Thuốc Decontractyl có công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Decontractyl được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Mephenesin. Nhờ đó thuốc thường được dùng trong điều trị hỗ trợ những cơn co thắt cơ gây đau trong theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Decontractyl
Thông tin cơ bản về liều dùng, thành phần, công dụng, chống chỉ định và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Decontractyl

  • Nhóm thuốc: Thuốc giãn cơ và tăng trương lực
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 25 viên 250mg, hộp 2 vỉ x 12 viên 500mg

Thông tin về thuốc  Decontractyl

Thành phần

Thuốc Decontractyl được bào chế từ hoạt chất Mephenesin và lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén bao phim.

Công dụng

Thuốc Decontractyl có tác dụng điều trị hỗ trợ cho những trường hợp co thắt cơ gây đau trong:

  • Các tình trạng co thắt
  • Rối loạn tư thế cột sống: Đau lưng, vẹo cổ, đau thắt lưng
  • Các bệnh lý liên quan đến thoái hóa cột sống.

Chống chỉ định

Thuốc Decontractyl chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người có tiền sử dị ứng với hoạt chất Mephenesin, hoạt chất acid acetylsalicylic, hoạt chất tartrazine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị rối loạn chuyển hóa porphyrine
  • Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú
  • Trẻ em trên 15 tuổi.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Decontractyl được sử dụng thông qua đường uống. Người bệnh cần uống thuốc cùng với một ly nước đầy.

Cách sử dụng và liều dùng thuốc Decontractyl
Cách sử dụng và liều dùng thuốc Decontractyl

Liều lượng

Liều dùng thuốc Decontractyl cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 2 – 4 viên (250mg)/lần. Sử dụng 3 lần/ngày.

Lưu ý

  • Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển bệnh lý và đáp ứng của từng đối tượng, liều dùng thuốc Decontractyl có thể thay đổi theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: Vindermen Plus chữa bệnh gì?

Bảo quản

Người bệnh cần bảo quản thuốc Decontractyl tại những nơi thoáng mát, có nhiệt độ từ 2 – 30 độ C. Tránh để thuốc tại những nơi ẩm ướt và tránh ánh sáng mặt trời.

Giá thuốc

Thuốc Decontractyl đang được bán với giá 30.000 VNĐ/hộp 2 vỉ x 25 viên 250mg, 40.000 VNĐ/hộp 2 vỉ x 12 viên 500mg.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Decontractyl

Khuyến cáo khi dùng

  • Những người có tiền sử dị ứng với hoạt chất acid acetylsalicylic và/hoặc hoạt chất tartrazine cần tránh sử dụng thuốc Decontractyl. Bởi trong thành phần tá dược của thuốc có chứa một lượng nhỏ hoạt chất tartrazine. Việc sử dụng thuốc có thể dẫn đến dị ứng chéo giữa aspirin và tartrazine.
  • Người bệnh không nên sử dụng đồng thời thuốc Decontractyl cùng với những loại thuốc ức chế thần kinh và rượu. Bởi điều này có thể gây nên sự tương tác làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều tác dụng ngoại ý nghiêm trọng.
  • Lượng tá dược trong thuốc Decontractyl có thể gây buồn ngủ và chóng mặt nghiêm trọng. Chính vì thế những người lái xe và thường xuyên vận hành máy móc cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú không nên sử dụng thuốc Decontractyl. Bởi thành phần Mephenesin trong thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ khiến trẻ nhỏ bị ngộ độc.
  • Thuốc Decontractyl không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai. Bởi thuốc có khả năng tác động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
  • Thuốc Decontractyl cần được sử dụng thận trọng với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng, phản ứng dị ứng với thuốc, hen phế quản, dị ứng với aspirin.
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận, bệnh ở đường hô hấp, yếu cơ, có tiền sử nghiện thuốc không nên sử dụng thuốc Decontractyl.
Khuyến cáo khi dùng thuốc Decontractyl
Thuốc Decontractyl không được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị suy giảm chức năng thận

Tác dụng phụ

Trong thời gian chữa bệnh với thuốc Decontractyl, người bệnh có thể mắc phải một hoặc nhiều tác dụng phụ dưới đây:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Uể oải
  • Buồn ngủ
  • Khó thở
  • Mất điều hòa vận động
  • Yếu cơ.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Đau người
  • Đau cơ
  • Cơ thể khó chịu, bực tức
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nổi mẩn ngứa.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Phát ban
  • Ngủ gà
  • Sốc phản vệ rất hạn hữu xảy ra.

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Decontractyl. Đồng thời đến bệnh viện khi nhận thấy cơ thể mắc phải một trong những triệu chứng nêu trên hoặc xuất hiện các phản ứng bất thường. Khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đề ra những phương pháp xử lý phù hợp tránh gây nguy hiểm.

Tương tác thuốc

Thuốc Decontractyl có khả năng tương tác với các chất ức chế hệ thần kinh trung ương và rượu. Sự tương tác này có thể khiến các tác dụng trên hệ thần kinh trung ương của thuốc trở nên nghiêm trọng và thường xuyên tái phát.

Quá liều và xử lý

Triệu chứng

Trong trường hợp sử dụng thuốc Decontractyl quá liều, cơ thể của người bệnh sẽ bị sốc và gây ra một số phản ứng nghiêm trọng sau:

  • Giảm trương lực cơ
  • Rối loạn thị giác
  • Hạ huyết áp
  • Liệt hô hấp
  • Không phối hợp được động tác.

Xử lý

Khi sử dụng thuốc Decontractyl quá liều kèm theo những biểu hiện nghiêm trọng trên, người bệnh cần được chuyển ngay đến bệnh viện để được kiểm tra. Đồng thời điều trị những triệu chứng.

Bài viết là thông tin cơ bản về liều dùng, thành phần, công dụng, chống chỉ định và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Decontractyl. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa bệnh, người bệnh cần liên hệ và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về Decontractyl trước khi đưa thuốc vào quá trình điều trị. Bên cạnh đó bạn cần trao đổi với bác sĩ về thành phần và công dụng của thuốc. Đồng thời chữa bệnh với thuốc theo chỉ định và liều dùng từ bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *