Difelene có công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Difelene là thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid, thường được dùng để giảm sưng đau trong những trường hợp bị bệnh xương khớp, chấn thương, hậu phẫu thuật, tiểu phẫu…

  • Tên thương hiệu: Difelene
  • Tên thành phần chính: Natri diclofenac
  • Phân nhóm: Thuốc chống viêm không Steroid.
Difelene thuốc
Difelene là thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid.

I. Những thông tin cần biết về thuốc Difelene

Đọc kĩ một số thông tin về thành phần, công dụng, cách dùng, hướng dẫn cách bảo quản sau để dùng thuốc đúng mục đích và đúng cách.

1. Thành phần

Trong mỗi viên thuốc Difelene có chứa: 50 mg Natri diclofenac.

2. Thuốc Difelene có tác dụng gì?

Difelene là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID), thường được dùng để giảm đau và viêm trong những trường hợp:

Difelene còn được dùng để giảm đau, sưng, viêm hậu phẫu thuật chỉnh hình (phẫu thuật xương và khớp), phẫu thuật nha khoa, tiểu phẫu.

Difelene có thể được chỉ định cho những mục đích điều trị đã được phê duyệt nhưng không được liệt trong bài viết. Để biết thêm về tác dụng đầy đủ của thuốc, bạn có thể liên hệ bác sĩ để nắm thêm thông tin.

3. Chống chỉ định

Không dùng Difelene cho những đối tượng sau đây:

  • Bị dị ứng hoặc nhạy cảm (biểu hiện gồm sưng mặt, phù mạch, khó thở, phát ban, chảy nước mũi) với diclofenac natri, aspirin, ibuprofen hay bất kỳ NSAID nào khác.
  • Có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa (nôn mửa có lẫn máu, đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc lẫn máu tươi).
  • Từng gặp vấn đề về dạ dày khi dùng NSAID.
  • Phụ nữ mang thai trên 6 tháng.
  • Bị suy tim nặng, suy thận, gan.
  • Mắc bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria cấp tính.

4. Dạng bào chế – hàm lượng – quy cách

Dạng bào chế – hàm lượng:

  • Dạng viên nén bao film tan trong ruột 50mg: Diclofenac Na 50 mg
  • Dạng gel bôi da 1%: Diclofenac Na 1 g.
difelene
Hình ảnh vỏ bao bì Difelene dạng gel.

Quy cách:

  • Difelene dạng viên nén bao film tan trong ruột 50 mg: Hộp gồm 1 vỉ x 10 viên.
  • Difelene Gel bôi da 1%: Tuýp 15 gam, 12 gam và 30 gam.

5. Cách dùng – liều lượng

Đọc kĩ hướng dẫn được ịn trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng. Difelene dạng viên được dùng sau khi ăn. Liều dùng có thể được điều chỉnh tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý tăng liều hay giảm liều khi chưa được sự tư vấn của chuyên gia.

Liều dùng do nhà sản xuất quy định:

Dạng viên: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên.

  • Thoái hóa khớp: 1 viên / lần x 3 lần / ngày; điều trị dài ngày nên dùng 1 viên / lần x 2 lần / ngày.
  • Thấp khớp: 2 – 4 viên / ngày, không quá 4 viên (200mg) / ngày, điều trị dài ngày nên dùng liều 2 viên / ngày, chia uống 2 lần.
  • Viêm đốt sống cứng khớp: Dùng 1 viên / lần, ngày dùng 2 – 3 lần.
  • Giảm đau: 1 viên / lần, ngày dùng 3 lần.
  • Giảm đau trong ung thư: Dùng 2 viên / lần, ngày dùng 2 lần.

Dạng gel: Bôi một lượng thuốc vừa đủ lên da rồi thoa nhẹ cho thuốc thấm đều, Ngày dùng 3 -4  lần tùy vào mức độ cơn đau.

Lưu ý:

  • Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: Chưa có thông tin về liều dùng cho nhóm đối tượng này.
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều dùng tối đa 150 mg/ ngày.
  • Người cao tuổi: Có thể dùng liều thấp hơp thông thường. Thường xuyên theo dõi sức khỏe để chắc chắn thuốc không gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Tham khảo thêm: B Complex C có tác dụng gì?

6. Bảo quản

Bảo quản Difenlene nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Không đặt thuốc nơi ẩm ướt như nhà tắm, tầng hầm hay nơi có ánh sáng trực tiếp như ban công, mái hiên. Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và động vật nuôi trong nhà.

Không sử dụng Difelene đã hết hạn hay có dấu hiệu ẩm, ẩm, mốc, biến chất. Liên hệ chuyên gia để tìm cách xử lý thuốc hết hạn cho phù hợp.

7. Thuốc Difelene giá bao nhiêu?

Difelene 50mg hiện được bán trên thị trường với giá 20.000 nghìn đồng cho hộp gồm 1 vỉ x 10 viên. Giá bán có thể dao động tại các đại lý thuốc và nhà thuốc trên toàn quốc.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Difelene

Tham khảo một số thông tin về tác dụng phụ, tương tác thuốc, khuyến cáo sau để dùng thuốc an toàn, chủ động trong nhửng tình huống bất ngờ trong quá trình dùng Difelene giảm đau.

1. Cảnh báo

Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng thuốc nếu như bạn gặp phải một số vấn đề về sức khỏe sau đây:

  • Gặp vấn đề về dạ dày và ruột bao gồm viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
  • Gặp vấn đề về gan, thận.
  • Người cao tuổi.
  • Bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, polyp mũi, bệnh về phổi…
  • Gặp vấn đề tim mạch
  • Không dung nạp một số loại đường sữa (Viên nén Difelenac chứa một lượng nhỏ đường sữa).

2. Tác dụng phụ

Giống như hầu hết các loại thuốc tây khác, Difelene cũng có thể gây tác dụng phụ. Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, bạn nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia để được tư vấn và tìm hướng khắc phục kịp thời. Một số tác dụng phụ của Difelene là:

  • Đau dạ dày, khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn.
  • Chảy máu dạ dày (nôn ra máu, phân có lẫn máu hoặc có màu đen như hắc ín).
  • Dị ứng (phát ban da, ngứa, bầm tím, đau đỏ, bong tróc hoặc phồng rộp da).
  • Thở khò khè, khó thở.
  • Sưng mặt sưng, môi, tay hoặc ngón tay.
  • Vàng da
  • Đau họng kéo dài
  • Lượng nước tiểu hằng ngày có sự thay đổi.

Dựa vào tần xuất xuất hiện của tác dụng phụ trên nhóm đối tượng cụ thể được nêu trong báo cáo, có thể phân chia thành:

Tác dụng phụ hay gặp:

  • Đau dạ dày, ợ nóng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu, gió, chán ăn.
  • Nhức đầu, chóng mặt, chóng mặt.
  • Phát ban da hoặc da nổi đốm
  • Nồng độ men gan trong máu tăng.

Tác dụng phụ ít gặp hơn:

  • Loét dạ dày hoặc chảy máu dạ dày (thường gặp ở đối tượng người cao tuổi).
  • Viêm dạ dày
  • Buồn ngủ, mệt mỏi.
  • Hạ huyết áp (huyết áp thấp, các triệu chứng có thể bao gồm ngất xỉu, choáng váng, tối xầm mặt khi đứng hay ngồi dậy).
  • Phát ban da và ngứa.
  • Phù nề
  • Rối loạn chức năng gan, bao gồm viêm gan và vàng da.
  • Phản ứng dị ứng: sốc phản vệ.
  • Hen suyễn, khó thở và rối loạn phổi (viêm phế nang và tăng bạch cầu ái toan phổi). Vấn đề về thận, có thể dẫn đến suy thận.

Rất hiếm gặp:

  • Ảnh hưởng lên hệ thần kinh: Đau, tê ngón tay, chân; thính lực suy giảm, ù tai; gặp ác mộng, trầm cảm, lo lắng, rối loạn tâm thần, ảo giác, mất trí nhớ, rối loạn cảm giác.
  • Ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa: lưỡi sưng đỏ, loét miệng, rối loạn đường ruột (bao gồm cả viêm đại tràng), thay đổi vị giác.
  • Ảnh hưởng đến tim, ngực, máu: Đánh trống ngực (tim đập nhanh và không đều), tăng huyết áp, đau ngực, viêm mạch máu, viêm phổi, suy tim sung huyết, thiếu máu.
  • Ảnh hưởng đến gan, thận: Trong máu hoặc nước tiểu có máu hoặc protein, chức năng gan, thận bị rối loạn.
  • Ảnh hưởng đến da, tóc: Mắc phải hội chứng Stevens-Johnson và hội chứng Lyells, rụng tóc, chàm da…
  • Tác dụng khác: Viêm tụy hoặc bất lực, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của dược chất trong thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ. Do đó, để tránh hiện tượng trên, bạn nên thông báo với chuyên gia những loại thuốc điều trị đang dùng. Dựa vào đó, bác sĩ/ dược sĩ sẽ chỉ định bạn thuốc phù hợp hoặc tư vấn bạn cách dùng thuốc hợp lý để tránh tình trạng trên xảy ra.

Một số loại thuốc có thể tương tác với Difelene nếu dùng đồng thời là:

  • Những loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình đông máu (warfarin hoặc các chất chống tiểu cầu như aspirin).
  • Lithium (được sử dụng để điều trị một số vấn đề tâm thần). Methotrexate (dùng cho đối tượng bị nhiễm trùng).
  •  Heparin.
  •  Glucocorticoid
  • Các glycoside thực vật (ví dụ digoxin), được sử dụng để điều trị các vấn đề về tim mạch.
  • Thuốc lợi niệu.

Danh sách trên chưa bao gồm đầy đủ những loại thuốc có thể tương tác với Difelene trong quá trình điều trị. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ thêm với chuyên gia.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Difelene. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc gặp bất kỳ vấn đề nào trong quá trình dùng thuốc nên, bạn nên liên hệ với chuyên gia để sớm được giải đáp.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *