Thuốc Calcium gluconate: Cách dùng & Lưu ý khi sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Calcium gluconate được sử dụng trong những trường hợp thiếu hụt canxi như hạ canxi huyết cấp tính hoặc bổ sung canxi cho người điều trị thuốc co giật trong thời gian dài, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, trẻ em thời kỳ tăng trưởng,…

thuốc calcium gluconate+vitamin d3 tablets
Thuốc Calcium gluconate là thuốc bổ sung canxi trong những trường hợp cần thiết

  • Tên thuốc: Calcium gluconate
  • Tên khác: Calci gluconat
  • Phân nhóm: Khoáng chất và vitamin

Những thông tin cần biết về thuốc Calcium gluconate

1. Tác dụng

Calcium gluconate đường tiêm là nguồn cung cấp ion canxi, được sử dụng trong các trường hợp hạ canxi huyết. Ngoài ra, Calcium gluconate cũng là một thành phần điện giải, giúp ngăn chặn tăng magnesi và kali trong máu.

Bên cạnh đó, Calcium gluconate đường tiêm cũng được sử dụng cho bệnh nhân hạ canxi huyết do ngộ độc ethylene glycol hoặc do nhiễm độc toàn thân acid hydrofluoric.

Trong khi đó, Calcium gluconate dạng uống lại thích hợp sử dụng cho những trường hợp thiếu canxi gây suy yếu xương và thận.

2. Chỉ định

Thuốc Calcium gluconate được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Dự phòng thiếu hụt canxi huyết khi thay máu
  • Hạ canxi huyết cấp tính do hội chứng hạ canxi huyết, thiểu năng cận giáp, tái khoáng hóa sau phẫu thuật tăng cận giáp, thiếu vitamin D,…
  • Bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, trẻ em thời kỳ tăng trưởng, người cao tuổi hoặc người có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi,…
  • Bổ sung canxi cho người sử dụng thuốc chống co giật trong thời gian dài (vì loại thuốc này làm tăng hủy vitamin D)
  • Tăng magnesi và kali huyết
  • Dùng cho trường hợp giảm canxi huyết sau khi truyền máu
  • Giải độc khi quá liều thuốc chẹn canxi hoặc ngộ độc ethylene glycol

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Calcium gluconate cho những trường hợp sau:

  • Bệnh tim
  • Bệnh thận
  • U ác tính phá hủy xương
  • Đang điều trị bằng digitalis
  • Rung thất trong hồi sức tim
  • Tăng canxi huyết
  • Loãng xương do bất động
  • Canxi niệu cao

4. Cách dùng – liều lượng

Có thể sử dụng thuốc ở đường uống hoặc tiêm tùy theo dạng bào chế. Với dạng tiêm, chỉ sử dụng Calcium gluconate bằng cách tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm vào cơ tim. Calcium gluconate thoát ra khỏi mạch có thể gây hoại tử mô, tróc vảy và áp xe.

thuốc calcium lactate gluconate
Thuốc Calcium gluconate được sử dụng bằng đường uống và đường tiêm

Thuốc uống:

Liều dùng thông thường cho người lớn

  • Dùng từ 800 – 1500mg ion canxi/ ngày
  • Chia thành nhiều liều nhỏ

Liều dùng thông thường cho trẻ nhỏ

  • Dùng từ 45 – 65mg ion canxi/ kg/ ngày
  • Chia thành nhiều liều nhỏ

Thuốc tiêm:

Liều dùng thông thường cho người lớn:

  • Tiêm tĩnh mạch 94.7mg ion canxi với tốc độ chậm, không tiêm quá 5ml (tương đương 47.5mg ion canxi) trong 1 phút
  • Có thể lặp lại liều nếu cần thiết

Liều dùng khi điều trị hội chứng xương tái khoáng hóa

  • Pha loãng dịch tiêm với dung dịch đẳng trương
  • Truyền tĩnh mạch với liều 0.5 – 1mg/ phút

Liều dùng nhằm chống tăng kali huyết

  • Tiêm tĩnh mạch 94.7 – 189mg ion canxi với tốc độ chậm
  • Không tiêm quá 5ml (tương đương 47.5mg ion canxi) trong 1 phút

Liều dùng nhằm chống tăng magnesi huyết

  • Tiêm tĩnh mạch 94.7 – 189mg ion canxi với tốc độ chậm
  • Không tiêm quá 5ml (tương đương 47.5mg ion canxi) trong 1 phút

Liều dùng thông thường cho trẻ em

  • Chống hạ canxi huyết cấp tính: Tiêm tĩnh mạch 19.5 – 48.8mg ion canxi, chỉ tiêm 1 liều duy nhất. Nếu cần có thể lặp lại liều.
  • Thay máu ở trẻ sơ sinh: Tiêm tĩnh mạch 9.5mg ion canxi sau mỗi lần thay 100ml máu.
  • Ngộ độc acid hydrofluoric toàn thân: Truyền tĩnh mạch, Calcium gluconate 10% (tương đương 189mg ion canxi) vào 1 lít dịch truyền đầu tiên. Sau đó có thể truyền đơn lẻ dịch.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng và nơi ẩm thấp.  Không để thuốc dạng tiêm đóng băng.

Tham khảo thêm: Lý do khiến bạn bị đau cứng khớp và cách xử lý

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Calcium gluconate

1. Thận trọng

Khi tiêm tĩnh mạch, cần tiêm với tốc độ chậm để tránh tình trạng canxi thoát ra ngoài mạch. Tránh sử dụng Calcium gluconate đường tiêm cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc glycoside trợ tim.

Bên cạnh đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy hô hấp và nhiễm toan máu vì có thể làm giảm chức năng thận, dẫn đến tình trạng tăng canxi huyết.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Giãn mạch ngoại vi
  • Đầy hơi
  • Nôn mửa
  • Hạ huyết áp
  • Táo bón
  • Buồn nôn
  • Đỏ da
  • Đau ở vị trí tiêm

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Loạn nhịp
  • Đổ mồ hôi bất thường
  • Rối loạn chức năng tim cấp

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Xuất hiện huyết khối

3. Tương tác thuốc

Cân nhắc trước khi sử dụng Calcium gluconate với các loại thuốc sau đây:

calcium lactate gluconate thuốc
Thận trọng khi phối hợp Calcium gluconate với Doxycyclin, Enoxacin, Oxytetracyclin,…
  • Thiazid, Chlorthalidon, Ciprofloxacin, Clopamid, thuốc chống co giật: Gây ức chế quá trình thanh thải của canxi quan thận.
  • Doxycyclin, Enoxacin, Oxytetracyclin, Levofloxacin, Pefloxacin, kẽm, sắt: Calcium gluconate làm giảm mức độ hấp thu của các loại thuốc điều trị và một số nguyên tố vi lượng.
  • Digitalis, Glycoside: Calcium gluconate làm tăng độc tính của những loại thuốc này đối với tim mạch.
  • Phenytoin, Glucocorticoid: Làm giảm quá trình hấp thu canxi qua đường tiêu hóa.
  • Calcitonin, Magnesi, Estrogen: Làm giảm canxi huyết và giảm hiệu lực của Calcium gluconate.

4. Quá liều và cách xử lý

Quá liều thuốc Calcium gluconate có thể làm tăng canxi huyết. Trong trường hợp này, cần ngưng dùng thuốc và đến bệnh viện để được thực hiện các biện pháp xử lý.

Xử lý khi dùng thuốc Calcium gluconate quá liều:

  • Truyền tĩnh mạch natri clorid 0.9% để bù dịch
  • Thay máu nếu cần thiết
  • Sử dụng thuốc chẹn beta nếu điện tâm đồ cho thấy có nguy cơ loạn nhịp tim nặng
  • Có thể thẩm phân máu trong trường hợp cần thiết

Trên đây là thông tin về thuốc Calcium gluconate. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *