Thuốc Abacavir: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Abacavir được dùng kết hợp với các loại thuốc HIV khác để điều trị và phòng ngừa bệnh HIV/AIDS. Uống thuốc không đúng cách có thể khiến cơ thể gặp phải nhiều tác dụng phụ. Do đó trước khi sử dụng, bạn cần nắm rõ các thông tin về loại thuốc này. 

Thuốc Abacavir hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh HIV/AIDS
Thuốc Abacavir hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh HIV/AIDS
  • Tên hoạt chất: Abacavir
  • Tên biệt dược: Viên nén Abacavir 300 mg, Abatrio, Abacavir Stada…
  • Nhóm thuốc: Thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus.
  • Dạng thuốc: Viên nén, dung dịch, viên nén bao phim 300mg

I/ Thông tin cần biết về thuốc Abacavir

1. Thành phần

Abacavir

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

2. Tác dụng của thuốc Abacavir

Abacavir có tác dụng ức chế men phiên mã ngược tương tự nucleosid (NRTI). Từ đó ức chế sự sao chép 1 loại enzym HIV là men phiên mã ngược, làm giảm được sự phát triển của bệnh HIV/AIDS. Nó cũng là nhóm thuốc kháng retrovirus đầu tiên được triển khai.

3. Chỉ định

Abacavir được dùng kết hợp với các loại thuốc kháng virus khác để điều trị và phòng ngừa bệnh HIV/AIDS.

Thuốc giúp ức chế và làm giảm virus HIV trong cơ thể, tạo điều kiện cho hệ thống miễn dịch của cơ thể được hoạt động tốt hơn. Do đó, thuốc sẽ hạn chế được các biến chứng do bệnh HIV gây ra như ung thư, bội nhiễm… Đồng thời, có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc có tác dụng chữa trị triệt để bệnh HIV/AIDS. Do đó, bệnh nhân cần phải áp dụng các biện pháp sau đây để làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác:

  • Duy trì việc điều trị bằng thuốc và các phương pháp chữa trị khác theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, cần sử dụng bao cao su hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác khi quan hệ.
  • Không dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu… với người khác.

4. Chống chỉ định

  • Người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân suy gan mức độ vừa hoặc bị suy nặng.

5. Liều dùng thuốc Abacavir

Tùy vào từng đối tượng và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho một liều dùng phù hợp. Thông thường, thuốc Abacavir sẽ được chỉ định sử dụng với liều lượng như sau:

  • Với người trưởng thành: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 300mg.
  • Trẻ em từ 2 tháng – 16 tháng tuổi: Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 8mg. Liều dùng tối đa được sử dụng là 300mg/ngày.
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi: Chống chỉ định.

6. Cách sử dụng

Để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Uống thuốc đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc tăng, giảm liều dùng.
  • Nếu là Abacavir dạng viên, uống cả viên cùng với nước. Không nghiền nát thuốc ra để uống, vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bản thân.
  • Nếu là thuốc dạng dung dịch, cần dùng đến các dụng cụ đo lường để đo thật chính xác lượng thuốc cần sử dụng. Tránh uống thuốc quá liều hoặc thiếu liều.
  • Tuyệt đối không được ngưng dùng thuốc một cách đột ngột. Vì ngừng uống thuốc một thời gian ngắn, sau đó sử dụng lại có thể làm cho cơ thể mắc phải các phản ứng dị ứng vô cùng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Do đó, hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi ngưng điều trị.
  • Trong quá trình điều trị bằng thuốc Abacavir, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

7. Bảo quản thuốc Abacavir

  • Bảo quản Abacavir ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nơi ẩm ướt.
  • Để thuốc xa khỏi tầm tay trẻ em.

II/ Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Abacavir

Thuốc abacavir có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh
Thuốc abacavir có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh

1. Thận trọng

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Abacavir, bệnh nhân có thể gặp phải những vấn đề sau đây:

  • Tình trạng chung: Bị suy nhược, viêm mạch
  • Tác dụng lên toàn cơ thể: Phân bố/ tích lũy chất béo trong cơ thể
  • Tim mạch: Mắc bệnh cơ tim
  • Nội tiết và  chuyển hóa: Tăng đường huyết, tăng tuyến vú ở nam giới
  • Gan, tụy: Nhiễm mỡ trong máu, nhiễm acid lactic, tăng transaminase, tăng bilirubin, viêm tụy, làm bùng phát bệnh viêm gan siêu vi B sau khi dùng thuốc để điều trị.
  • Tiêu hóa: Khiến bệnh nhân cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, viêm miệng, khó tiêu, đau bụng, làm giảm sắc tố niêm mạc miệng.
  • Hệ tuần hoàn máu và bạch huyết: Gây thiếu máu, thiếu máu bất sản, to lách, bệnh bạch huyết, thiếu tiểu cầu…
  • Các vấn đề về da: Dùng Abacavir để điều trị có thể gây ra tình trạng hồng ban đa dạng, hói, mắc hội chứng Stevens – Johnson.
  • Hệ tâm – thần kinh: Thuốc có thể gây buồn ngủ, dị cảm, mắc bệnh thần kinh ngoại vi, mất ngủ, co giật toàn thân, làm rối loạn giấc ngủ,
  • Cơ xương sống: Gây đau cơ, đau khớp, làm tăng CPK, nhược cơ, ly giải cơ vân,
  • Hệ hô hấp: Thở khò khè, hơi thở không bình thường.
  • Các phản ứng quá mẫn: Nổi mề đay, phát ban da.

Ngoài ra, tùy vào từng đối tượng và tình trạng bệnh khác nhau mà thuốc có thể gây ra các vấn đề khác mà không được chúng tôi đề cập. Do đó, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện không bình thường trong quá trình uống thuốc, hãy liên hệ với các cơ sở y tế để được hướng dẫn xử lý.

2. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều

Không có thuốc đặc hiệu để điều trị khi dùng quá liều Abacavir. Trong trường hợp này, các bác sĩ có thể xử lý bằng cách thẩm tách màng bùng hoặc thẩm tách máu.

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc Abacavir. Vì loại thuốc này cần phải dùng kết hợp với các loại thuốc khác để mang đến tác dụng tốt. Đồng thời, nó cũng không thể điều trị triệt để được bệnh HIV. Do đó, bệnh nhân và những người xung quanh cần có những biện pháp phòng chống bệnh lây nhiễm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.