Thuốc Devomir: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Thuốc Devomir được chỉ định điều trị các triệu chứng rối loạn tiền đình, phòng ngừa chứng say tàu xe, chữa trị duy trì các biểu hiện rối loạn tuần hoàn ngoại biên, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai liên quan đến mạch máu não… Dùng Devomir không đúng cách có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều vấn đề không mong muốn. Do đó, nắm rõ các thông tin về loại thuốc này là điều cần thiết. 

Các thông tin cần biết về thuốc Devomir
Các thông tin cần biết về thuốc Devomir
  • Tên hoạt chất: Cinnarizin
  • Tên biệt dược: Devomir, Vertiflam, Stugaral 25mg…
  • Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần
  • Dạng thuốc: Viên nén

I/ Thông tin thuốc Devomir

1. Thành phần

Cinnarizin………………… 25mg

2. Tác dụng

Cinnarizin thuộc nhóm thuốc kháng Histamin H1. Đa số các loại thuốc thuộc nhóm thuốc này đều có tác dụng an thần, ngăn tiết acetylcholin. Đồng thời có thể ức chế các thụ thể ở tận cùng các cơ quan tiền đình, ngăn chặn quá trình tiết acetylcholin và histamin. Bên cạnh đó, Cinnarizin còn là chất đối kháng calci. Nó hoạt động bằng cách chẹn các kênh calci, từ đó ức chế sự co tế bào cơ trơn mạch máu.

Hoạt chất Cinnarizin được dùng để chữa trị hội chứng Raynaud. Tuy nhiên, nó không được xác định là mang lại kết quả. Nó được dùng để điều trị các triệu chứng của tình trạng rối loạn tiền đình.

3. Chỉ định

Thuốc Devomir được chỉ định điều trị các trường hợp sau:

  • Ngăn ngừa tình trạng say sóng, say tàu xe và đau nửa đầu.
  • Các trường hợp bị rối loạn tiền đình: Devomir được sử dụng để chữa trị duy trì các biểu hiện rối loạn mê đạo. Cụ thể: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, choáng váng, buồn nôn và nôn, rung giật nhãn cầu.
  • Điều trị duy trì các biểu hiện do tổn thương mạch máu não gây ra, bao gồm: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, choáng váng, rối loạn kích thích khó hòa hợp, nhức đầu do mạch máu bị ảnh hưởng, kém tập trung, mất trí nhớ.
  • Chữa trị duy trì các biểu hiện của tình trạng rối loạn tuần hoàn ngoại biên. Cụ thể: Người mắc bệnh Raynaud, đi khập khễnh, đầu chi xanh tím, loét giãn tĩnh mạch, rối loạn dinh dưỡng, co thắt cơ vào ban đêm, tê rân, đầu chi lạnh.

4. Chống chỉ định

  • Các trường hợp quá mẫn với các thành phần của thuốc
  • Bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.

5. Liều dùng thuốc Devomir

Uống thuốc Devomir 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 1 – 2 viên.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ em
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tránh cất thuốc nơi ẩm ướt hoặc nhiều ánh sáng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý khi điều trị bằng thuốc Devomir

Uống Devomir với rượu có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân
Uống Devomir với rượu có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân

1. Tác dụng phụ

Thông thường, khi sử dụng Devomir, bệnh nhân sẽ gặp phải những vấn đề sau đây:

  • Gây buồn ngủ nhẹ
  • Nếu dùng ở liều cao, thuốc Devomir có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Đa số các trường hợp, những tác dụng phụ này sẽ mất đi sau 1 vài ngày dùng thuốc. Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, nên bắt sử dụng Devomir với liều lượng là ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Sau đó, tăng dần liều lượng. Nó sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bản thân.

2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Devomir

Cần thận trọng khi dùng thuốc Devomir cho các đối tượng sau:

  • Người bị bệnh Parkinson: Chỉ nên sử dụng Devomir khi cảm thấy thuốc mang lại nhiều lợi ích tốt hơn là làm bệnh nặng thêm.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Người làm các công việc liên quan đến vận hành máy móc hoặc lái xe.

3. Tương tác thuốc

Không dùng đồng thời thuốc Devomir với các loại thuốc sau đây:

  • Các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Rượu.

Khi sử dụng đồng thời Devomir với các loại thuốc trên, nó có thể làm tăng cơn buồn ngủ cho người dùng. Ngoài ra, còn có thể làm tăng nguy cơ mắc phải những vấn đề khác. Do đó, cần tránh kết hợp chúng với nhau.

Tin bài nên đọc

Bác sĩ Lệ Quyên được mệnh danh là bác sĩ chữa mất ngủ bằng Đông y giỏi và giàu kinh nghiệm nhất hiện nay, tư vấn điều trị mất ngủ trên VTV2. [Tìm hiểu ngay]

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.