Tần giao và những bài thuốc Đông y cổ truyền
Tần giao có vị đắng, cay the, tính bình, không độc, được quy vào kinh Vị, Can, Đởm và Đại trường. Trong Đông y, dược liệu này được bào chế để sử dụng vào việc điều trị các bệnh lý như: phong tê thấp, lao, gân cơ co quắp, rét,… Ngoài ra, tần giao còn có tác dụng lợi tiểu, lưu thông máu, thanh nhiệt,…
1. Tên gọi – Chủng loại
Tên gọi khác: Tần cửu, Tần qua, Thanh táo, Trường sơn cây, Thuốc trặc
Tên khoa học: Radix Gentianae Qinjiao
Họ: Thuộc họ Long đởm (Gentianaceae)
Chủng loại:
- Gentiana macrophylla: Là bộ phận rễ, có hình trụ, phần trên to hơn phần dưới, dễ bẻ gãy, cứng và giòn. Vỏ ngoài có màu vàng nâu hoặc mày vàng sáng; có vị đắng, hơi chát.
- Gentiana straminea: Là bộ phận rễ, có hình hơi tròn, giòn và dễ bẻ gãy . Vỏ ngoài có màu nâu, có những vết nứt giống hình mạng lưới.
- Gentiana dahurica: Là phần rễ, có hình tròn nón hoặc hình trụ. Vỏ ngoài có màu vàng nâu.
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả:
Cây tần giao là loại cây nhỏ, sống lâu năm. Thân cây có thân tròn, hình trụ. Rễ cái to và có nhiều rễ con, rễ có màu trắng ngà hoặc màu vàng sáng. Lá có hình trứng gà, có phiến to, mặt lá có các gân song song. Hoa có màu hơi tim tím.
+ Phân bố:
Cây tần giao được mọc hoang hoặc trồng nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc như Quảng Đông, Đài Loan, Đông Bắc,… và một số nước khác như Ấn Độ, Triều Tiên, Indonexia,… Dược liệu này được tìm thấy rải rác các tỉnh thuộc nước ta, thường là mọc hoang ở bụi hoang, bãi đất trống.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
+ Bộ phận dùng:
Sử dụng bộ phẫn rễ của cây tần giao để làm thuốc, bởi trong bộ phận này có chứa các đặc tính của dược phẩm.
+ Thu hái:
Thu hái cây tần giao quanh năm, đào lấy rễ đối với những cây đã đủ lớn, thời điểm tốt nhất để thu hoạch là vào mùa hè (tháng 7 hoặc tháng 8).
+ Chế biến:
Những phần rễ đã thu hoạch được đem rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn, cát, đất còn sót lại, tạp chất, vi khuẩn. Sau đó loại bỏ phần rễ con, thái rễ tần giao thành từng lát nhỏ và mỏng rồi đem phơi khô hoặc sấy qua để dùng.
+ Bảo quản:
Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh cất trữ thuốc ở nơi ẩm ướt, tốt nhất nên cất trữ trong bọc kín để sử dụng lâu dài.
4. Thành phần hóa học
Thành phần chính có trong tần giao là:
- Gentianine A, B, C,…
- Gentianide
- Alkaloid
- Glucoz
- Tinh dầu bay hơi
5. Tính vị
- Vị đắng, cay, tính hơi hàn (Trung Dược học)
- Vị đắng, tính bình (Bản Kinh)
- Vị đắng, tính bình (Đông dược học thiết yếu)
- Vị cay, tính hơi ôn, không độc (Danh y biệt lục)
6. Quy kinh
Tần giao được quy vào các kinh sau đây:
- Kinh Can, Đởm, Vị (Trung Dược học)
- Kinh Vị, Can, Đởm, Đại trường (Đông dược học thiết yếu)
- Kinh Thủ, túc Dương minh, Can, Đởm (Bản thảo cương mục)
7. Tác dụng dược lý
+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Trong nền dược lý hiện đại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận công dụng của tần giao như sau:
- Kháng viêm
- An thần
- Giảm đau
- Giải nhiệt
- Tác động lên dây thần kinh làm hưng phấn chức năng tuyến yên và vỏ thượng thận
- Tăng đường huyết
- Hạ huyết áp
- Ổn định nhịp tim
- Trị thương hàn
- Kháng khuẩn lỵ
- Ức chế nấm ngoài da
+ Theo Y học cổ truyền:
Trong Đông y, tần giao được cho là vị thuốc quý bởi trong dược liệu này có chứa các đặc tính của dược phẩm, có công dụng điều trị các bệnh sau:
- Phong thấp
- Sốt rét
- Phong tê thấp
- Cơ xương co quắp
- Đại tiện ra huyết
- Lao
- Lợi tiểu
- Giải độc rượu
- Thanh nhiệt
8. Cách dùng – Liều dùng
Sử dụng tần giao đã qua khâu chế biến, dùng sắc lấy nước uống hoặc tán nhuyễn thành bột mịn rồi hoàn thành viên.
Mỗi ngày sử dụng với liều dùng từ 6 – 12 gram.
Xem thêm: Cây mã đề – Tính vị, Qui kinh và Ứng dụng lâm sàng
9. Bài thuốc
Một số bài thuốc sử dụng tần giao kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa các bệnh như: Phong thấp, lao, đổ nhiều mồ hôi, ngừa sưng và đau răng,…
Bài thuốc chữa sốt về chiều, đổ nhiều mồ hôi trộm, chữa hư lao:
- Dùng tần giao, đương quy, tri mẫu mỗi vị 20 gram; sài hồ, miết giáp, địa cốt bì mỗi vị 40 gram; thanh hao 12 gram cùng với 1 trái ô mai. Đem các vị thuốc trên tán thành bột rồi đem sắc lấy nước uống, mỗi lần dùng 20 gram trước khi đi ngủ (Tần giao miết giáp tán – Hồ Nam Trung Y học viện).
- Dùng tần giao và địa cốt bì mỗi loại 12 gram đem sắc lấy nước uống cùng với thanh hao và cam thảo mỗi loại 8 gram (Lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách).
Bài thuốc chữa thấp khớp, tay chân co quắp, viêm đa khớp do phong thấp (Lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách):
- Dùng tần giao, phòng kỷ mỗi loại 12 gram; bạch chỉ, đào nhân, nhũ hương, hải phong đằng, hoàng bá, uy linh tiên mỗi loại 10 gram cùng với độc hoạt, xuyên khung mỗi loại 8 gram. Đem tất cả các vị thuốc trên sắc cùng với nước.
Bài thuốc phòng ngừa sưng hoặc đau khi nhổ răng:
- Dùng tần giao và phong kỷ với liều lượng bằng nhau, đem sấy hoặc phơi khô rồi tán thành bột mịn sau đó hoàn thành viên, mỗi viên 0,3 gram. Trước nhổ răng 30 phút, dùng 2 viên thuốc cùng với nước. Sau khi nhổ răng, cứ 6 giờ đồng hồ là dùng 2 viên thuốc, thực hiện liên tục trong 3 ngày để giảm đau, sưng.
Bài thuốc chữa viêm gan cấp tính ở trẻ em:
- Dùng tần giao, thương truật, bạch truật, hậu phác với liều lượng bằng nhau, đem sắc lấy nước uống.
- Dùng 7,5 – 15 gram tần giao, nếu trẻ bị sốt thêm liên kiều và hoàng cầm. Đem các vị thuốc sắc lấy nước uống. Uống liên tục 14 ngày để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.
10 Lưu ý khi dùng
Không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng tần giao để điều trị bệnh, nếu sử dụng thuốc đúng cách, đúng mục đích có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Dưới đây là một số lưu ý người bệnh nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng sau:
- Không sử dụng tần giao để làm dược liệu điều trị cho các dối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ cho con bú.
- Không sử dụng thuốc cho các đối tượng suy nhược cơ thể, thể trạng dạng yếu, người bị tiêu chảy.
- Người bệnh bị đau nhức chân tay lâu ngày, tỵ hư không nên dùng
- Thuốc có thê gây buồn ngủ, người bệnh cần cẩn thận khi vận hành máy móc, sử dụng phương tiện giao thông.
Không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng các bài thuốc trên để điều trị bệnh, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra phản tác dụng thuốc hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về tần giao cũng như công dụng của thảo dược này đem lại. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được xác thực về mức độ chính xác.
Có thể bạn quan tâm
- Cây giao (cây xương khô): Tác dụng dược lý & Các bài thuốc chữa bệnh
- Cây sâm đất: Tác dụng dược lý và cách sử dụng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!