Thông tin về thuốc chữa ghẻ Benzyl Benzoate

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Benzyl Benzoate là một trong những loại thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh ghẻ và chấy rận. Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và các tác dụng phụ mà thuốc gây ra.

Các thông tin cơ bản về thuốc Benzyl Benzoate
Các thông tin cơ bản về thuốc Benzyl Benzoate

  • Tên hoạt chất: Benzyl Benzoate.
  • Tên thương hiệu: Tên biệt dược.
  • Dạng thuốc: Thuốc bôi ngoài.

I/ Thông tin thuốc Benzyl Benzoate

1. Chỉ định

Thuốc được chỉ định trong chữa bệnh ghẻ và chấy rận.

2. Cơ chế hoạt động

Benzyl Benzoate điều trị bệnh ghẻ và chấy rận bằng cách gây ra các tác dụng độc hại lên hệ thần kinh của của ký sinh trùng, làm cho chúng chết đi.

3. Liều dùng

Liều lượng sử dụng của thuốc sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ hoặc tình trạng sức khỏe của mỗi người. Khi sử dụng, các bạn cần phải tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ và các thông tin được ghi trên bao bì của sản phẩm. Thông thường, thuốc sẽ được sử dụng với liều lượng như sau:

♦ Bị chấy rận:

  • Với người lớn: Chỉ sử dụng thuốc 1 lần. Với những trường hợp nặng, có thể thoa thêm 1 – 2 lần nữa. Mỗi lần sử dụng cách nhau 1 ngày.
  • Với trẻ em: Dùng để pha thuốc với 1 lượng nước tương đương với lượng thuốc vừa lấy để thoa lên vị trí cần thiết và chỉ sử dụng 1 lần. Trong trường hợp dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, hãy pha loãng hơn.

♦ Bị ghẻ lở:

  • Với người lớn: Chỉ dùng thuốc cho một lần điều trị. Những trường hợp nặng có thể sử dụng thêm 1 – 2 lần nữa, mỗi lần cách nhau khoảng 1 ngày.
  • Với trẻ em: Dùng thuốc để pha cùng với nước theo liều lượng tương đương rồi thoa lên vùng da bị ghẻ. Chỉ được dùng thuốc cho 1 lần duy nhất. Hãy pha thuốc loãng hơn nếu dùng để điều trị cho trẻ sơ sinh.

Tham khảo thêm: Kem Sorion – Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ & thận trọng

4. Cách sử dụng

Khi sử dụng, cần tuân thủ đúng theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định và các hướng dẫn được ghi trên trên bao bì của thuốc. Tùy vào mục đích dùng thuốc mà cách sử dụng của nó cũng khác nhau, cụ thể như sau:

♦ Cách dùng thuốc để trị chấy rận:

  • Hãy gội đầu thật sạch bằng dầu gội, sấy thật khô tóc và da đầu trước khi thoa thuốc.
  • Lấy một lượng thuốc đủ để thoa ướt khắp vùng da đầu hoặc da rồi thoa lên vị trí cần điều trị.
  • Giữ nguyên thuốc tại vị trí cần điều trị khoảng 1 ngày, sau đó hãy xả sạch bằng nước ấm và xà phòng hoặc các loại dầu gội thông thường rồi sấy khô.
  • Dùng các loại lược chải tóc có răng dày sít nhau chải tóc để loại bỏ trứng chấy rận hoặc xác những con chấy ra khỏi vùng da đầu.

♦ Chữa bệnh ghẻ lở:

  • Rửa thật sạch vùng da bị tổn thương để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hoặc các loại kem dưỡng, mỹ phẩm trên da rồi lau cho thật khô trước khi thoa thuốc.
  • Hãy dùng thuốc với một lượng vừa đủ để thoa lên cơ thể từ cổ trở xuống, kể cả vùng da của lòng bàn chân.
  • Giữ thuốc trên cơ thể khoảng 24 tiếng, sau đó tắm lại với nước ấm. Có thể dùng các sữa tắm hoặc xà phòng để giúp làm sạch da được tốt hơn.
  • Lau khô da bằng khăn sạch. Lưu ý là cần phải tái sử dụng thuốc khoảng vài 3 lần nếu như bệnh của bạn đã nặng.

Bên cạnh đó, để tránh gặp những vấn đề không mong muốn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề khác như sau:

  • Rửa tay thật sạch trước và sau khi dùng thuốc.
  • Vì ghẻ và chấy rận có thể lây lan từ người này sang người khác, do đó những người thân của bạn cũng có thể sẽ phải điều trị nếu thấy có biểu hiện của bệnh.
  • Không được để thuốc dính vào mắt và các vị trí có màng nhầy khác như lớp niêm mạc mũi, vì chúng có thể gây kích ứng. Nếu như không may để thuốc dính vào những vị trí này, hãy rửa lại thật sạch với nước.
  • Không được tự ý tăng liều dùng hoặc dùng thuốc trong thời gian dài, vì nó có thể làm tăng sự hấp thụ qua da và làm tăng các tác dụng phụ của thuốc.

5. Bảo quản

  • Cần phải đậy nắp thật kỹ sau khi sử dụng.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc ở nơi có nhiệt độ cao hoặc nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.
  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Không sử dụng thuốc đã hết hạn hoặc đã cũ.

Có thể bạn quan tâm: Acitretin là thuốc gì? Công dụng, tác dụng phụ & tương tác

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng Benzyl Benzoate

1. Tác dụng phụ

Điều trị chấy rận, ghẻ lở bằng Benzyl benzoate có thể gây ra những tác dụng phụ. Các tác dụng phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Hình thành các viết rộp đỏ trên da.
  • Làm cho da bị khô, tróc vảy gây ngứa ngáy và khó chịu.
  • Khó tiểu.
  • Co giật.
  • Bị mất ý thức nhất thời.
Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Benzyl benzoate
Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Benzyl Benzoate

Trên đây có thể là một danh sách không đầy đủ các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra. Tùy theo mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người mà thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nữa. Một số tác dụng phụ nhẹ sẽ tự mất đi sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên bạn cần phải đến ngay bác sĩ hoặc các trung tâm y tế nếu thấy những biểu hiện này tái diễn trong thời gian dài hoặc có dấu hiệu nặng thêm.

2. Thận trọng

Để tránh những vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị, hãy thông báo với các bác sĩ đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý của bản thân, nhất là khi thuộc một trong số đối tượng sau đây:

  • Cơ thể mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc Benzyl Benzoate hoặc các loại thuốc khác. Ngoài ra, cần nói với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ tác nhân nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm…
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc chữa trị ghẻ, chấy rận cho trẻ em và người lớn tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thảo luận với các bác sĩ nếu bạn có ý định dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong quá trình điều trị bằng thuốc.
  • Kê khai đầy đủ với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng (nếu có), kể cả các loại vitamin và thuốc thảo dược.

Ngoài ra, hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang gặp các vấn đề khác về sức khỏe mà không được chúng tôi liệt kê trên đây.

3. Phòng ngừa

Vì chấy rận, ghẻ lở có thể lây lan từ người này sang người khác. Do đó để ngăn chặn nguy cơ này, bạn nên thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Cần khử trùng lược chải tóc, các dụng cụ làm tóc trong nước nóng khoảng 10 phút trước khi sử dụng.
  • Giặt quần áo bằng nước nóng, thường xuyên giặt giũ chăn màn hoặc sấy thật khô chúng nếu không thể giặt được.
  • Không nên chơi hoặc sử dụng các loại thú nhồi bông nếu cơ thể còn chấy rận.
  • Hút bụi các tấm thảm, ghế xe hơi, đồ nội thất để loại bỏ chấy rận.
  • Không ngủ chung hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chữa zona thần kinh bằng đông y là phương pháp an toàn, hiệu quả

Tham khảo cách điều trị zona thần kinh bằng đông y người xưa truyền lại

Chữa zona thần kinh bằng Đông y là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu và mang...

Lang ben: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lang ben là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do nấm men phát triển ngoài tầm kiểm soát. Chúng gây...

Chữa viêm da cơ địa bằng sữa mẹ có được không?

Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) là một dạng tổn thương biểu bì da, phổ biến ở đối tượng trẻ...

bị zona thần kinh ở môi

Bị zona thần kinh ở môi: Cách chữa trị, chăm sóc

Bệnh zona thần kinh ở môi thường bùng phát khi bạn căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể hay...

Viêm da cơ địa ở mặt có chữa khỏi được không?

Viêm da cơ địa ở mặt gây ra những triệu chứng dai dẳng, khó chịu như da khô rát, ửng...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. vũ văn sơnvũ văn sơn says: Trả lời

    giá như nào v ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *