Huyền hồ - Vị thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả

Huyền hồ còn được biết đến với tên gọi là Diên hồ sách, thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae). Trong Đông y, Huyền hồ được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh lý ở phụ nữ, kháng khuẩn, giảm các chấn thương đau nhức cho tụ máu, đau do ứ huyết, bế kinh,… ngoài ra còn có nhiều công dụng khác, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin. Phụ nữ mang thai chống chỉ định sử dụng dược liệu này.

1. Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Huyền hồ sách, Diên hồ sách, Nguyên hồ sách, Khuê hồ sách, Vũ hồ sách, Sanh diên hồ, Sao diên hồ,..
  • Tên khoa học: Corydalis ambigua Champ et Schlecht
  • Họ: Thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae)
Huyền hồ còn được gọi Huyền hồ sách, Diên hồ sách, Nguyên hồ sách, Vũ hồ sách, Sanh diên hồ, Sao diên hồ

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả:

Cây Huyền hồ là loại cỏ, sống lâu năm, thường mọc ở núi rừng. Thân cây nhỏ, yếu, cao khoảng 0,5 mét. Lá mọc đối kép nguyên, có lá mọc đối kép xẻ lông chim. Hoa hình môi gồm một mặt há ra, xếp thành chùm, hoa có màu tím hoặc màu hồng nhạt, thường nở vào mùa xuân hoặc thang 5 hàng năm. Củ rễ hình cầu, vỏ ngoài có màu vàng tươi hoặc vàng đất.

+ Phân bố:

Cây Huyền hồ thường được mọc hoang hoặc được trồng khá nhiều ở các tỉnh thuộc nước Trung Quốc như: Phúc Kiến, Kim Hoa, Hàng Châu, Nhiệt Hà, Triết Giang, Ninh Ba,… Tại Việt Nam, cây huyền hồ chưa được tìm thấy, nhưng chỉ tìm thấy số ít ở Lào Cai.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng: Dùng phần củ rễ hình cầu của cây huyền hồ để làm thuốc.

+ Thu hái: Đào lấy phần củ rễ với những cây đã lớn vào màu xuân hằng năm.

+ Chế biến: Rửa sạch các củ rễ đã thu hoạch bằng nước để loại bỏ lớp đất cát, tạp chất và vi khuẩn, để ráo, cho vào nồi hấp cùng với giấm, cứ năm phần Huyền hồ thì dùng một phần giấm, đun với lửa nhỏ, đun cho đến khi giấm cạn dần. Sau đó, vớt ra đem phơi khô hoặc sấy khô.

+ Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tốt nhất nên bảo quản trong bao bì để tránh tình trạng lên móc, đậy kín bao gì để được sử dụng lâu dài.

4. Thành phần hóa học

Thành phần chính có trong Huyền hồ là các hợp chất của Alcaloid như: Protin, Corybolbin, Corydalin, Dehydrocorydalin,…

Sử dụng phần củ rễ (đã trưởng thành) của cây Huyền hồ để làm dược liệu với cùng tên gọi

5. Tính vị – Quy kinh

Huyền hồ có vị hơi đắng, tính ôn, được quy vào kinh Phế, Can và Tỳ.

6. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
  • Tăng nội tiết tố của vỏ tuyến thượng thận
  • Giảm đau, giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc, giúp an thần
  • Thí nghiệm trên thỏ: Tăng lưu lượng máu ở động mạch vành của tim
  • Thí nghiệm trên chuột bạch: Hạ mỡ nhẹ đối với trường hợp xơ vữa động mạch; Ức chế gây loét thắt môn vị, ức chế loét do acid acetic hoặc loét do histamin
Theo Y học cổ truyền:
  • Điều trị kinh nguyệt không đều, hoạt huyết, lợi khí, tán ứ, giảm các cơn đau bụng
  • Chữa đau bụng ra khí hư, bế kinh ở phụ nữ, đau do ứ huyết
  • Chữa đau nhức do chấn thương gây tụ máu, thoát vị, đau vùng tim
  • Thông lợi tiểu
  • Đau nhức toàn thân

7. Liều dùng – Cách dùng

+ Liều dùng: Dùng 4,5 – 9 gram/ ngày

+ Cách dùng: Huyền hồ có thể dùng một mình hoặc kết hợp với các vị thuốc khác còn thùy vào từng bài thuốc, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng bột:

  • Dạng thuốc sắc: Sắc các vị thuốc cùng với năm phần nước, sắc cô đặc còn hai phần, có thể chia thành các phần nhỏ để dùng. Dùng khi thuốc còn nóng, nếu nguội, nên hâm nóng lại thuốc trước khi dùng.
  • Dạng thuốc bột: Có thể dùng cho một ít mật hoàn làm viên hoặc dùng để hoà với nước ấm hoặc rượu nóng để dùng.

8. Những bài thuốc

Trong Đông y, Huyền hồ được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc và dưới đây là chi tiết các bài thuốc có sự góp mặt của dược liệu này, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc lương y.

Huyền hồ có vị hơi đắng, khí ấm, được quy vào kinh Phế, Can và Tỳ
 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa ho (áp dụng điều trị cho người lớn tuổi và trẻ em đều được):

Dùng 40 gram Huyền hồ cùng với 4 gram Chỉ khô phàn đem tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 6 gram bột cùng với một cục kẹo mạch nha, người bệnh dùng để ngậm và nuốt trôi từ từ.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa chảy máu cam:

Dùng một lượng Huyền hồ vừa đủ đem tán thành bột mịn, rồi gói vào trong một miếng bông sạch, sau đó nhét miếng bông vào tai. Nếu người bệnh chảy máu bên trái thì nhét miếng bông vào bên phải và ngược lại.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa tiểu ra máu:

Dùng 40 gram Huyền hồ cùng với 7,5 gram Phác tiêu, đem hai vị thuốc trên tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 16 gram để sắc cùng với nước, chia thành 2 lần uống trong ngày (buổi sáng và chiều tối).

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa tiểu không thông:

Dùng Huyền hồ và Xuyên luyện tử với liều lượng bằng nhau, đem hai vị thuốc trên tán thành bột. Mỗi lần sử dụng 2 – 4 gram cùng với nước sôi (thêm một ít dầu mè để dùng cùng với bột).

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa đau phần ngoài do khí và khí kết khối:

Dùng một lượng vừa đủ Huyền hồ tán thành bột. Tụy tạng heo đem nấu chín, cắt thành từng miếng vừa đủ, chấm cùng với bột Huyền hồ để ăn.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa đau tim do nhiệt huyết (đau từng cơn, lâu ngày không hét, cơ thể nóng, tay chân lạnh):

Dùng Huyền hồ (tách bỏ phần vỏ) và Kinh linh tử (chỉ lấy phần thịt trong quả) với liều lượng bằng nhau. Đem hai vị thuốc trên tán thành bộ, mỗi lần dùng 8 gram cùng với rượu nóng hoặc nước sôi.

– Bài thuốc từ Huyền hồ chữa đau đầu (đau một bên đầu hoặc đau giữa đầu):

Dùng 7 củ rễ Huyền hồ, 2 trái Trư nha tạo giác (bỏ vỏ và hạt) cùng với 8 gram Thanh đại. Đem các nguyên liệu trên tán thành bột mịn, cho thêm một ít nước rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt Hạnh nhân lớn.

Mỗi lần sử dụng một viên hòa với nước ấm rồi nhỏ giọt vào lỗ mũi (đau đầu bên nào, nhỏ mũi bên ấy), đồng thời, dùng một đồng xu (nếu không có đồng xu có thể thay thế bằng các vật kinh loại khác) để ngậm vào miệng, khi có nhiều nhớt nhãi chảy ra thì vớt bỏ.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng, khí huyết:

Dùng Huyền hồ (tách bỏ vỏ và sao cùng giấm) và Đương quy (tẩm rượu và sao vàng) mỗi vị 40 gram cùng với 80 gram Quất hồng (tán thành bột mịn rồi trộn với rượu). Đem các vị thuốc trên nấu viên hồ có kích thước bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần sử dụng 100 viên cùng với nước giấm sắc hoặc Ngải cứu, dùng thuốc khi bụng đói.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa các cơn đau sau khi sinh:

Dùng Huyền hồ đem sao rồi nghiền nát, mỗi lần sử dụng 6 gram cùng với rượu.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa đau đường ruột ở trẻ em:

Dùng Huyền hồ và Hồi hương với liều lượng bằng nhau, đem hai vị thuốc trên sao qua rồi nghiền nát. Sử dụng thuốc cùng với nước cơm, dùng khi bụng đói.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa thoát vị cấp tính:

Dùng Huyền hồ (sao cùng muối) và Toàn yết (lọc bỏ phần độc) với liều lượng bằng nhau đem tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1,5 gram cùng với rượu muối, dùng thuốc trước khi ăn hoặc bụng đói.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa đau nhức gân cốt do bị té ngã:

Dùng một lượng Huyền hồ vừa đủ đem nghiền nát thành bột. Mỗi lần sử dụng 8 gram cùng với rượu đậu, dùng mối ngày hai lần.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa khí ngưng, huyết trệ gây ra đau bụng:

Dùng Huyền hồ, Đương quy, Xuyên khung, Mộc hương, Quế tâm, Xích thược, Đào nhân, Địa hoàng và Chỉ xác với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên sắc để lấy nước dùng.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa đau ở vùng vị quản:

Dùng Huyền hồ, Nga truật, Ngũ linh chi, Đương quy và Cao lương khương với liều lượng bằng nhau. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước lọc, sắc đến khi còn một nửa phần nước, lọc ra để dùng mỗi ngày.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa đau bụng do bế kinh:

Dùng Huyền hồ, Thược lược, Hậu phác và Đương quy mỗi vị 12 gram cùng với Tam lăng, Nga truật và Mộc hương mỗi vị 6 gram. Đem một thang thuốc trên sắc với nước để dùng điều trị đau bụng.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa đau bụng kinh:

Dùng 80 gram Huyền hồ (sao với rượu) cùng với 160 gram Hương phụ (sao giấm). Đem hai vị thuốc trên tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 8 gram cùng với rượu nóng. Sử dụng đến khi các chứng đau tiêu biến.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau thần kinh dạ dày do khí trệ hoặc ứ huyết:

Dùng Huyền hồ cùng với Thiên tử theo tỷ lện 9:1, đem tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 12 gram cùng với nước lọc hoặc nước ấm, uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

 – Bài thuốc từ Huyền hồ chữa đau nhức thần kinh mặt:

Dùng Huyền hồ, Xuyên khung và Bạch chỉ mỗi vị 20 gram cùng với 12 gram Thương nhĩ. Đem thang thuốc trên sắc cùng với nước, sắc cô đặc còn nửa phần nước để uống.

9. Một số lưu ý

Điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ Huyền hồ, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không sử dụng các bài thuốc có sự hiện diện của Huyền hồ cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
  • Tuyệt đối không được sử dụng Huyền hồ để điều trị cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
  • Phụ nữ có kinh trước kỳ, huyết hư, rông huyết, hậu sản và chóng mặt chống chỉ định sử dụng Huyền hồ.

Người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc nếu mong muốn đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ Huyền hồ, người bệnh gặp bất kỳ các triệu chứng bất thường nào, nên ngưng dùng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Trong bài viết, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin cần thiết về dược liệu Huyền hồ, tuy nhiên thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên hay phương pháp điều trị từ bác sĩ. Vì vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.

Dược liệu nên kết hợp

  • Bán chi liên: Thành phần hóa học, Tính vị & Các bài thuốc chữa trị ung thư
  • Cây cỏ mực: Vị thuốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút