Liều dùng và Chống chỉ định của thuốc Carbamazepin chống động kinh

Thuốc Carbamazepin được sử dụng chủ yếu trong điều trị và dự phòng động kinh. Ngoài ra thuốc cũng được dùng trong quá trình điều trị hội chứng cai nghiện rượu, đau dây thần kinh lưỡi hầu tự phát…

carbamazepin 25mg
Thuốc Carbamazepin được sử dụng chủ yếu trong điều trị và dự phòng động kinh

Bị mất ngủ suốt 10 năm bà Hoàng Thị Đức 63 tuổi - Hà Nội đã tìm lại giấc ngủ ngon sau 2 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược quý [Tham khảo kinh nghiệm để ngủ ngon]
  • Tên thuốc: Carbamazepin
  • Tên khác: Carbamazepine
  • Phân nhóm: Thuốc hướng tâm thần

Những thông tin cần biết về thuốc Carbamazepin

1. Tác dụng

Carbamazepin có mối liên hệ về mặt hóa học với những loại thuốc chống trầm cảm ba vòng. Tuy nhiên cơ chế hoạt động của hoạt chất này vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể.

Carbamazepin có tác dụng dự phòng và kiểm soát các cơn co giật bằng cách giảm kích thích noron và chẹn sinap. Thành phần này được hấp thu hoàn toàn qua đường uống. Sau đó được chuyển hóa tại gan và bài tiết qua đường nước tiểu.

2. Chỉ định

Thuốc Carbamazepin được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Động kinh cục bộ có triệu chứng và diễn biến phức tạp (động kinh thùy thái dương và động kinh tâm thần vận động).
  • Động kinh lớn (co giật và cứng toàn bộ cơ thể).
  • Các loại động kinh hỗn hợp.
  • Dự phòng bệnh hưng – trầm cảm (được sử dụng trong trường hợp không đáp ứng với thuốc loạn tâm thần hoặc lithium).
  • Điều trị hội chứng cai nghiện rượu.
  • Đau dây thần kinh lưỡi hầu tự phát.
  • Đau dây thần kinh V tự phát do bệnh xơ cứng rải rác.

Carbamazepin không có hiệu quả đối với động kinh nhỏ (cơn vắng ý thức). Thuốc có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với những loại thuốc chống co giật khác.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Carbamazepin cho những đối tượng sau:

  • Quá mẫn và dị ứng với Carbamazepin hay bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Bệnh nhân có tiền sử loạn tạo máu và suy tủy.
  • Loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính.
  • Từng có tiền sử dị ứng với thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Block nhĩ thất

Thuốc Carbamazepin tác động đến hệ thần kinh trung ương, do đó có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh có các tình trạng sức khỏe đặc biệt. Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng, cần khai báo với bác sĩ những vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Carbamazepin có những dạng bào chế và hàm lượng sau:

  • Viên nén: 200mg
  • Viên giải phóng chậm: 100mg, 200mg, 400mg
  • Viên nhai: 100mg, 200mg.
  • Hỗn dịch uống: 100mg/ 5ml
  • Viên đạn đặt trực tràng: 125mg, 500mg

5. Cách dùng – liều lượng

Cách dùng thuốc Carbamazepin phụ thuộc vào dạng bào chế cụ thể. Vì vậy bạn nên tham khảo thông tin in trên bao bì để biết cách sử dụng thuốc.

carbamazepin thuộc nhóm nào
Cách dùng thuốc Carbamazepin phụ thuộc vào dạng bào chế cụ thể

Cách dùng:

  • Thuốc dạng viên nén: Dùng trực tiếp bằng đường uống, nên nuốt trọn viên thuốc cùng với nước lọc.
  • Thuốc dạng viên nén giải phóng chậm: Nuốt thuốc từ từ, tuyệt đối không được nhai.
  • Thuốc viên nhai: Nhai thuốc cho đến khi thuốc tan hoàn toàn. Không nuốt thuốc như thuốc dạng viên nén.
  • Thuốc đặt: Đi đại tiện trước khi đặt thuốc. Đưa đầu nhọn viên thuốc vào hậu môn và đẩy sâu vào bên trong trực tràng.

Liều dùng:

Thuốc Carbamazepin thường được ưu tiên sử dụng đơn lẻ và chỉ được dùng phối hợp khi cần thiết. Trước tiên bác sĩ sẽ sử dụng thuốc với liều thấp nhất nhằm quan sát khả năng đáp ứng của cơ thể, sau đó sẽ tiến hành điều chỉnh liều theo từng trường hợp.

Liều dùng thông thường khi điều trị động kinh

Trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành:

  • Dùng 100 – 200mg/ 1 – 2 lần/ ngày
  • Sau 7 ngày tăng thêm 200mg/ ngày cho đến khi đạt liều tối đa
  • Liều dùng tối đa: 1000mg/ ngày (trẻ từ 12 – 15 tuổi) và 1200mg/ ngày (người trên 15 tuổi).
  • Trong một số trường hợp đặc biệt, người trưởng thành có thể sử dụng liều đến 1600mg/ ngày.
  • Liều dùng duy trì: 800 – 1200mg/ ngày

Trẻ từ 6 – 12 tuổi:

  • Dùng 200mg/ ngày, chia thành 2 – 4 lần uống
  • Sau 7 ngày tăng thêm 100mg
  • Liều dùng tối đa: 1000mg/ ngày
  • Liều dùng duy trì: 400 – 800mg/ ngày

Trẻ em dưới 6 tuổi:

  • Dùng 10 – 20mg/ kg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống
  • Sau 7 ngày tăng thêm liều cho đến khi đạt được đáp ứng về mặt lâm sàng ở mức tối đa.
  • Liều dùng duy trì: 15 – 35mg/ kg/ ngày.

Liều dùng thông thường khi điều trị động kinh bằng thuốc Carbamazepin đặt trực tràng

  • Dùng tối đa 250mg/ lần, cứ sau 6 giờ đặt lại thuốc
  • Tăng liều 25% cho đến khi đạt được đáp ứng lâm sàng.
  • Thời gian sử dụng thuốc đặt: không quá 7 ngày.
  • Không sử dụng cùng lúc thuốc đặt và thuốc uống.

Liều dùng thông thường khi điều tri đau do thần kinh

  • Dùng 100mg/ 2 lần/ ngày
  • Sau 3 ngày tăng liều cho đến khi đạt được liều 400mg/ 2 lần/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm dây thần kinh tam thoa

  • Dùng 100mg/ 2 lần/ ngày
  • Có thể tăng 400mg/ 2 lần/ ngày
  • Sau khi cơn đau thuyên giảm, cần giảm liều dần.

Liều dùng thông thường khi sử dụng cho hội chứng cai nghiện rượu

  • Dùng 200mg/ 3 – 4 lần/ ngày
  • Có thể tăng 400mg/ 3 lần/ ngày trong những trường hợp nặng
  • Cần phối hợp với thuốc an thần như clomethiazol hoặc chlordiazepoxide.

Liều dùng thông thường khi điều trị cơn hưng cảm và phòng ngừa trạng thái hung – trầm cảm

  • Dùng 400 – 600mg/ ngày
  • Chia thành 2 – 3 lần uống

Cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân cao tuổi và người suy giảm chức năng thận.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Carbamazepin ở nhiệt độ thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp. Không sử dụng thuốc quá hạn hoặc có dấu hiệu hư hại, biến chất.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Carbamazepin

1. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy gan/ thận, tim mạch nặng, tăng nhãn áp và người trên 65 tuổi.

Khi ngưng sử dụng Carbamazepin cho bệnh nhân động kinh, phải giảm liều từ từ để hạn chế tình trạng động kinh liên tục. Trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu quá mẫn với Carbamazepin, có thể cân nhắc chỉ định Phenytoin.

Không dùng Carbamazepin đồng thời với thuốc ức chế IMAO. Chỉ sử dụng Carbamazepin sau ít nhất 2 tuần ngưng điều trị bằng nhóm thuốc này.

Cần giám sát việc sử dụng thuốc chặt chẽ, nhất là với bệnh nhân động kinh hỗn hợp. Trong trường hợp tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, cần ngưng sử dụng Carbamazepin.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu nhận thấy những triệu chứng như loét miệng, nổi ban, ban xuất huyết, giảm tiểu cầu tự phát, viêm họng, sốt, nổi vết thâm tính,… cần gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán về nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Ngưng sử dụng thuốc Carbamazepin nếu có dấu hiệu ức chế tủy xương hay phát sinh những biểu hiện nặng trên da như hội chứng Lyell’s và Stevens-Johnson.

Khả năng tập trung và tầm nhìn có thể bị ảnh hưởng trong thời gian dùng thuốc Carbamazepin. Vì vậy cần hạn chế thực hiện những hoạt động đòi hỏi độ tập trung cao hoặc lái xe trong thời gian sử dụng thuốc.

dị ứng carbamazepin
Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định thuốc Carbamazepin cho phụ nữ mang thai

Carbamazepin có thể gây dị tật ngón tay, ngón chân, cấu trúc xương sọ và mặt, bất thường ở tim và nứt đốt sống ở trẻ nhỏ nếu phụ nữ mang thai dùng thuốc chống động kinh trong 3 tháng đầu tiên. Hơn nữa, nếu kết hợp Carbamazepin với những loại thuốc chống co giật khác có thể làm tăng nguy cơ quái thai. Do đó cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định thuốc Carbamazepin cho phụ nữ mang thai.

Thuốc có thể đi qua sữa mẹ nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ bú mẹ. Nếu sử dụng thuốc cho đối tượng này, cần theo dõi biến chứng ở trẻ để kịp thời điều chỉnh.

2. Tác dụng không mong muốn

Tác dụng phụ của thuốc Carbamazepin thường phát sinh chủ yếu ở bệnh nhân cao tuổi hoặc người sử dụng liều khởi đầu có hàm lượng cao. Tác dụng ngoại ý chủ yếu là các triệu chứng về thần kinh trung ương, có khoảng 4 – 6% người gặp phải tác dụng phụ về da.

Tác dụng phụ thông thường:

  • Chóng mặt
  • Tăng bạch cầu ưa eosin
  • Mất điều hòa
  • Giảm bạch cầu
  • Giảm tiểu cầu
  • Ngủ gà
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Ỉa chảy
  • Khô miệng
  • Chán ăn
  • Táo bón
  • Kích thích trực tràng (khi dùng thuốc đặt)
  • Nổi ban
  • Tăng men transaminase có hồi phục
  • Thoát dịch dưới da
  • Ngứa da
  • Giảm thị lực
  • Khó điều tiết mắt

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Đau đầu
  • Động tác bất thường
  • Loạn trương lực cơ
  • Rung giật nhãn cầu
  • Run
  • Máy cơ
  • Loạn vận động
  • Tăng bạch cầu

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Giảm toàn bộ tế bào máu
  • Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ
  • Mất bạch cầu hạt
  • Suy tủy
  • Nhịp tim chậm
  • Tăng hồng cầu lưới
  • Suy tim
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Nghiêm trọng hóa chứng thiếu máu cục bộ mạch vành
  • Block nhĩ – thất
  • Tai biến huyết khối tắc mạch
  • Hạ/ tăng huyết áp
  • Viêm thần kinh ngoại vi
  • Viêm màng não vô khuẩn
  • Tăng tiết sữa
  • Chứng vú to ở nam giới
  • Rối loạn vận nhãn
  • Nói khó
  • Viêm miệng
  • Thay đổi vị giác
  • Đau bụng
  • Viêm lưỡi
  • Viêm da tróc vảy
  • Rụng tóc
  • Rậm lông
  • Ngứa da
  • Ban xuất huyết
  • Hồng ban đa dạng
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Hội chứng Lyell’s
  • Hồng ban nút
  • Thay đổi sắc tố da
  • Trứng cá
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Hen suyễn
  • Phản ứng quá mẫn ở phổi
  • Viêm gan
  • Tăng lipit máu
  • Kích động
  • Giảm chức năng tuyến giáp
  • Loạn chuyển hóa porphyrin cấp
  • Trầm cảm hoặc hung hăng
  • Lú lẫn
  • Bồn chồn
  • Tăng cơn co giật
  • Đau cơ
  • Đau khớp
  • Viêm thận kẽ
  • Đái ra máu
  • Đái rắt
  • Tăng creatinine
  • Protein niệu
  • Suy thận
  • Thiểu niệu
  • Bí đái
  • Viêm kết mạc
  • Ù tai
  • Đục thủy tinh thể
  • Tăng thính lực

Ngoài ra, thuốc Carbamazepin có thể gây ra chứng nhuyễn xương nếu được sử dụng trong điều trị kéo dài. Biểu hiện lâm sàng tương tự bệnh lupus ban đỏ toàn thân như sưng hạch bạch huyết và sốt.

Các tác dụng ngoại ý của thuốc Carbamazepin đều thuyên giảm sau một đến vài ngày hoặc giảm khi được điều chỉnh liều. Tuy nhiên nếu phát sinh những tác dụng phụ nghiêm trọng như phản ứng quá mẫn, phát ban,… cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

3. Tương tác thuốc

Carbamazepin ảnh hưởng đến enzyme mono-oxygenase ở gan nên có thể tương tác với nhiều loại thuốc chuyển hóa qua cơ quan này.

thuốc carbamazepin
Thuốc Carbamazepin có thể tương tác với những loại thuốc chuyển hóa qua gan

Một số loại thuốc tương tác với Carbamazepin:

  • Clonazepam, ethosuximid, primidon, acid valproic, phenytoin: Carbamazepin làm tăng tốc độ chuyển của những loại thuốc này.
  • Troleandomycin, propoxyphene và acid valproic: Ức chế quá trình thanh thải và làm tăng nồn độ Carbamazepin trong máu.
  • Phenobarbital, phenytoin: Làm giảm nồng độ Carbamazepin.
  • Lithium: Sử dụng cùng với thuốc Carbamazepin làm tăng tác dụng phụ lên hệ thần kinh, ngay cả khi dùng với liều thấp.
  • Thuốc ức chế IMAO: Sử dụng cùng với Carbamazepin làm tăng huyết áp, sốt cao, co giật nặng và thậm chí gây tử vong. Cần ngưng sử dụng thuốc ức chế IMAO ít nhất 14 ngày trước khi bắt đầu dùng Carbamazepin.
  • Thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc Carbamazepin với thuốc tránh thai có thể gây ra máu và làm giảm tác dụng ngừa thai.

4. Quá liều và cách xử lý

Các triệu chứng quá liều thường xuất hiện sau 1 – 3 giờ. Trong trường hợp dùng rượu hoặc những loại thuốc chống trầm cảm khác cùng với Carbamazepin, triệu chứng quá liều có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Với trường hợp quá liều Carbamazepin, bác sĩ sẽ rửa dạ dày, gây nôn để làm giảm hấp thu thuốc. Sau đó có thể sử dụng than hoạt để tăng đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.

Trong trường hợp sử dụng liều quá cao và không đáp ứng với những biện pháp trên, cần đảm bảo chức năng sống cho bệnh nhân, đồng thời điều trị triệu chứng.

Tin bài nên đọc

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Phá A PóPhá A Pó says: Trả lời

    Tôi muốn được tư vấn về Carbamazepin

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.