ASA là thuốc gì ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

ASA có dạng viên uống và dung dịch cồn bôi da thường được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các vấn đề ngoài da. Trước khi sử dụng ASA, cần tuân thủ những hướng dẫn quan trọng để đảm bảo an toàn.

  • Tên gốc: Acetylsalicylic acid (ASA).
  • Tên biệt dược: Aspirin.
  • Phân loại: thuốc điều trị viêm, hạ sốt.

Thông tin về thuốc ASA

Thuốc ASA có thành phần chính từ Acetylsalicylic acid. Loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng Axit Acetylsalicylic viên uống và dung dịch cồn ASA. Mỗi dạng thuốc có một số điểm khác biệt trong điều trị cần lưu ý.

1. Thành phần thuốc ASA

Thành phần thuốc ASA dạng viên:

  • Hoạt chất Acetylsalicylic Acid (Aspirin), một dẫn xuất của Acid Salicylic.

Thành phần thuốc ASA dạng dung dịch cồn:

  • Hoạt chất Acid Acetylsalicylic.
  • Natri Salicylat.
  • Ethanol 96%.
thuốc ASA dạng viên nén
Thuốc ASA dạng viên nén với thành phần chính là Acetylsalicylic Acid

2. Công dụng thuốc ASA

Công dụng của ASA dạng viên

  • Tác dụng giảm đau, sử dụng cho những vị trí lưng, đầu, cổ, các khớp.
  • Hỗ trợ giảm sốt mức độ vừa và nhẹ.
  • Cải thiện tình trạng viêm sưng.

Công dụng của dung dịch cồn ASA

  • Làm sạch bề mặt da.
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về da.
  • Loại bỏ các loại vi khuẩn, vi nấm.

Tham khảo thêm: Kem Aciclovir Cream BP – tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng

3. Chỉ định sử dụng thuốc ASA

Chỉ định sử dụng thuốc ASA cho từng dạng bào chế bao gồm:

Chỉ định đối với thuốc ASA dạng viên

  • Sử dụng giảm đau trong những trường hợp đau nhức xương khớp, đau đầu, đau nửa đầu, đau dây thần kinh, đau răng, đau cơ và một số dạng đau nhức khác.
  • Hỗ trợ giảm đau đối với đau tim và đột quỵ (cần có sự theo dõi sát của bác sĩ).
  • Ngăn ngừa cục máu đông cho bệnh nhân sau phẫu thuật, sử dụng cho người sau điều trị thay khớp háng (sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ).
  • Giảm tác động, đặc tính đông máu của tiểu cầu đối với những trường hợp bệnh nhân phẫu thuật động mạch.

4. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng ASA dạng viên uống đối với những trường hợp

  • Bệnh nhân bị dị ứng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Những trường hợp phụ nữ đang mang thai (đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ).
  • Chống chỉ định cho bệnh nhân dễ bị chảy máu, người mắc bệnh máu khó đông.
  • Thận trọng với những bệnh nhân đang điều trị bằng methotrexate với liều dùng từ 15 mg mỗi tuần trở lên.
  • Thận trọng khi sử dụng cho những trường hợp người loét dạ dày và người có tiền sử loét dạ dày.
  • Bệnh nhân bị dị ứng nặng, bệnh nhân có phản ứng hen suyễn liên quan đến salicylat hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID). Điển hình là diclofenac, ibuprofen, indomethacin, naproxen,…
  • Thận trọng đối với bệnh nhân mắc các vấn đề về chuyển hóa như bệnh nhân suy thận nặng, bệnh nhân suy gan nặng, những trường hợp bị suy tim sung huyết nặng.
cồn ASA
Dung dịch cồn ASA với hoạt chất chính là Acetylsalicylic Acid và một số thành phần khác

Chống chỉ định sử dụng dung dịch cồn ASA đối với những trường hợp

  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong dung dịch cồn ASA.
  • Thận trọng khi sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân ngoài da có các vết thương hở.

*Trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc ASA đối với những trường hợp chống chỉ định, thận trọng để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng thuốc.

Tham khảo: Thuốc Loratadine: Tác dụng, liều dùng và tương tác thuốc

5. Một số tác dụng phụ của thuốc ASA

Tác dụng phụ của thuốc ASA dạng dung dịch cồn

  • Xuất hiện các phản ứng kích ứng, ngứa, ửng đỏ sau khi sử dụng dung dịch cồn ASA.
  • Một số bệnh nhân có thể gặp hiện tượng nổi mề đay, khó chịu.
  • Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác sau khi bôi dung dịch cồn ASA.

Tác dụng phụ của thuốc ASA dạng viên nén

  • Xuất hiện các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa, có thể xuất hiện cảm giác đau bụng với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến vừa, bụng có cảm giác cồn cào.
  • Có cảm giác buồn nôn, nôn, ợ nóng, khó tiêu sau khi sử dụng thuốc.
  • Xuất hiện các triệu chứng ù trong tai.
  • Có các dấu hiệu đau nhức cơ, dấu hiệu chuột rút.
  • Xuất hiện các dấu hiệu chảy máu tại nướu, chảy máu mũi, bầm tím, tiểu ra máu, ho ra máu, không cầm máu tại vết cắt, vết thương hở.

*Lưu ý: 

Một số tác dụng phụ khác có thể không được liệt kê đầy đủ trong danh sách trên, cần lưu ý các triệu chứng bất thường sau khi sử dụng thuốc. Đối với thuốc ASA dạng viên nén, cần ngưng dùng thuốc và đến cơ sở y tế ngay nếu xuất hiện những tác dụng phụ ở mức độ nặng, bao gồm:

  • Dấu hiệu mất thính lực.
  • Các triệu chứng xuất huyết dạ dày (phân đen hoặc màu cà phê, hắc ín, nôn ra máu hoặc phun ra máu tươi, máu sẫm,…).
  • Các triệu chứng dị ứng nặng như khó thở, co rút các cơ, sưng mặt, cổ họng,…

Tham khảo thêm: Thuốc kháng Virus và kháng nấm Acirax: liều dùng và tác dụng phụ

6. Một số tương tác với thuốc ASA

Tương tác với rượu

Sử dụng rượu sau khi dùng thuốc ASA dạng viên uống có thể gây xuất huyết dạ dày. Cần chú ý tránh sử dụng rượu, bia, các thức uống có cồn khác sau khi sử dụng thuốc ASA dạng viên uống.

Tương tác với thuốc chống đông máu

ASA dạng viên uống có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số thuốc chống đông máu. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trong những trường hợp đang điều trị bằng thuốc chống đông máu. Suốt thời gian sử dụng thuốc ASA, bệnh nhân cũng cần chú ý những tương tác với thuốc chống đông máu để đảm bảo an toàn.

Tương tác với thuốc điều trị hô hấp

Thận trọng khi sử dụng các thuốc điều trị những bệnh hô hấp như hen suyễn, điều trị khó thở, các vấn đề về polyp mũi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thận trọng khi sử dụng ASA cùng với một số loại thuốc điều trị hô hấp khác.

Tương tác với thuốc điều trị tiểu đường

Thuốc ASA dạng viên có thể làm tăng tác dụng của một số loại thuốc điều trị tiểu đường như Glyburide. Ngoài ra ASA cũng có thể ảnh hưởng đến isulin của bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Tương tác với thuốc glucose-6-phosphate dehydrogenase

Tương tác của ASA với thuốc glucose-6-phosphate dehydrogenase có thể ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu. Sự tương tác có thể gây vỡ hồng cầu và dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Tương tác với thuốc điều trị Gout

Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị Gout có thể gây ảnh hưởng đến mức acid uric trong cơ thể, đôi khi có thể ảnh hưởng đến tình trạng tái phát bệnh. Tương tác của ASA với các loại thuốc điều trị Gout có thể làm khởi phát triệu chứng Gout như đau, ấm, sưng các khớp, có các triệu chứng khó tiểu.

*Hỏi ý kiến bác sĩ về những tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng thuốc ASA nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác. Thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc đang điều trị, bao gồm những loại thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

7. Liều dùng và cách sử dụng ASA

Liều dùng và cách sử dụng ASA tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ tùy theo từng trường hợp điều trị cụ thể. Không tự ý sử dụng thuốc ASA khi chưa có chỉ định và hướng dẫn chi tiết.

8. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc ASA nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh xa nguồn nhiệt và nơi ẩm ướt.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

Mẩn ngứa quanh mắt là một trong những biểu hiện của viêm da mí mắt

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt được xem là một tình trạng của viêm da mí mắt. Bệnh không những...

Bệnh viêm da dầu: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là một dạng viêm da mạn tính do hoạt động của tuyến bã...

Cách chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất

Chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất là phương pháp dân gian truyền miệng qua nhiều đời, đến...

Dị ứng thức ăn ở trẻ

Dị ứng thức ăn ở trẻ: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thức ăn ở trẻ là tình trạng mà rất nhiều bé gặp phải, nhất là những bé dưới...

Phù mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh mề đay

Những biến chứng của bệnh mề đay nên cảnh giác

Ngoài việc gây ra cảm giác khó chịu, nổi mề đay còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *