Kem bôi ngoài da Gentrikin có tác dụng gì và được sử dụng như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Gentrikin là thuốc được sản xuất dưới dạng kem bôi ngoài da thường được kê đơn để điều trị các bệnh lý ngoài da như viêm da dị ứng, bệnh nấm da, nhiễm khuẩn da,…

Kem điều trị ngoài da Gentrikin
Kem bôi da Gentrikin là thuốc điều trị bệnh da liễu do công Công ty TNHH Phil Inter Pharma – Việt Nam sản xuất. Giá bán Gentrikin là 20.000 VNĐ / 1 tuýp 10g.

  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu
  • Thành phần thuốc bao gồm: Triamcinolon acetonid, Econazol nitrat và Gentamycin sulfat.
  • Dạng bào chế: Kem bôi ngoài da

I. Thuốc Gentrikin có tác dụng gì?

Gentrikin là thuốc được kê đơn bởi bác sĩ. Thuốc chứa các thành phần chính là chất kháng nấm, corticosteroid và kháng sinh. Chính vì vậy, chúng thường được chỉ định điều trị các bệnh ngoài da như:

  • Viêm da dị ứng: Bao gồm điều trị triệu chứng ngứa da, tình trạng eczema, hăm tã hoặc viêm da do quấn tã lót ở trẻ.
  • Điều trị bệnh nấm da do Trichophyton, Candida hoặc bệnh viêm nang do Trichophyton gây ra. Bên cạnh đó, Gentrikin có tác dụng chữa bệnh nước ăn chân, lang ben hoặc bệnh lác đồng tiền hay hắc lào.
  • Ngoài ra, thuốc còn giúp điều trị nhiễm trùng da thứ phát hoặc tiên phát sau nấm da hoặc viêm da.

Gentrikin có thể giúp kiểm soát và cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định sử dụng ở một số bệnh lý sau:

  • Người bị nhiễm nấm ngoài tai kèm theo chứng thủng màng nhĩ.
  • Người có tiền sử bị dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào chứa trong thuốc.
  • Bệnh nhân bị nhiễm vi rút hoặc nhiễm khuẩn da do bệnh giang mai hay lao gây ra.
  • Loét trên da hay bệnh Frostbite (bỏng lạnh).

II. Hướng dẫn cách dùng và liều dùng thuốc Gentrikin

Gentrikin là thuốc được sản xuất dưới dạng kem bôi ngoài da. Vì vậy, trước khi bôi thuốc, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm da để kiểm tra độ nhạy cảm của thuốc với da, tránh tình trạng Gentrikin gây kích ứng.

Tùy thuộc vào tình trạng và diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và thời gian bôi thuốc ở mỗi người. Bên cạnh đó, để sử dụng thuốc Gentrikin với nồng độ thích hợp thì bác sĩ còn kê đơn thuốc theo độ tuổi.

Chẳng hạn, đối với người lớn, người bệnh bôi Gentrikin vào vùng da bị bệnh khoảng 2 – 3 lần/ ngày. Thời gian thoa thuốc có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần. Còn đối với trẻ em, thời gian và liều lượng dùng giống như người lớn nhưng thuốc dùng thường có nồng độ thấp hơn so với người lớn. Ngoài ra, đối với các vị trí da mẫn cảm như ở vùng nách, bẹn và bìu, chuyên viên y tế sẽ chỉ định bệnh nhân dùng Gentrikin với nồng độ thấp hơn các vùng da khác.

Gentrikin dùng như thế nào?
Khi bôi thuốc Gentrikin lên vùng da bị ảnh hưởng, người bệnh nên tránh thuốc tiếp xúc với mắt.

Cách bôi thuốc như sau:

  • Trước khi bôi thuốc, bệnh nhân nên vệ sinh tay và vùng da cần thoa thuốc một cách sạch sẽ. Hành động này sẽ giúp giảm thiểu sự xâm nhiễm của vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Trong quá trình thoa Gentrikin, người bệnh chỉ nên bôi một lớp kem mỏng lên da.
  • Sau khi thoa thuốc xong, bệnh nhân nên dùng băng gạc băng vùng da bị tổn thương để tránh nhiễm khuẩn và giúp thẩm thấu vào da nhanh hơn.
  • Cuối cùng, vệ sinh lại tay.

Lưu ý: Khi bôi thuốc nên chú ý không để Gentrikin tiếp xúc với mắt. Bởi thuốc có thể gây kích ứng và gây ảnh hưởng đến niêm mạc mắt. Hơn nữa, Gentrikin có thể gây giãn mao mạch và teo da. Vì thế, bệnh nhân không nên dùng thuốc thoa trên diện rộng hoặc sử dụng chúng trong thời gian dài.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Medskin Clovir: Thành phần, công dụng và liều dùng

III. Thuốc Gentrikin có gây tác dụng phụ không?

Bên cạnh những lợi ích chữa bệnh, thuốc Gentrikin cũng có thể gây ra những tác dụng như gây nổi mề đay, phát ban, ngứa da,… Nghiêm trọng hơn thuốc có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm là sốc phản vệ. Đối với tác dụng phụ này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để thăm khám.

Bên cạnh đó, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng nên cẩn thận khi sử dụng Gentrikin để điều trị bệnh. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng quái thai hoặc sinh non, mẹ bầu tốt nhất không nên sử dụng Gentrikin trong suốt chu kỳ thai kỳ và cho con bú.

IV. Gentrikin có tương tác với thuốc nào không?

Gentrikin khi dùng chung với một số loại thuốc sẽ gây phản ứng tương tác với nhau làm giảm tác dụng điều trị và tăng nguy cơ phát huy tác dụng phụ. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng Vancomycin, Methoxyflurane, Enflurane và Cephalosporin với Gentrikin sẽ làm tăng độc tính trên thận.
  • Gentrikin kết hợp với thuốc lợi tiểu có thể làm suy giảm thính giác.
  • Dùng Gentrikin chúng với các loại thuốc kháng sinh polypeptide có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng ở thận và gây tê liệt hô hấp.

Chính vì vậy, trước khi sử dụng Gentrikin với bất kỳ loại thuốc nào bao gồm cả kê đơn hoặc không kê đơn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý phối trộn thuốc, tránh tình trạng thuốc gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là thông tin về sản phẩm Gentrikin được chúng tôi tổng hợp. Để hiểu rõ hơn về tác dụng, cách dùng, liều lượng cũng như giá thành của thuốc, bệnh nhân nên nhờ đến sự tư vấn của dược sĩ và bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bà bầu bị hắc lào: Cách chữa tự nhiên và thuốc an toàn

Bà bầu bị hắc lào thường là do bị lây nhiễm nấm Dermatophytes khi tiếp xúc với người mang mầm...

trj giời leo bằng tỏi

Cách trị giời leo bằng tỏi – Hướng dẫn chi tiết A-Z

Nhờ có chứa những thành phần hoạt chất có dược tính cao mà tỏi được sử dụng trong khắc phục...

Ghẻ xốn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ghẻ xốn là một dạng nhiễm trùng da có khả năng lây lan mạnh mẽ. Đặc trưng của bệnh là...

Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm nang lông là tình trạng một hoặc nhiều nang lông bị viêm hay nhiễm trùng. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ...

Bị vảy nến nhẹ có cần trị? Giải pháp và điều cần biết

Bị vảy nến nhẹ có cần trị không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Dựa trên mức độ tổn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *