Công dụng Qua nhân lâu và những bài thuốc trị bệnh hiệu quả

Qua lâu nhân là phần nhân có trong hạt của cây qua lâu, chứa nhiều dược phẩm có tác dụng chữa các bệnh táo bón do trường ung, ung thư thũng độc, có khả năng thông nhuận tràng, nhuận phế. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về dược liệu này.

Qua nhân lâu là phần nhân trong hạt cây lâu qua, được bào chế để làm thuốc

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

1. Tên gọi – Chủng loại

  • Tên gọi khác: Qua lâu thực, Qua lâu tử
  • Tên khoa học: Trichosanthes kirilowii Max
  • Họ: Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả:

Cây qua lâu còn được gọi là Dưa trời, Dưa núi, Vương qua, Dây bạc bát, Hoa bát, Thau ca (người Tày gọi). Cây qua lâu là thực vật thân thảo dây leo, sống lâu năm. Trên thân cây có các rãnh nhỏ và phân ra khoảng 3 – 5 nhánh. Lá mọc so le, cóp phiến lá rộng và dài, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa có kích thước khá lớn, màu trắng, mọc đơn lẻ, có bầu cuống và nhị. Rễ cây có vỏ ngoài màu nâu hoặc vàng nhạt, cứng, đắng, phần thịt màu trắng có gân màu vàng.

+ Phân bố:

Cây qua lâu được tìm thấy ở một số nước thuộc Châu Á như: Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc,… Ở nước ta, cây thường mọc hoang trên đất ở các bãi cát hoang ở Ninh Thuận và Bình Thuận, dọc đường núi ở các tỉnh phía Bắc.

Cây qua lâu thường mọc hoặc trồng hoang rải rác các tỉnh thuộc các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

+ Bộ phận dùng:

Dùng phần nhân có trong hạt của quả cây qua lâu để làm thuốc. Ngoài ra, các bộ phận khác của cây qua lâu cũng được bào thế thành thuốc.

+ Thu hái:

Thu hái với những quả đã chín (quả chuyển sang màu vàng cam) vào tháng 9 – 10 hàng năm, chọn những hạt già, khô, chắc, có vỏ dày.

+ Chế biến:

Rửa sạch các hạt cây qua lâu và đem phơi nắng hoặc sấy khô. Sau đó, dùng dụng cụ tách đôi vỏ, vỏ phần vỏ lấy phần nhân bên trong rồi đem giã nát.

+ Bảo quản:

Bảo quản các nhân quả cây qua lâu ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, quá nóng phần nhân sẽ chuyển sang màu đen, nổi mốc một.

4. Thành phần hóa học

Trong hạt cây qua lâu có chứa các chất hóa học sau:

  • Dầu béo
  • Đường
  • Sắc tố
  • Saponin
  • Triterponoid
  • Acid hữu cơ
  • Resin

5. Tính vị

Qua nhân lâu có vị ngọt, đắng, tính hàn.

6. Quy kinh

Qua nhân lâu được quy vào kinh Phế, Vị và Đại trường.

7. Tác dụng dược lý

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo y học hiện đại, phần nhân có trong hạt cây qua lâu có những tác dụng sau:

  • Khu đàm, tiêu đàm
  • Giãn động mạch vành
  • Lưu thông máu
  • Chống thiếu oxy và lượng mỡ có trong máu
  • Ức chế trực khuẩn lỵ, đại tràng, thương hàn, mủ xanh
  • Ức chế nấm gây bệnh ngoài da
  • Chống hoạt tính ung thư
+ Theo Y học cổ truyền

Trong Đông y, qua lâu nhân được báo chế để làm thuốc, bởi trong dược liệu này có chứa các dược phẩm, có công dụng điều trị các bệnh lý như:

  • Ho lâu ngày không khỏi
  • Ho có đờm
  • Táo bón
  • Ngực tê tức
  • Nhuận tràng
  • Sưng yết hầu
  • Thanh nhiệt cơ thể, tiêu đàm
  • Giúp nhuận phế, nhuận tràng

8. Cách dùng – Liều lượng

Dùng qua lâu nhân mỗi ngày để điều trị bệnh với liều lượng từ 8 – 20 gram. Có thể dụng ở dạng tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên hoặc dùng dưới dạng sắc. Nếu dùng dạng sắc cần chú ý phần nước sắc cùng, dùng khi thuốc còn nóng, nếu nguội nên hâm nóng lại trước khi dùng.

9. Bài thuốc

Cây qua lâu được sử dụng bộ phận quả, nhân quả và rễ để làm thuốc, tuy nhiên tác dụng của từng bộ phận là khác nhau. Qua nhân lâu có chứa nhiều chất béo và các hợp chất khác, có tác dụng điều trị táo bón, tiêu đờm, nhuận tràng thông tiện,… Trong Y học cổ truyền đã đưa ra các bài thuốc sử dụng qua lâu nhân để điều trị bệnh, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây:

Những bài thuốc sử dụng qua lâu nhân trong Y học cổ truyền
Bài thuốc chữa thấp khớp mạn tính:

Dùng Qua lâu nhân, Thạch cao, Thổ phục linh, Sinh địa, Rau má, Kê huyết đằng, Cốt toái bổ, Đơn sâm, Uy linh tiên, Khương hoạt, Hy thiêm, Độc hoạt mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram Bạch chỉ và 4 gram Cam thảo. Đem các vị thuốc trên làm thành một thang thuốc và sắc cùng với 3 phần nước còn 1 phần nước để uống.

Bài thuốc chữa viêm phế quản thể đàm nhiệt, đau thắt ngực do đàm vàng hoặc áp xe phổi:

Dùng Qua lâu nhân và Bồ công anh mỗi vị 12 gram; Toàn qua lâu và Ý dĩ nhân mỗi vị 15 gram; Kim ngân hoa, Bán hạ và Cát cánh mỗi vị 10 gram cùng với 4 gram Hoàng liên. Đem các nguyên liệu trên sắc cùng với nước để dùng, có thể chia thành các phần nhỏ cho dễ dùng.

Bài thuốc chữa viêm họng, tắt tiếng:

Dùng Qua lâu nhân, Cam thảo, Bạch cương tằm mỗi vị 10 gram cùng với 4 gram củ gừng tươi. Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc cùng với 5 phần nước còn 2 phần nước để dùng. Chia làm 2 lần nhỏ dùng sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc chữa động mạch vành:

Dùng Qua lâu nhân tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Sử dụng mỗi lần 4 viên, uống mỗi ngày 3 lần (sáng, trưa và tối) sau các bữa ăn.

Bài thuốc chữa viêm tuyến vú cấp tính, vú sưng nóng nổi mẩn đỏ gây đau và sốt:

Dùng Qua lâu nhân, Bồ công anh và Kim ngân hoa mỗi vị 15 gram đem sắc cùng với nước đên khi cô đặc để dùng.

Bài thuốc trị táo tón:

Dùng 15 gram Qua lâu nhân cùng với 3 gram Cam thảo đem sắc lấy nước dùng. Cho một ít mật nếu cảm thấy khó uống.

10. Lưu ý

Không sử dụng thuốc có qua lâu nhân cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu này. Chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng bị tỳ vị hư hàn. Bệnh nhân không được lạm dụng dược liệu này để điều trị bởi có thể gây ra tiêu lỏng.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc được biết những thông tin về qua lâu nhân cũng như công dụng điều trị bệnh của dược liệu này. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, cần xác thực thông tin. Người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc trên để điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hoặc lương y.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút