Thuốc Efavirenz là thuốc gì?
Thuốc Efavirenz có tên biệt dược là Efavirenz 600mg và Efavirenz Stada 200mg. Thuốc thường được dùng trong điều trị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng phối hợp cùng với những loại thuốc kháng siêu vi khác.
- Nhóm thuốc: Thuốc điều trị ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus và chống nhiễm khuẩn
- Tên biệt dược: Efavirenz 600mg, Efavirenz Stada 200mg
- Dạng bào chế: Viên nang, viên bao phim
Thông tin về thuốc Efavirenz
Thành phần
Thuốc Efavirenz được bào chế từ hoạt chất Efavirenz và lượng tá dược vừa đủ trong một viên bao phim, viên nang.
Công dụng
Thuốc Efavirenz có tác dụng điều trị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng phối hợp cùng với những loại thuốc kháng siêu vi khác.
Chống chỉ định
Thuốc Efavirenz chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với hoạt chất Efavirenz hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra người bệnh không sử dụng đồng thời Efavirenz cùng với những loại thuốc điều trị sau: Triazolam, cisapride, midazolam, astemizol, nấm cựa loãng mạch và dẫn chất. Bởi những loại thuốc này cạnh tranh với CYP3A4 gây ức chế chuyển hóa. Đồng thời làm gia tăng độc tính của những loại thuốc điều trị. Thậm chí đe dọa đến tính mạng do triệu chứng thần kinh, loạn nhịp tim và các độc tính khác.
Tham khảo thêm: Thuốc Efavirenz có tác dụng gì?
Cách dùng
Viên nang và viên bao phim Efavirenz được sử dụng thông qua đường miệng. Để làm giảm kích thích dạ dày, người bệnh nên uống thuốc cùng với một cốc nước đầy. Đối với những bệnh nhân thường xuyên có cảm giác nôn ói khi dùng thuốc, bạn có thể sử dụng thuốc cùng với thức ăn hoặc sữa. Ngoài ra, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên pha vỡ cấu trúc của thuốc hoặc tán nhuyễn thuốc. Đồng thời không nhai thuốc trước khi nuốt. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động chữa bệnh của thuốc.
Lưu ý:
- Thuốc Efavirenz có thể được sử dụng trước, trong và sau bữa ăn. Tuy nhiên tốt nhất nên dùng thuốc vào lúc đói và trước khi đi ngủ.
- Người bệnh nên uống thuốc vào ban đêm. Điều này sẽ giúp bạn giảm những phản ứng phụ xảy ra trên hệ thần kinh trung ương.
- Thuốc Efavirenz có vị cay nóng. Vì thế ngoài nước lọc và sữa, bạn nên sử dụng thuốc cùng với nước trái cây.
- Những loại thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất béo sẽ tác động và làm tăng nồng độ thuốc Efavirenz. Do đó, trong thời gian chữa bệnh, bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm giàu chất béo.
- Người bệnh không được sử dụng đơn độc thuốc Efavirenz. Bạn cần luôn luôn uống kèm thuốc cùng với những loại thuốc kháng virus khác như nelfinavir, indinavir.
- Thành phần tá dược trong thuốc có khả năng chuyển hóa chính qua gan cùng với đó là những thông tin giới hạn ở những bệnh nhân bị suy gan. Chính vì thế bác sĩ cần thận trọng trước khi chỉ định đưa thuốc Efavirenz vào quá trình điều trị ở đối tượng này.
Liều dùng
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi mắc bệnh, liều dùng thuốc Efavirenz ở mỗi người không giống nhau.
Đối với người lớn
- Liều khuyến cáo: Dùng 600mg/lần/ngày. Sử dụng kèm theo những loại thuốc khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Đối với trẻ em
Liều dùng thuốc cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cân nặng từ 10 – 15kg
- Liều khuyến cáo: Dùng 200mg/lần/ngày. Sử dụng kèm theo những loại thuốc khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng thuốc cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cân nặng từ 15 – 20kg
- Liều khuyến cáo: Dùng 250mg/lần/ngày. Sử dụng kèm theo những loại thuốc khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng thuốc cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cân nặng từ 20 – 25kg
- Liều khuyến cáo: Dùng 300mg/lần/ngày. Sử dụng kèm theo những loại thuốc khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng thuốc cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cân nặng từ 25 – 32,5kg
- Liều khuyến cáo: Dùng 350mg/lần/ngày. Sử dụng kèm theo những loại thuốc khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng thuốc cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cân nặng từ 32,5 – 40kg
- Liều khuyến cáo: Dùng 400mg/lần/ngày. Sử dụng kèm theo những loại thuốc khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng thuốc cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cân nặng từ 40kg trở lên
- Liều khuyến cáo: Dùng 600mg/lần/ngày. Sử dụng kèm theo những loại thuốc khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng thuốc cho trẻ em dưới 3 tuổi
Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với bệnh nhân bị suy gan và suy thận
Bệnh nhân bị suy thận không cần điều chỉnh liều dùng thuốc. Bởi mức độ thanh thải của thuốc qua thận không đáng kể.
Bảo quản
Người bệnh cần bảo quản thuốc Efavirenz tại những nơi khô ráo, thoàng mát, có nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh để thuốc tại những nơi ẩm ướt hoặc có ánh sáng mặt trời.
Tham khảo thêm: Thuốc Lopinavir điều trị bệnh gì?
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Efavirenz
Khuyến cáo khi dùng
Trước khi sử dụng thuốc Efavirenz, người bệnh cần thận trọng với những điều sau đây:
- Tính an toàn của thuốc Efavirenz chưa được nghiên cứu chính thức ở những bệnh nhân là phụ nữ mang thai. Vì thế, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi lợi ích điều trị mà thuốc mang lại cao hơn những rủi ro hoặc nguy cơ gây hại cho thai nhi
- Trong thí nghiệm với chuột, thuốc Efavirenz có khả năng phân bố trong sữa. Vẫn chưa có thông báo về việc thuốc có phân bố trong sữa người hay không. Tuy nhiên do khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con nên phụ nữ bị nhiễm HIV và đang trong quá trình điều trị không nên cho con bú kể cả khi bạn có đang sử dụng thuốc Efavirenz hay không
- Thành phần trong thuốc Efavirenz có thể gây chóng mặt, buồn ngủ và mất tập trung. Vì thế người bệnh không nên sử dụng thuốc trong trường hợp đang lái xe hoặc vận hành máy móc
- Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc với cùng rượu hoặc những loại thuốc có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bởi việc điều này có thể làm cho những phản ứng phụ trở nên xấu đi như: Kém tập trung, chóng mặt, khó ngủ, ác mộng, buồn ngủ. Những loại thuốc có khả năng tác động và gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gồm: Thuốc trị sốt, thuốc kháng histamin, thuốc chữa cảm cúm, dị ứng, thuốc giảm đau an thần, thuốc chống suy nhược, thuốc ngủ, thuốc chống lo âu, những loại thuốc giảm đau dùng theo đơn hoặc thuốc gây nghiện, những loại thuốc dùng trong trường hợp thiếu chú ý và hiếu động thái quá, các thuốc an thần barbiturat, thuốc gây tê gây mê (bao gồm cả những loại thuốc gây tê trong trường hợp nhổ răng)
- Bệnh nhân cần được thông báo rằng thuốc Efavirenz không có khả năng làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở những người bị nhiễm HIV qua đường máu và đường tình dục
- Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản cần đặc biệt thận trọng khi chữa bệnh với thuốc Efavirenz. Trong thời gian điều trị, bạn cần cần áp dụng hai hình thức tránh thai bao gồm sử dụng những dụng cụ và các hormon ngừa thai kể cả đường uống hoặc sử dụng những đường khác.
Tác dụng phụ
Trong quá trình chữa bệnh với thuốc Efavirenz, người bệnh có thể gặp phải một hoặc nhiều tác dụng phụ dưới đây:
Tác dụng phụ xuất hiện trên hệ thần kinh trung ương
Đối với người lớn
- Kém tập trung
- Chóng mặt
- Đau đầu mất ngủ
- Ác mộng
- Buồn ngủ.
Những tác dụng phụ này thường xuất hiện khi quá trình chữa bệnh diễn ra được 1 – 2 ngày. Tuy nhiên chúng sẽ dần được cải thiện và biến mất sau 2 – 4 tuần điều trị đầu tiên.
Một số tác dụng phụ ít gặp khác gồm: Viêm thần kinh ngoại biên, đau đầu, dị cảm, mất điều hòa vận động.
Đối với trẻ em
Ở trẻ em các tác dụng phụ xảy ra trên hệ thần kinh trung ương thường chiếm khoảng 9% bệnh nhi sử dụng thuốc Efavirenz.
Tác dụng phụ xuất hiện trên da và các phản ứng nhạy cảm
Tác dụng phụ thường gặp
- Phát ban.
Tác dụng phụ hiếm gặp
- Hồng ban đa dạng
- Hội chứng Stevens-Johnson.
Việc sử dụng những loại thuốc kháng dị ứng hoặc/và thuốc corticosteroid có thể tác động và cải thiện sức đề kháng. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm mất đi những triệu chứng phát ban ngoại trừ astamizol.
Tác dụng phụ xuất hiện trên hệ tiêu hóa
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Nôn ói
- Khó tiêu
- Đầy hơi
- Đau bụng
- Rối loạn vị giác
- Khô miệng.
Tác dụng phụ trên hệ tim mạch
- Đánh trống ngực
- Chứng đỏ bừng nóng
- Viêm tĩnh mạch huyết khối
- Tim đập nhanh.
Một số phản ứng phụ khác
- Chứng không chịu được rượu
- Sỏi thận
- Cơ thể suy nhược
- Khó ở
- Sốt
- Phù ngoại biên
- Đau
- Ù tai
- Ngất
- Đau cơ
- Đau khớp
- Ảo giác, nhìn đôi
- Suyễn
- Viêm tụy
- Loạn khứu giác.
CÓ thể bạn muốn biết: Thuốc Abacavir – Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
Tương tác thuốc
Thuốc Efavirenz có khả năng tác động và làm tăng nồng độ thuốc trong cơ thể đối với những loại thuốc điều trị sau:
- Thuốc cisapride hoặc astemizol: Sự tương tác dẫn đến loạn nhịp tim.
- Dẫn chất và nấm cựa lõa mạch: Tác động và gây ra những vấn đề có liên quan đến hệ hô hấp.
- Triazolam hoặc midazolam: Làm tăng chứng buồn ngủ và khiến cơ thể mệt mỏi.
Ngoài ra Efavirenz còn tương tác với những loại thuốc chữa bệnh sau:
- Indinavir: Thuốc Efavirenz có khả năng làm giảm nồng độ của thuốc Indinavir trong huyết tương. Tuy nhiên nồng độ của thuốc Efavirenz trong huyết tương không bị ảnh hưởng. Vì sự tương tác, thuốc Indinavir nên được điều chỉnh liều lên đến 1000mg mỗi 8 giờ khi sử dụng đồng thời hai loại thuốc này cùng với nhau.
- Rifabutin, amprenavir, saquinavir: Thuốc Efavirenz làm giảm nồng độ của rifabutin, amprenavir, saquinavir trong cơ thể.
- Warfarin: Sự tương tác làm tăng nồng độ warfarin trong cơ thể.
Quá liều và xử lý
Triệu chứng
Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc Efavirenz với liều 600mg x 2 lần/ngày thay vì 600mg x 1 lần/ngày, cơ thể sẽ bị tác động. Đồng thời làm tăng sự xuất hiện của những tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương. Nếu việc sử dụng thuốc quá liều xảy ra, người bệnh cần được áp dụng những biện pháp hỗ trợ và được điều trị những triệu chứng ban đầu.
Xử lý
Chưa có thuốc giải độc trong trường hợp sử dụng Efavirenz quá liều. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng than hoạt để ngăn ngừa sự hấp thụ của thuốc. Thẩm tích máu hoặc thẩm phân màng bụng không có khả năng đẩy được Efavirenz và lượng tá dược của thuốc ra khỏi cơ thể. Mặt khác biện pháp thẩm tích máu hoặc thẩm phân màng bụng cũng không có khả năng làm tăng sự đào thải của thuốc.
Thông tin cơ bản về liều dùng, công dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Efavirenz trong điều trị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu thêm về mức độ an toàn và khả năng chữa bệnh của thuốc. Bên cạnh đó bệnh nhân cần sử dụng thuốc và tuân thủ nghiêm ngoặc liều dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Ritonavir – Chỉ định, liều dùng và lưu ý khi sử dụng
- Thuốc Indinavir – Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!