Thuốc Forlax là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Forlax là thuốc bột có tác dụng điều trị bệnh táo bón ở cả trẻ em và người lớn. Dùng thuốc bằng cách pha bột thuốc với nước lọc để uống.

Thuốc Forlax là thuốc điều trị chứng táo bón.
Thuốc Forlax là thuốc điều trị chứng táo bón.

  • Tên biệt dược: Forlax®10g;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa;
  • Dạng bào chế: Bột.

Những thông tin cần biết về thuốc Forlax

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Forlax là chất Macrogol. Đây là một loại hóa dược có tên đầy đủ là Macrogol 4000. Loại chất này có tác dụng làm tăng lượng nước trong ruột.

Hàm lượng của chất Macrogol trong thuốc Forlax là 10g.

2. Công dụng – Chỉ định

Với thành phần chính là chất Macrogol, thuốc Forlax có tác dụng điều trị chứng táo bón, bao gồm táo bón ở trẻ em (trên 8 tuổi) và cả người lớn.

3. Chống chỉ định

Thuốc Forlax không thích hợp điều trị ở những trường hợp sau:

  • Trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân;
  • Người mắc hội chứng tắc ruột;
  • Trường hợp bệnh nhân viêm ruột thực thể.

4. Cách dùng

Thuốc Forlax được bào chế ở dạng bột pha. Người dùng pha bột thuốc vào nước lọc, khuấy đều. Sau đó uống trực tiếp dung dịch.

Thuốc có hiệu quả trong vòng 24 – 48 giờ.

Thuốc Forlax dùng được ở bệnh nhân là trẻ em trên 8 tuổi và người lớn.
Thuốc Forlax dùng được ở bệnh nhân là trẻ em trên 8 tuổi và người lớn.

5. Liều dùng

Liều dùng của thuốc Forlax cho người lớn và trẻ trên 8 tuổi như sau:

  • Số lượng: 1 gói/lần;
  • Số lần: 2 lần/ngày.

Lưu ý, liều dùng trên đây chỉ mang tính tham khảo. Trước khi dùng thuốc Forlax, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và tuân theo những chỉ định về liều lượng. Mỗi trường hợp bệnh sẽ được chỉ định liều dùng khác nhau.

6. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc ở nguyên vẹn trong bao bì, không lấy thuốc ra bên ngoài quá sớm, khi chưa có nhu cầu dùng. Người dùng nên giữ thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp, tránh nhiệt độ quá cao.

Để thuốc Forlax ở xa tầm tay trẻ em.

Tham khảo thêm: Thuốc Mixtard có công dụng gì?

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Forlax

1. Tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Forlax, người dùng có thể sẽ bị đau bụng hoặc tiêu chảy nếu chẳng may sử dụng quá liều. Hiện nay, chưa phát hiện thêm những tác dụng ngoài ý muốn khác của thuốc. Nếu trong quá trình dùng thuốc Forlax điều trị táo bón, nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Khai báo với bác sĩ nếu thấy có bất kỳ biểu hiện khác thường trong lúc dùng thuốc Forlax.
Khai báo với bác sĩ nếu thấy có bất kỳ biểu hiện khác thường trong lúc dùng thuốc Forlax.

2. Tương tác thuốc

Hiện nay, chưa có các nghiên cứu về vấn đề tương tác thuốc giữa Forlax với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng kết hợp.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, nên dùng thuốc Forlax cách xa với các loại thuốc khác ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Điều này một phần giúp tránh tương tác thuốc và tránh đào thải các loại thuốc khác ra khỏi cơ thể quá sớm.

3. Cách xử lý khi sử dụng quá liều

Khi sử dụng thuốc Forlax quá liều, có thể người dùng sẽ bị tiêu chảy. Do đó, bạn nên sử dụng thuốc đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định. Nếu chẳng may dùng thuốc vượt quá liều khuyến cáo, hãy tạm ngưng dùng thuốc, uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước. Sau đó, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Lưu ý, tiêu chảy không phải là trường hợp duy nhất xảy ra đối với trường hợp uống thuốc Forlax quá liều. Vì vậy, bạn nên chú ý theo dõi các triệu chứng của cơ thể. Hãy báo ngay với bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng lạ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán đặc trị bệnh dạ dày

Điều trị vi khuẩn HP – Bệnh nhân chia sẻ bí quyết xua tan nỗi lo nhờ 1 liệu trình Đông y

Điều trị vi khuẩn HP là vấn đề khiến gia đình tôi phải đau đầu và loay hoay trong 1...

Rượu ngâm tỏi uống có tác dụng gì trong chữa bệnh?

Rượu Tỏi Trị Bệnh Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hiệu Quả Tốt Nhất

Rượu tỏi là bài thuốc được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn có thể...

Quy trình thực hiện nội soi dạ dày là: tiêm thuốc mê, bác sĩ đưa ống nội soi vào dạ dày để quan sát và rút ống nội soi ra sau khi kiểm tra xong.

Nội soi dạ dày khi nào? Có đau không? Quy trình

Nội soi dạ dày là một thủ thuật giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của dạ dày, phát hiện...

Bệnh polyp đại trực tràng có nguy hiểm không?

Polyp đại trực tràng là sự xuất hiện một hoặc nhiều khối u nhú nhỏ do các tế bào tăng...

Công dụng chữa bệnh trĩ bằng hạt gấc và cách áp dụng

Quả gấc được biết đến như là một chiếc túi bên trong có vô số carotene (tiền vitamin A) mà...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *