Hậu phác là gì? Công dụng chữa bệnh từ Hậu phác có hiệu quả?

Hậu phác còn được gọi là Quế rừng, Hậu phác nam thuộc họ Mộc Lan. Đây được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu Đông y cổ truyền. Hậu phác có vị đắng, cay, tính ôn và được quy vào kinh Vị, Tỳ, Đại trường có công dụng trị bụng đầy trướng, thổ tả, kiết lỵ, ăn không tiêu,… Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thông tin về dược liệu này.

Hậu phác – Công dụng và những bài thuốc chữa bệnh hay

Yếu sinh lý đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng tình dục xảy ra ở khía cạnh thể chất và tinh thần. Các biểu hiện bệnh lý thường là hệ quả của tuổi tác, lối sống sinh hoạt kém khoa học, tâm lý hoặc mắc các bệnh nội khoa. Yếu sinh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

1. Tên gọi – Chủng loại

  • Tên gọi khác: Hậu phác nam, Quế rừng, Xích phác, Hậu bì, Liệt phác, Trùng bì, Đạm bá, Xuyên hậu phác, Tử du phác, Chế xuyên phác, Chế tiểu phác, Dã phác, Tiểu xuyên phác,…
  • Tên khoa học: Magnolia offinalis Rehd. et Wils, Magnolia officinalis var Biloba Rehd. et Wils
  • Họ: Thuộc họ Mộc Lan (Magnoliaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả: Cây hậu phác là cây gỗ lớn, cây có thể cao tới 15 mét. Vỏ cây màu nâu tím được thu hoạch để dùng làm thuốc, có hình ống hoặc nửa ống, mặt ngoài xù xì, không bằng phẳng, mặt trong có mày nâu đậm hoặc màu nâu tro. Cành non có lông. Lá đơn, thuôn dài hình trứng ngược, đầu lá nhọn, mọc so le, mép lá hơi lượn sóng, trên gân lá có nhiều lông nhung. Hoa to, màu trắng, có mùi thơm, mọc ở đầu cành. Qủa hình thuôn trứng, mọc tập trung tại một vị trí, trong quả có chứa từ 1 – 2 hạt.

Phân bố: Cây hậu phác thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, đất nhiều chất dinh dưỡng ở các sườn núi, bìa rừng. Hiện cây hậu phác chưa tìm thấy ở Việt Nam, cây này chủ yếu được trồng hoặc mọc hoang rải rác các tỉnh thuộc nước Trung Quốc như: Vân Nam, Tứ Xuyên, An Huy, Triết Giang,…

Hình ảnh hoa của cây Hậu phác

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng: Phần vỏ cây hậu phác có đặc tính của dược phẩm, nên được thu hoạch để làm thuốc.

+ Thu hái: Thu hoạch lấy phần vỏ đối với những cây trên 20 năm tuổi, thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào mùa khô, cuối mùa hạ đầu mùa thu.

+ Chế biến: Sau những vỏ cây thu hoạch được bào chế theo một trong hai cách sau:

  • Để phần vỏ thoát mồ hôi rồi đem đi phơi khô trong bóng râm, cuộn trọn thành ống hoặc cán cho thẳng.
  • Đem phần vỏ cây thu được phơi khô dưới bóng râm, nhúng vào nước sôi rồi chất thành đống để ráo nước, tiếp tục đem phơi khô. Sau đó hấp mềm, cuộn tròn thành ống và phơi mát cho khô.

+ Bảo quản: Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì dược liệu này rất dễ bay tinh dầu thơm.

4. Thành phần hóa học

Thành phần chính có trong Hậu phác chủ yếu là chất Magnolola và một số hợp chất khác như Tetrahydromagnola, Isomagnolola,…

5. Tính vị

  • Bản Kinh: Vị đắng, tính ôn
  • Trung Dược Đại từ điển: Vị cay, tính ôn
  • Trung Dược học: Vị cay, đắng, tính ấm
  • Bản Thảo Kinh Sơ: Vị cay, ôn, tính đại nhiệt
  • Biệt Lục: Vị rất nóng, không độc

6. Quy kinh

  • Lôi Công Bào Chích Luận: Kinh Tỳ và Vị
  • Trung Dược Đại Từ Điển: Kinh Tỳ, Vị và Đại trường
  • Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Kinh Tỳ, Vị và Đại trường
  • Bản Thảo Kinh Giải: Kinh túc Quyết âm Can, thủ Thiếu âm Tâm
  • Bản Thảo Kinh Sơ: Kinh túc Thái âm Tỳ, thủ Dương minh Đại trường, túc Dương minh Vị

7. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Tác dụng phòng ngừa viêm loét dạ dày, ức chế Histamin gây co thắt tá tràng và ức chế dạ dày tiết dịch
  • Tác dụng hạ huyết áp
  • Tác dụng khánh khuẩn, ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn phổi, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn lỵ và nấm
  • Giảm đầy hơi khi châm tê cắt tử cung
  • Tác dụng hưng phấn cơ trơn khí quản, kích thích ruột khi thí nghiệm ở chuột

Theo Y học cổ truyền

  • Tiêu đờm, hạ khí, ôn trung, ích khí (Biệt Lục)
  • Hạ khí, táo thấp, tiêu đờm, ôn trung (Trung Dược Đại Từ Điển)
  • Chỉ thống, trừ đờm ẩm, phá súc huyết, khứ kết thủy, tiêu hóa thủy cốc (Dược Tính Luận)
  • Ôn trung, tán mãn, tả nhiệt (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

8. Liều lượng – Cách dùng

+ Liều lượng: Dùng 6 – 20 gram mỗi ngày.

+ Cách dùng: Dùng Hậu phúc một mình hoặc kết hợp cùng với các vị thuốc khác, sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột để dùng tùy theo bài thuốc điều trị.

9. Bài thuốc

Hậu phác được xem là một trong những vị thuốc quý trong Đông y cổ truyền, góp mặt khá nhiều trong các bài thuốc. Hơn 20 bài thuốc từ Hậu phác được chúng tôi cập nhật trong bài viết này, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để điều trị bệnh.

Những bài thuốc chữa bệnh từ Hậu phác
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa đầy bụng, trướng bụng
  • Dùng 500 gram Hậu phác và 5 trái Chỉ thực đem sắc cùng với năm phần nước, sắc còn ba phần nước, sau đó cho thêm 120 gram Đại hoàng và tiếp tục sắc còn hai phần nước. Dùng khi thuốc còn nóng, nếu trong quá trình uống không thấy sôi chuyển thì ngừng sử dụng bài thuốc này.
  • Dùng 500 gram Hậu phác, 10 trái Táo, 5 trái Chỉ thực, 60 gram Quế, 150 gram Sinh khương cùng với Đại hoàng và Cam thảo mỗi vị 120 gram. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước, sắc cô đặc rồi chia làm thành 3 phần uống mỗi ngày, dùng khi thuốc còn nóng.
  • Dùng Hậu phác, Bạch thược, Bạch truật, Phục linh và Nhân sâm với liều lượng bằng nhau, đem sắc với nước để dùng.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa đau bụng, đầy bụng kèm tiêu chảy
  • Dùng Hậu phác (sao với nước cốt gừng) đem tán thành bột. Mỗi lần sử dụng 8 gram cùng với nước.
  • Dùng Hậu phúc và Can khương với liều lượng bằng nhau, rồi đem tán thành bột mịn, thêm một ít mật để hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần sử dụng 50 viên cùng với nước cơm.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa đầy bụng do thương trực
  • Dùng Hậu phác, Chỉ xác, Mạch nha, Trần bì, Sơn tra, Sa nhân cùng với Thào quả. Đem các vị thuốc trên sao khô rồi dùng cùng với nước.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa trứng khí, tức ngực, ăn uống kém
  • Dùng Hậu phác đem sao cùng với nước cốt gừng rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 8 gram cùng với nước gạo, mỗi ngày uống 3 lần (sáng, chiều và tối).
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa đầy ngực do khí, kích thích ăn nhiều
  • Dùng Hậu phác, Quất bì, Thương truật và Cam thảo với liều lượng bằng nhau, đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi dùng kèm với nước.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa đau bụng do lạnh bụng, đầy bụng không ăn được
  • Dùng Hậu phác, Xích phục linh, Sinh khương, Đại táo mỗi vị 12 gram, 6 gram Thảo đậu khấu cùng với Can khương, Mộc hương và Cam thảo mỗi vị 4 gram. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa tức ngực, ăn không trôi, nôn khan, đàm ủng
  • Dùng 40 gram Hậu phác sao cùng với Sinh khương đem tán thành bột. Mỗi lần sử dụng 8 gram cùng với nước cơm.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa trúng gió, mồ hôi tự tiết, ngực đầy, ho, suyễn
  • Dùng Hậu phác, Bạch thược, Quế chi, Đại táo, Hạnh nhân, Sinh khương mỗi vị 12 gram cùng với 4 gram Cam thảo. Đem một thang thuốc trên cùng với nước để lấy nước dùng, dùng khi thuốc còn ấm.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa tức ngực, đầy ngực, ho, suyễn, viêm phế quản mãn tính, thấp đàm ủng phế
  • Dùng 8 gram Hậu phác, 20 gram Thạch cao (sống), 16 gram Tiểu mạch, Hạnh nhân và Bán hạ mỗi vị 12 gram, Ma hoàng và Ngũ vị tử mỗi vị 4 gram, 3,2 gram Can khương cùng với 2 gram Tế tân. Đem một thang thuốc trên cùng với nước để dùng, dùng khi thuốc còn nóng, nếu nguội cần hâm nóng lại.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa nôn mửa, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, tiêu đàm, kích thích quá trình tiêu hóa
  • Dùng Hậu phác (tách bỏ lớp vỏ) và Sinh khương đem thái lát rồi sắc cùng với nước và vài lát gừng sao cho cô đặc. Sau đó chỉ lọc lấy Hậu phác rồi đem sấy khô và tiếp tục sắc cùng với 160 gram Can khương, 80 gram Cam thảo. Bỏ Cam thảo, đem Hậu phác tán thành bột. Dùng Sinh khương và Táo nhục sắc chín rồi lấy Táo quết nhuyễn rồi trộn với bột Hậu phác, sau đó hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần sử dụng 50 viên uống cùng với nước cơm.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa nôn mửa do vị hàn
  • Dùng Hậu phác, Quất bì, Hoắc hương, Sinh khương, Bán hạ và Sa nhân với liều lượng bằng nhau. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa tỳ vị hư hàn, khí trệ, trướng mãn
  • Dùng Hậu phác, Sinh khương và Cam thảo mỗi vị 8 gram cùng với Bán hạ và Đảng sâm mỗi vị 12 gram. Đem một thang thuốc trên cùng với nước để dùng.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa tích khối lạnh cứng lâu năm
  • Dùng Hậu phác, Bồng nga truật, Tam lăng, Nhân sâm, Thanh bì và Binh lang với liều lượng bằng nhau, đem một thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa tiêu chảy do thấp nhiệt
  • Dùng Hậu phác, Cam thảo, Thương truật, Quất bì, Hoàng liên, Cát căn và Bạch truật với liều lượng bằng nhau. Đem thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa táo bón, chứng vị nhiệt, khí trệ
  • Dùng Hậu phác và Đại hoàng mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram Chỉ xác. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa kiết lỵ
  • Dùng Hậu phác và Hoàng liên mỗi vị 120 gram đem sắc cùng với ba phần nước, sắc cô đặc còn một phần để uống khi bụng đói hoặc trước bữa ăn.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa đi tiểu đục
  • Dùng Hậu phác (sao với 40 gram nước cốt gừng), 4 gram Bạch phục linh và một chén rượu, đem các nguyên liệu trên sắc cùng với nước để dùng.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa đại trường khô ráo
  • Dùng Hậu phác (sống) đem tán thành bột mịn, trộn cùng với ruột heo (đã nấu nhừ), sau đó hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần sử dụng 30 viên cùng với nước gừng.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa kinh nguyệt không đều, không thông
  • Dùng 120 gram Hậu phác (sao) đem sắc cùng với ba phần nước còn một phần nước, sắc cô đặc rồi chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Dùng uống khi bụng đói và dùng khi thuốc còn nóng, nếu nguội và hâm nóng lại.
  • Dùng 120 gram Hậu phác cùng với Hồng hoaĐào nhân sắc cùng với ba phần nước, sắc cô đặc còn một phần nước, chia thành hai lần uống mỗi ngày, dùng thuốc khi bụng đói.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa bạch đới ở phụ nữ (thời kỳ đầu)
  • Dùng Hậu phác, Bạch thược, Bạch truật, Nhân sâm và Phục linh với liều lượng bằng nhau, đem sắc cùng với nước, sắc đến cô đặc để uống mỗi ngày.
 – Bài thuốc từ Hậu phác chữa thổ tả, động kinh ở trẻ em
  • Dùng 40 gram Hậu phác sắc cùng với nước Bán hạ, tiếp tục ngâm cùng với nước cốt gừng 12 tiếng đồng hồ rồi đem phơi hoặc sấy khô. Mỗi lần sử dụng 4 gram ngâm cùng với nước co gạo khoảng 6 giờ hoặc cho đến khi khô (nếu không khô có thể sao khô), lọc bỏ Hậu phác chỉ lấy Bán hạ. Mỗi lần sử dụng 2 – 4 gram cùng với nước sắc Bạc hà.

10. Kiêng kỵ

Các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong Hậu phúc không được sử dụng, tránh tình trạng kích ứng da, tác dụng phụ và các triệu chứng bất thường khác hoặc không được sử dụng dược liệu này cho các đối tượng thuộc trường hợp dưới đây:

  • Phụ nữa mang thai, dược liệu có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi, gây quái thai
  • Tỳ Vị hư nhược, chân nguyên bất túc
  • Trạch tả, tiêu thạch, hàn thủy thạch

Ngoài ra, trong việc điều trị bệnh bằng bài thuốc từ Hậu phác, tránh không được ăn đậu, đậu gây ra khí động và Can khương.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về công dụng và các bài thuốc của Hậu phác. Tuy nhiên thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Bệnh nhân nên thăm khám trước khi quyết định sử dụng điều trị bằng phương pháp này để biết chính xác mức độ của bệnh tình.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút