Thuốc giảm đau Nefopam dùng cho đối tượng nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nefopam là thuốc giảm đau kê đơn, được chỉ định cho một số trường hợp đau cấp hoặc mãn tính dai dẳng, nghiêm trọng. Thuốc Nefopam hoạt động bằng cách làm gián đoạn tín hiệu đau được cơ thể truyền đến não bộ, từ đó giúp giảm đau.

thuốc Nefopam
Thuốc giảm đau Nefopam dạng dung dịch tiêm.
  • Tên hoạt chất: Nefopam
  • Tên thương hiệu: Nefopam.
  • Phân nhóm: Thuốc giảm đau hạ sốt.

Những thông tin cần biết về thuốc Nefopam

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc là Nefopam Hydrochloride. Tham khảo thêm thông tin về thành phần của thuốc được đính kèm trong tờ hướng dẫn sử dụng.

2. Tác dụng

Nefopam là thuốc giảm đau kê đơn, thường được chỉ định cho các trường hợp đau dai dẳng mà các loại thuốc giảm đau không kê đơn khác như aspirin, paracetamol không thể kiểm soát được bệnh.

Các chuyên gia cho biết, thuốc hoạt động bằng cách làm gián đoạn tín hiệu đau được cơ thể truyền đến não bộ, từ đó giúp giảm đau.

3. Chỉ định

Thuốc Nefopam được chỉ định để làm giảm cơn đau cấp tính, đặc biệt là các cơn đau hậu phẫu.

4. Chống chỉ định

Không dùng Nefopam cho đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bị mẫn cảm với Nefopam hay bất kỳ thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Co giật hoặc có tiền sử co giật.
  • Nguy cơ gloucom góc đóng.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Nguy cơ bí tiểu có liên quan đến rối loạn niệu – tuyến tiền liệt.

5. Dạng bào chế và hàm lượng

Thuốc Nefopam có ở các dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén: 30 mg.
  • Dung dịch tiêm: 20mg/ 2ml.

6. Cách sử dụng

Tuân thủ nghiêm về cách sử dụng và liều dùng thuốc Nefopam được đính kèm trong mỗi hộp thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Mọi trường hợp sử dụng thuốc không đúng cách hoặc mục đích đều có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

  • Dùng thuốc đúng liều lượng quy định. Liều tiêu chuẩn là 30 mg/ ngày (dạng viên). Liều dùng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý tăng giảm liều dùng khi chưa được sự phê duyệt của chuyên gia.
  • Dạng uống: Nefopam có thể được dùng trước hoặc sau bữa ăn, kèm với một ly nước đầy. Nên dùng thuốc vào khoảng thời gian cố định trong ngày và thực hiện đều đặn trong suốt liệu trình để thuốc phát huy tác dụng tối ưu.
  • Nếu bạn quên một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu liều dùng bị bỏ lỡ gần với thời gian dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua và dùng thuốc đúng như kế hoạch.
  • Khi nhận thấy thuốc có biểu hiện ẩm, mốc hoặc biến chất, tuyệt đối không sử dụng. Việc dùng thuốc kém chất lượng hoặc hết hạn sử dụng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

7. Liều dùng

Thông tin về liều dùng được đề cấp đến trong bài viết không thể thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Luôn luôn tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

Liều dùng cho người lớn:

Thuốc dạng uống:

  • Liều khởi điểm: Dùng 60 mg (có thể dùng 30 – 90 mg), uống 3 lần trong ngày. Người cao tuổi có thể dùng liều ban đầu là 30 mg uống 3 lần mỗi ngày.
  • Liều dùng tối đa không được quá 300 mg/ ngày.

Thuốc dạng tiêm tĩnh mạch:

  • Dùng 20 mg tiêm tĩnh mạch sau mỗi 4 giờ.
  • Liều dùng tối đa không quá 120 mg/ ngày. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi khoảng 15 – 20 phút sau khi nạp thuốc vào cơ thể.

Thuốc dạng tiêm bắp:

  • Dùng 20 mg tiêm bắp sau mỗi 6 giờ. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi khoảng 15 – 20 phút sau khi nạp thuốc vào cơ thể.

Liều dùng cho trẻ em

Liều dùng nefopam cho trẻ em chưa được nghiên cứu cụ thể. Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn nếu bạn có nhu cầu dùng thuốc trên cho đối tượng trẻ em.

8. Bảo quản

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ phòng. Tránh bảo quản thuốc nơi ẩm thấp hoặc nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp.
  • Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và động vật nuôi trong nhà.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Nefopam

1. Thận trọng

Trước khi dùng thuốc cần lưu ý điều gì?

Thông báo với bác sĩ nếu bạn mắc phải vấn đề sức khỏe sau:

  • Muốn có con, đang mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Mắc bệnh lý về gan, thận.
  • Đã và đang gặp bất kỳ khó khăn về tiểu tiện.
  • Có tiền sử co giật, chẳng hạn bệnh động kinh.
  • Đang dùng bất kỳ thuốc nào: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin, khoáng chất…
  • Dị ứng với thành phần của thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng đặc biệt

Ảnh hưởng của thuốc lên đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú chưa được nghiên cứu sẵn. Để thận trọng, không nên dùng thuốc này trong thời gian mang thai hoặc đang cho con bú.

2. Tương tác thuốc

Tương tác với thuốc điều trị:

Một số thuốc có thể tương tác với Nefopam nếu được dùng đồng thời hoặc gần một thời điểm, đó là:

  • Thuốc kháng cholinergic;
  • Thuốc kích thích thần kinh giao cảm;
  • Chất ức chế monoamine oxidase;
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Tương tác với bệnh:

Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc Nefopam là:

  • Bệnh gan
  • Bệnh thận
  • Tiểu khó
  • Chứng co giật như bệnh động kinh
  • Bệnh cường giáp.

Để tránh tình trạng tương tác thuốc xảy ra, bạn nên thông báo với bác sĩ vấn đề sức khỏe và các loại thuốc điều trị đang sử dụng (bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược….). Trong trường hợp phát hiện có hiện tượng tương tác, chuyên gia sẽ chỉ định cho bạn biện pháp điều trị phù hợp.

3. Tác dụng phụ

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi điều trị bằng Nefopam là:

  • Thần kinh: Mất ngủ, buồn ngủ, dị cảm, run, chóng mặt, hồi hộp, nhầm lần, ảo giác, hưng phấn, co giật.
  • CV: Đánh trống ngực, hạ huyết áp, tăng nhịp tim (nhịp tim nhanh).
  • GI: Khô miệng, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
  • Bộ phận sinh dục: Bí tiểu.
  • Da liễu: Phù mạch, đổ mồ hôi.
  • Miễn dịch học: Phản ứng quá mẫn (phát ban trên da, sốc phản vệ).

Không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ khi điều trị bằng Nefopam. Tuy nhiên, nếu như cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường trong quá trình dùng thuốc – bao gồm các triệu chứng không được liệt kê trong bài viết, liên hệ với ngươi có chuyên môn để được tư vấn và tìm cách khắc phục.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *