Thuốc Lomefloxacin: Công dụng, liều dùng và thận trọng
Lomefloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone, được dùng điều trị nhiễm các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Lomefloxacin. Không dùng thuốc cho trường hợp bị nhiễm virus, nấm.
- Tên hoạt chất: Lomefloxacin.
- Phân nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh.
Những thông tin cần biết về Lomefloxacin
1. Thành phần
- Lomefloxacin.
2. Công dụng
Lomefloxacin là kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Một số kháng sinh khác cũng thuộc nhóm trên gồm: ciprofloxacin (Cipro), ofloxacin (Floxin), norfloxacin (Noroxin), trovafloxacin (Trovan), lomefloxacin (Maxaquin). Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ức chế các chủng vi khuẩn nhạy cảm bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein trong cơ thể.
3. Chỉ định
Thuốc được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng đường niệu, viêm phế quản.
4. Chống chỉ định
Không dùng thuốc cho bệnh nhân dị ứng, mẫn cảm với Lomefloxacin hoặc một số loại thuốc thuộc cùng nhóm kháng sinh fluoroquinolone.
5. Cách dùng – Liều dùng
Đọc kĩ thông tin về cách dùng – liều lượng được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng.
Cách dùng:
Dùng thuốc Lomefloxacin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kiểm tra thông tin được đính kèm trên nhãn dán (hoặc tờ đơn hướng dẫn dùng thuốc) để sử dụng thuốc đúng cách.
- Thuốc dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn.
- Dùng Lomefloxacin với một ly nước đầy để giảm tác động của thuốc lên đường tiêu hóa.
- Lomefloxacin nên được uống 2 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi sử dụng các loại thuốc kháng axit chứa nhôm, magie, canxi; muối sắt (sắt sunlfat), didanosine; muối kẽm (kẽm sulfat). Việc dùng đồng thời các thuốc trên với lomefloxacin có thể làm giảm hiệu quả kháng sinh của thuốc.
- Thuốc hoạt động tốt nhất nếu được dùng mỗi ngày.
- Dùng thuốc đúng phác đồ chuyên gia đã chỉ định. Không tự ý ngưng dùng thuốc trước thời hạn (kể cả khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm) vì điều này có thể khiến cho các vi khuẩn còn sống sót hoạt động và phát triển mạnh mẽ hơn.
- Nên dùng thuốc vào một thời điểm cố định trong ngày để hạn chế tình trạng quên liều và giúp thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, bạn hãy bổ sung liều thuốc ngay. Nếu thời điểm dùng liều bỏ lỡ gần với liều kế hoạch, hãy bỏ qua và dùng thuốc đúng lịch trình. Không dùng 2 liều cùng một lúc.
Liều dùng:
Thông tin về liều dùng thuốc Lomefloxacin được liệt kê trong bài viết không thể thay thế tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Luôn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng.
Liều dùng cho người lớn:
- Viêm phế quản: Uống 400 mg thuốc / lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục trong 10 ngày.
- Viêm bàng quang, viêm dạ dày ruột do vi khuẩn thương hàn: Uống 400 mg / lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục trong 3 ngày.
- Viêm tuyến tiền liệt: Uống 400 mg / lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục trong 14 – 30 ngày.
- Sốt thương hàn: Uống 400 mg / lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục trong 7 – 14 ngày.
- Bệnh lỵ: Uống 400 mg / lần/ ngày. Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Nhiễm trùng đường niệu có biến chứng: Uống 400 mg / lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục trong 14 ngày.
- Người phẫu thuật cắt đốt tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo: Uống 400 mg trước khi phẫu thuật từ 2 – 6 giờ.
Liều dùng cho trẻ em:
Liều dùng thuốc lomefloxacin cho đối tượng trẻ em vẫn chưa được quyết định. Tham khảo ý kiến của chuyên gia nếu bạn có ý định dùng thuốc cho nhóm trên.
6. Bảo quản
- Bạn nên bảo quản lomefloxacin ở nhiệt độ phòng,nơi thoáng mát, tránh ẩm, mốc, ánh sáng chiếu trực tiếp.
- Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và động vật nuôi trong nhà.
Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc Lomefloxacin
1. Thận trọng/ Cảnh báo
Thận trọng chung
Lomefloxacin có thể gây chóng mặt. Không lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ khi dùng thuốc Lomefloxacin.
Thuốc Lomefloxacin có thể làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với ánh sáng mặt trời. Hạn chế tiếp xúc với mặt trời trong và sau khi ngưng thuốc được vài ngày. Nếu bạn bị bỏng da, phồng rộp, nổi mẩn, ngứa, đỏ hoặc sưng…, hãy liên hệ với chuyên gia để được chỉ định biện pháp khắc phục phù hợp.
Nếu xuất hiện triệu chứng tiêu chảy nặng, đau dạ dày, phân đi ngoài có lẫn máu…, đây rất có thể là một trong những tác dụng nghiêm trọng khi dùng thuốc trên điều trị, cần có biện pháp y tế can thiệp kịp thời.
Lomefloxacin chỉ có hiệu quả chống lại vi khuẩn, không thích hợp với điều trị nhiễm virus (ví dụ, cảm lạnh thông thường).
Điều trị bằng kháng sinh Lomefloxacin lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể gây một đợt nhiễm trùng thư hai, cần đặc biệt lưu ý.
Ngưng sử dụng lomefloxacin và liên hệ với bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau, sưng hoặc bị rách gân. Nghỉ ngơi nhiều và không tập thể dục cho đến khi bác sĩ xác định được nguyên nhân.
Lomefloxacin không được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi. Tính an toàn và hiệu quả dùng thuốc cho nhóm đối tượng này chưa được thiết lập.
Thận trọng khi dùng thuốc cho một số trường hợp đặc biệt
Thuốc được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp vào nhóm C (có thể có nguy cơ) đối với thai kỳ.
Vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ xác định tính an toàn, hiệu quả và rủi ro của lomefloxacin đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Luôn luôn tham khảo ý kiến chuyên gia nếu bạn muốn dùng thuốc trên để khắc phục tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.
2. Tác dụng phụ
Trong quá trình điều trị bằng lomefloxacin, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:
Tác dụng phụ nghiêm trọng:
- Phản ứng dị ứng (cứng cổ họng, sưng môi, phát ban, sưng lưỡi…)
- Co giật
- Ảo giác, nhầm lẫn
- Tổn thương gan (buồn nôn, đau bụng, bầm tím, chảy máu, mệt mỏi, vàng da và mắt…).
- Đau khớp và cơ bắp.
Tác dụng phụ phổ biến:
- Tiêu chảy, buồn nôn
- Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ
- Ù tai
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
Không phải ai cũng gặp phải những biểu hiện như trên. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, bạn nên liên hệ với bác sĩ / dược sĩ để được tư vấn và tím hướng khắc phục.
3. Tương tác thuốc
Tương tác với thuốc điều trị
Lomefloxacin có thể tương tác với những loại thuốc điều trị sau nếu dùng đồng thời:
- Thuốc giảm đau (Tagamet HB®, Tagamet®).
- Probenecid (Benemid®)
- Insulin hoặc một số thuốc điều trị đường uống như glyburide (Micronase®, Glynase®, Diabeta® và một số loại thuốc đặc trị khác.
- Cyclosporine (Sandimmune®, Neoral®).
- Thuốc kháng viêm không Steroid như naproxen (Naprosyn®, Aleve®, Anaprox®), ketoprofen (Orudis®, Orudis KT®, Oruvail®), ibuprofen (Advil®, Motrin®, Nuprin® và các loại thuốc khác.
Để tránh mắc phải hiện tượng tương tác khi điều trị bằng lomefloxacin, bạn nên thông báo với chuyên gia các loại thuốc bạn đang dùng (gồm thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, thực phẩm chức năng…). Dựa vào thành phần thuốc, chuyên gia sẽ có biện pháp điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Tương tác với bệnh
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của lomefloxacin, bao gồm:
- Bệnh thận
- Co giật hoặc động kinh.
Trên đây là một số thông tin về thuốc lomefloxacin, hy vọng hữu ích đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp, liên hệ với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được tư vấn thêm.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm tiền liệt tuyến uống thuốc gì để điều trị?
- Chlorhexidine là thuốc gì? Liều dùng và thận trọng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!