Thuốc Cebastin là thuốc gì?

Thuốc Cebastin là thuốc điều trị các bệnh như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay,… Thuốc do công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2 bào chế ở dạng viên nén. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về thuốc Cebastin.

Thuốc Cebastin
Thuốc Cebastin điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, viêm kết mạc dị ứng.

  • Tên thuốc gốc: Ebastin;
  • Tên biệt dược: Cebastin20, Cebastin10;
  • Tên hoạt chất: Ebastin;
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Những thông tin cần biết về thuốc Cebastin

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Cebastin là hoạt chất Ebastin. Đây là một loại thuốc có tác dụng kháng lại các histamin.

Hàm lượng Ebastin trong thuốc thường là 20mg hoặc 10mg, tùy loại.

2. Chỉ định

Thuốc Cebastin có tác dụng điều trị các bệnh sau:

3. Chống chỉ định

Thuốc Cebastin không thích hợp để điều trị ở các bệnh nhân sau đây:

  • Trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc;
  • Trường hợp bệnh nhân bị suy gan nặng;
  • Trường hợp bệnh nhân là phụ nữ có thai, đang cho con bú.

Tham khảo thêm: Montiget là thuốc gì? Công dụng, liều dùng & khuyến cáo

4. Cách dùng và liều dùng

Cách dùng:

Thuốc Cebastin được bào chế ở dạng viên nén, thích hợp dùng đường uống. Bệnh nhân uống thuốc trực tiếp với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Bạn có thể uống thuốc trong bữa ăn hoặc ngay trước bữa ăn.

Bạn nên dùng thuốc Cebastin theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bạn nên dùng thuốc Cebastin theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Liều dùng

Liều dùng của thuốc chỉ áp dụng cho trường hợp là người lớn. Liều dùng của thuốc dành cho mỗi bệnh như sau:

  • Nổi mề đay: 10mg/ngày;
  • Viêm mũi dị ứng: 10 – 20mg/ngày;
  • Đối với bệnh nhân suy gan, liều dùng nên là: 10mg/ngày.

Liều dùng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chỉ định của bác sĩ và cũng không áp dụng cho tất cả các trường hợp. Liều dùng của thuốc còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, thể chất người bệnh,… Hãy nhớ rằng, ở mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định liều dùng khác nhau.

5. Bảo quản thuốc

Người dùng bảo quản thuốc Cebastin ở nơi khô ráo, thoáng mát và để xa tầm tay trẻ em. Khi chưa có nhu cầu dùng thuốc, không lấy viên nén ra khỏi vỉ. Nếu tiếp xúc với môi trường bên ngoài quá lâu, thuốc có thể dễ bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn, giảm tác dụng.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc xịt mũi Xisat điều trị bệnh gì?

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Cebastin

1 Tác dụng phụ

Thuốc Cebastin có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:

  • Mất ngủ;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Viêm xoang;
  • Viêm mũi;
  • Chảy máu cam;
  • Mệt mỏi;
  • Khó tiêu;
  • Đau bụng;
  • Khô miệng;
  • Nhức đầu;
  • Buồn ngủ.
Thuốc Cebastin có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn,...
Thuốc Cebastin có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn,…

Trên đây chỉ là những tác dụng ngoài ý thường thấy và chưa phải là tất cả các triệu chứng có thể xảy ra. Do đó, nếu thấy có dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng thuốc Cebastin, hãy báo ngay với bác sĩ.

2. Tương tác thuốc

Khi dùng thuốc Cebastin, bạn nên kiêng kỵ dùng chung với một số loại thuốc sau để phòng tránh tương tác thuốc:

  • Thuốc trị rối loạn nhịp tim;
  • Clarithromycin;
  • Erythromycin;
  • Các loại thuốc kháng histamin khác;
  • Rượu bia.

Nếu có ý định kết hợp dùng đồng thời thuốc Cebastin với các loại thuốc khác, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ cá nhân để nhận được lời khuyên, hướng dẫn cách phòng tránh, cách xử lý.

3. Mua thuốc Cebastin ở đâu, giá bao nhiêu?

Thuốc Cebastin do Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2 (F.T.Pharma) sản xuất và phân phối. Thuốc Cebastin được trình bày ở dạng vỉ 10 viên. Thuốc được đóng gói trong hộp giấy, mỗi hộp chứa 6 vỉ hoặc 3 vỉ (tùy loại). Bạn có thể tìm mua thuốc ở các hiệu thuốc, nhà thuốc, đại lý phân phối thuốc uy tín trên toàn quốc hoặc liên lạc nhà sản xuất để biết thêm thông tin.

Thuốc Cebastin có giá bán là 150.000 VNĐ/hộp (3 vỉ). Đây chỉ là giá mang tính tham khảo. Giá bán ở các đại lý, nhà thuốc có thể sẽ có sự chênh lệch nhất định so với con số bên trên.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách

Thuốc nhỏ tai thường được dùng để điều trị nhiễm trùng tai và một số bệnh lý liên quan. Tuy...

Cắt Amidan Có Được Hưởng Bảo Hiểm? Chi Phí Còn Bao Nhiêu?

Cắt amidan là một phẫu thuật ngoại khoa có chi phí cao nên nếu được sự hỗ trợ từ bảo...

Phẫu thuật cắt polyp mũi có đau không? Hết bao nhiêu tiền?

Phẫu thuật cắt polyp mũi có đau không? Hết bao nhiêu tiền là những câu hỏi được nhiều bệnh nhân...

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản có cách thực hiện đơn giản, ít tác dụng phụ và có...

Bệnh viêm tai ngoài có thể gây suy giảm thính lực, ảnh hưởng đến xương ở vùng thái dương,...

Bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không? Giải đáp thắc mắc

Viêm tai ngoài là là tình trạng da của ống tai bị nhiễm trùng và viêm sưng. Bệnh viêm tai...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *