Thuốc Bacizim: Chỉ định, liều dùng và tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Bacizim được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị viêm xoang mạn tính, khó bài xuất đàm, khắc phục tình trạng chảy máu trong hoặc các cuộc tiểu phẫu. Nắm rõ các thông tin về Bacizim sẽ giúp bệnh nhân sử dụng đúng cách, an toàn, hiệu quả. 

Thuốc Bacizim và những thông tin cần biết
Thuốc Bacizim và những thông tin cần biết
  • Tên hoạt chất: Lysozym
  • Tên biệt dược: L-Zymtab, Lysopaine, Aupazym,
    Antisolam Tablet.
  • Nhóm thuốc: Thuốc hạ sốt, giảm đau, nhóm thuốc kháng viêm không steroid, thuốc điều trị các bệnh xương khớp và bệnh gout.
  • Dạng thuốc: Viên nén.

I/ Các thông tin cần biết về thuốc Bacizim

Để bảo đảm an toàn, trước khi điều trị bằng thuốc Bacizim, bạn cần nắm rõ các thông tin dưới đây:

1. Thành phần

Lysozym clorid 90mg

2. Tác dụng

  • Hoạt chất Lysozym clorid là một loại men mucopolysaccharidase. Đặc tính của nó là kháng khuẩn trên những mầm bệnh gram dương.
  • Lysozym có khả năng tham gia vào những phản ứng kháng viêm có sự tác động kháng histamin. Quá trình diễn ra bằng cách tạo nên các phức hợp để ức chế và làm vô hiệu sự hoạt động của các yếu tố gây viêm trong tổ chức mà ở đây chính là peptide, protein.
  • Tăng cường, củng cố hệ thống miễn dịch ở các tế bào tại chỗ và thể dịch.
  • Kháng virus: Lysozym clorid là một hoạt chất mang điện dương, có tác dụng phụ trợ bằng một trong 2 con đường như sau: Một là tạo nên các phức hợp với các virus mang điện âm . Hai là bảo vệ các tế bào trước sự xâm nhập của các virus.

3. Chỉ định

Thuốc Bacizim được chỉ định để điều trị cho các trường hợp:

4. Chống chỉ định

  • Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Các trường hợp bị dị ứng với lòng trắng trứng.

5. Liều lượng sử dụng

Thuốc Bacizim có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng
Thuốc Bacizim có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng
  • Đối với người trưởng thành: Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi ngày 1 viên.
  • Với trẻ em: Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời và những nơi ẩm ướt.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Bacizim

1. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Bacizim, bệnh nhân có thể mắc phải các tác dụng phụ sau đây:

  • Tiêu chảy.
  • Chán ăn.
  • Buồn nôn, ợ hơi.
  • Khó chịu ở dạ dày.

2. Thận trọng trong khi dùng

Trước khi uống thuốc Bacizim, bệnh nhân cần thông báo với các bác sĩ tất cả các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe bản thân. Đặc biệt là khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Phụ nữ đang thai và cho con bú.
  • Bản thân và gia đình đã từng hoặc đang bị dị ứng như viêm da dị ứng, mắc bệnh hen phế quản, dị ứng với thức ăn hoặc thuốc.

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc Bacizim. Để được cung cấp thêm thông tin về loại thuốc này, hãy trao đổi với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cố vấn y khoa VTV2 hướng dẫn chữa viêm xoang, viêm mũi bằng bài thuốc cực hay [ĐỪNG BỎ QUA]

Trong số phát sóng ngày 29/2/2020, chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” - VTV2 đã giới thiệu phương pháp chữa...

Mẹo chữa viêm xoang bằng cây kinh giới giúp giảm đi triệu chứng hiệu quả [TỔNG HỢP] từ chuyên gia

Chữa viêm xoang bằng cây kinh giới là một trong những phương pháp trị bệnh tự nhiên phổ biến hiện...

Top 7+ thuốc xịt mũi trị viêm xoang tốt nhất và cách sử dụng

Thuốc xịt mũi trị viêm xoang là những loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm tại chỗ, giúp...

viêm xoang nhức đầu

Viêm xoang nhức đầu – Nguyên nhân và cách chữa nhanh nhất

Ngoài những triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi hay chảy nước mũi thì bệnh viêm xoang còn gây đau...

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang có thể gặp

Bệnh viêm xoang có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm màng não hay...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.