Thuốc Batipro là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Batipro là thuốc trị những bệnh lý loét dạ dày, tá tràng, trào ngược,… Liều dùng của thuốc đối với mỗi trường hợp bệnh có sự khác nhau. Khi dùng thuốc, bạn cần lưu ý một số điều như tác dụng phụ, tương tác thuốc và thận trọng trong một số trường hợp.

Thuốc chữa bệnh loét dạ dày, thực quản Batipro
Thuốc chữa bệnh loét dạ dày, thực quản Batipro

  • Tên biệt dược: Batipro;
  • Tên hoạt chất: Rabeprazol sodium;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa;
  • Dạng bào chế: dạng viên.

Những thông tin cần biết về thuốc Batipro

Thuốc Batipro do công ty Cổ phần Dược phẩm Đất Việt sản xuất và phân phối. Thuốc được trình bày theo dạng vỉ. Mỗi vỉ 10 viên, mỗi hộp 3 vỉ.

1. Chỉ định và tác dụng

Thuốc Batipro có tác dụng ức chế tiết axit dạ dày. Thuốc Batipro được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh sau:

  • Loét dạ dày tá tràng;
  • Viêm thực quản trào ngược;
  • Loét tá tràng có khuẩn H.pylori dương tính;
  • Hội chứng Zollinger – Ellison.

2. Thành phần

Mỗi viên Batipro chứa các thành phần sau:

  • Rabeprazol sodium (20 mg)
  • Tá dược: Ludipress, Natri bicarbonate, Avicel 102, Primellose, Talc, Magnesi stearat, Titan dioxyd, Eudragit L100, HPMC 615, PEG 6.000, Oxyd sắt vàng, Oxyd sắt đỏ, Màu Tartrazin.

3. Chống chỉ định

Thuốc không được dùng cho các bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Không dùng thuốc cho bệnh nhân là trẻ nhỏ.

4. Cách dùng

Bệnh nhân uống thuốc nguyên viên trực tiếp với nước lọc. Không nên nhai hoặc nghiền thuốc để uống.

Nên dùng thuốc vào buổi sáng.

5. Liều dùng

Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản

  • Số lượng: 1 viên (20 mg)/lần uống;
  • Số lần: 1 lần/ngày.

Bệnh viêm thực quản ăn mòn

  • Số lượng: 1 viên (20 mg)/lần uống;
  • Số lần: 1 lần/ngày.

Bệnh viêm thực quản không ăn mòn hoặc loét

  • Số lượng: 10 – 20 mg/lần uống;
  • Số lần: 1 lần/ngày.

Trường hợp loét dạ dày tá tràng tiến triển

  • Số lượng: 1 viên (20 mg)/lần uống;
  • Số lần: 1 lần/ngày.

Điều trị khuẩn H.P.

Đối với trường hợp dùng Batipro để điều trị diệt khuẩn HP, bệnh nhân có thể dùng kết hợp thêm với một số loại kháng sinh khác là Clarithromycin 500mg, Amoxicillin 1g và Metronidazole 400mg. Tuy nhiên, sự kết hợp và liều dùng ở trường hợp này cần phải được bác sĩ chỉ định.

Hội chứng Zollinger – Ellison

  • Số lượng: 60 mg/lần uống;
  • Số lần: 1 lần/ngày.

6. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo và thoáng mát (dưới 30 độ C), tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ.

Tham khảo thêm: Thuốc Rolaids là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi điều trị bằng thuốc Batripro

1. Thận trọng

Những trường hợp sau nên thận trọng khi dùng thuốc Batipro:

  • Bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan nặng;
  • Bệnh nhân là người cao tuổi;
  • Thuốc không có tác dụng làm giảm bệnh dạ dày ác tính hoặc thực quản ác tính.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Batipro có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Nhức đầu;
  • Tiêu chảy;
  • Sốt;
  • Phát ban ngoài da;
  • Vú to ở nam;
  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản;
  • Viêm thận kẽ cấp tính;
  • Sụt cân;
  • Khát nước nhiều;
  • Hoảng loạn, sợ hãi;
  • Đãng trí.

Lưu ý, trên đây không phải là ghi nhận toàn bộ các tác dụng phụ khi dùng thuốc. Do đó, nếu thấy cơ thể có triệu chứng lạ, bệnh nhân cần khai báo ngay với bác sĩ để có cách xử lý thích hợp.

3. Tương tác thuốc

Khi dùng kết hợp với một số loại thuốc khác, Batipro có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của những thuốc ấy. Có thể, Batipro sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của những loại thuốc khác. Hoặc cũng có thể xảy ra trường hợp ngược lại.

Batipro có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số loại thuốc khác.
Batipro có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số loại thuốc khác

Thuốc Batipro tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Digoxin;
  • Phenytoin;
  • Antacid chứa Alumlum Hydroxyd Gel hoặc Magnesi Hydroxyd.

Nếu đang trong quá trình điều trị bệnh khác, nên cho bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, dạ dày của bạn biết các loại thuốc bạn đang dùng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên hoặc cách xử lý phù hợp.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Hiện tại, chưa có khi nhận về trường hợp dùng quá liều hoặc thiếu liều.

Tuy nhiên không nên tự ý dùng thuốc khác với liều dùng chỉ định của bác sĩ.

Nếu cơ thể có những triệu chứng lạ, bạn nên đến gặp bác sĩ để khai báo.

5. Nên ngưng dùng thuốc khi nào?

Khi dùng thuốc Batipro để điều trị viêm loét dạ dày, bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc khi:

  • Khi đã điều trị hoàn toàn dứt điểm viêm loét dạ dày;
  • Khi nhận được chỉ định ngưng dùng của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế;
  • Khi thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường, cần trình báo với bác sĩ để có cách xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *