Địa liền: Đặc điểm sinh thái, tính vị và bài thuốc chữa bệnh

Địa liền còn có tên gọi khác là tam nại, sa khương, sơn nại, thiền liền. Dược liệu mang trong mình tính ấm, vị cay có tác dụng tán hàn, hành khí, tiêu viêm, ấm tỳ vị. Ngoài ra dược liệu còn có khả năng làm dịu nhanh tình trạng đau răng, đau bụng, đau nhức xương khớp và trừ thấp.

Địa liền
Thông tin cơ bản về thành phần hóa học, tác dụng dược lý và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Địa liền

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Tam nại, sa khương, sơn nại, thiền liền

Tên khoa học: Kaempferia galanga L., (Kaempferia rotunda Rild.)

Thuộc họ: Gừng (danh pháp khoa học: Zingiberaceae).

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Địa liền là một loại cây cỏ nhỏ, sống lâu năm. Dược liệu có thân rễ là những củ nhỏ, hình trứng và bám vào nhau. Dược liệu thường có 2 – 3 lá mọc sát mặt đất. Lá hình trứng, phần cuối lá hẹp lại tạo thành cuống với chiều dài từ 1 – 2cm. Mặt trên của lá nhẵn và có màu xanh lục. Mặt dưới của lá có lông mịn. Cả hai mặt lá đều có những điểm nhỏ, có độ dài và rộng gần bằng nhau khoảng 8 – 15cm. Hoa dược liệu mọc thành cụm ở giữa, có khoảng  8 – 10 hoa màu trắng với những đốm màu tím ở giữa, không cuống. Hoa xuất hiện nhiều nhất vào tháng 8 và tháng 9. Cây quanh năm xanh tốt.

Phân bố

Cây Địa liền thường mọc hoang ở những cánh rừng hoặc được trồng ở khắp nơi trong cả nước. Ngoài ra dược liệu còn phân bố ở Ấn Độ, Campuchia, Malaixia, Đài Loan và một số tỉnh thành ở Trung Quốc như: Quảng Đông, Quảng Đông, Vân Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Củ Địa liền là bộ phận dược sử dụng để làm thuốc

Thu hái: Thu hái chủ yếu vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Dược liệu mọc quanh năm, vào tháng 4 dược liệu bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Chúng tiếp tục phát triển đến tháng 11 thì có thể thu hoạch được củ. Trong thời gian này lá đã bắt đầu lụi dần, củ đã già và có nhiều dược tính.

Chế biến: Sau khi đào củ về, rửa sạch đất cát và để ráo nước. Thái dược liệu thành từng miếng mỏng, thực hiện xông diêm sinh một ngày và mang đi phơi khô. Người dùng tuyệt đối không nên sấy than vì củ sẽ đen và mất đi mùi thơm. Ngoài ra, người dùng có thể đào củ mang về, rửa sạch đất cát, thái mỏng, phơi khô để bảo quản dần.

Bảo quản: Dược liệu ít khi bị ẩm móc và mối mọi nên chỉ cần bảo quản tại những nơi khô ráo, thông thoáng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản Địa liền
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản Địa liền

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu trong Địa liền là tinh dầu. Trong tinh dầu chứa những hợp chất có lợi gồm:

  • Pentadecan C15H32 xinamic andehyt
  • Metyl  p.cumaric axitetyl este, xinamic axit etyl este
  • Xineola
  • Bocneola metyl.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Địa liền có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh lý sau:

Theo y học cổ truyền

Dược liệu mang trong mình tính ấm, vị cay có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, trừ thấp, tỳ vị, tiêu viêm, hành khí, tịch (tránh) uế.

Tính vị

Tính ấm, vị cay.

Qui kinh

Qui vào hai kinh tỳ và vị.

Tham khảo thêmHoa Đu Đủ Đực – Các Tác Dụng Chữa Bệnh, Cách Dùng

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng

Dùng 2 – 8 gram/ngày.

Cách dùng

  • Dùng trong: Dùng tươi hoặc khô sắc lấy thuốc uống, nấu thành cao, tán thành bột, vo thành viên hoặc pha như chè để uống.
  • Dùng ngoài: Ngâm dược liệu cùng với rượu để xoa bóp.
Liều dùng và cách dùng Địa liền
Liều dùng và cách dùng Địa liền

Bài thuốc

Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Địa liền:

  • Bài thuốc từ Địa liền điều trị đau dạ dày, đau thần kinh, ăn uống không tiêu: Dùng 2 gram củ dược liệu, 1 gram quế chi rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Tán nhỏ cả hai dược liệu và chia thành 3 lần uống trong 1 ngày. Mỗi lần dùng từ 0,5 – 1 gram bột. Sử dụng trong 7 ngày.
  • Bài thuốc từ Địa liền điều trị tiêu hóa kém, ngực bụng lạnh đau: Dùng 4 – 8 gram củ dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi cùng với 400ml nước lọc. Thực hiện đun dược liệu trong 20 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 100ml. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 lần/ngày. Hoặc rửa sạch dược liệu, phơi khô. Tán dược liệu thành bột mịn và chia thành 3 lần uống trong 1 ngày.
  • Bài thuốc từ Địa liền điều trị đau đầu, cảm sốt, hạ số và giảm đau do sốt xuất huyết, kháng khuẩn chống bội nhiễm: Dùng 5 gram củ dược liệu, 10 gram cát căn, 10 gram bạch chỉ rửa sạch với nước muối, phơi khô. Tán dược liệu thành bột mịn, sau đó vò thành viên uống.
  • Bài thuốc từ Địa liền điều trị ho gà: Dùng 300 gram củ dược liệu, 1000 gram vỏ rễ dâu đã tẩm mật ong, 300 gram lá chanh, 1000 gram rau sâm tươi, 500 lá tía tô, 1000 gram rau má tươi. Tất cả nguyên liệu (trừ vỏ rễ dâu) mang đi rửa sạch. Cho tất cả dược liệu vào nồi lớn và đun sôi cùng với 12 lít nước. Sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 4 lít. Bảo quản và uống ngay khi còn ấm. Trẻ em uống 15 – 30ml/ngày. Người lớn uống 30 – 60ml/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Địa liền điều trị đau lưng, đau mỏi gân cốt, giúp máu huyết thông hoạt: Dùng 500 gram củ dược liệu rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Cho dược liệu vào bình thủy tinh có nắp đậy. Rót rượu 40 – 50 độ ngập phần dược liệu. Đậy kín nắp và bảo quản trong 7 ngày là có thể dụng được. Khi cần lấy một lượng thuốc rượu vừa đủ nhẹ nhàng xoa vào những vị trí bị đau.
  • Bài thuốc từ Địa liền điều trị ho, giảm hôi miệng: Dùng lá và củ dược liệu rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Ngậm, nhai và nuốt từ từ tinh dầu dược liệu, bỏ bã. Sử dụng 2 – 3 lần/ngày trong 7 ngày.
  • Bài thuốc từ Địa liền điều trị đau bụng: Dùng 4 – 8 gram củ dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi cùng với 400ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc trong 20 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 100ml. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 lần/ngày. Hoặc rửa sạch dược liệu, phơi khô. Tán dược liệu thành bột mịn và chia thành 3 lần uống trong 1 ngày.
  • Bài thuốc từ Địa liền điều trị sâu răng: Dùng 2 – 4 gram dược liệu rửa sạch với nước muối, phơi khô. Tán dược liệu thành bột mịn. Dùng tăm bông thấm vào thuốc bột và nhét vào chỗ răng sâu. Hoặc cho dược liệu đã rửa vào bình thủy tinh. Rót rượu 40 – 50 độ ngập phần dược liệu. Đậy kín nắp và bảo quản trong 7 ngày. Khi cần ngậm một lượng rượu vừa đủ trong 10 phút rồi nhổ bỏ. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày sau khi đã vệ sinh răng miệng.
  • Bài thuốc từ Địa liền điều trị đau nhức toàn thân, cảm lạnh: Dùng 4 gram dược liệu, 12 gram rễ cỏ xước, 10 gram lá cây ngải cứu, 12 gram cốt khí củ rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi cùng với 700ml nước lọc. Thực hiện đun dược liệu trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 300ml. Uống ngay khi còn ấm.
  • Bài thuốc từ Địa liền điều trị tê bì tay chân, phong tê thấp, đau nhức xương khớp: Dùng 5 gram củ dược liệu, 10 gram cát căn, 5 gram bạch chỉ rửa sạch với nước muối, phơi khô. Tán dược liệu thành bột mịn, sau đó vò thành viên uống. Hoặc rửa sạch dược liệu cho vào nồi. Thực hiện sắc thuốc cùng với 400ml cho đến khi lượng nước trong nồi còn lại 100ml. Để nguội bớt và sử dụng trong ngày.
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Địa liền
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Địa liền

Kiêng kỵ

Người dâm hư, vị có hỏa uất, thiếu máu không nên uống nước sắc Địa liền.

Bài viết trên đây là những thông tin tham khảo về dược liệu Địa liền. Nếu muốn đưa dược liệu và những bài thuốc vào quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

  • An nam tử (hạt đười ươi): Tác dụng chữa bệnh và lưu ý khi dùng
  • Câu Kỷ Tử: Công Dụng, Liều Dùng & Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút