặc thời điểm mua.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc biết thêm thông tin về thuốc Mezavitin cũng như một số lưu ý khi sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, thông tin chúng tôi vừa chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Chính vì thế, bạn đọc không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.