Tác Dụng Bất Ngờ Từ Đậu Biếc Đối Với Sức Khỏe Và Sắc Đẹp

Theo một số nghiên cứu, đậu biếc chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hoạt chất sinh học khác. Do đó, dược liệu có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Nếu thường xuyên sử dụng giúp làm chậm quá trình lão hóa của da, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật.

Đậu biếc
Tác dụng và cách sử dụng đậu biếc nhằm tăng cường sức khỏe

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Bông biếc hoặc đậu hoa tím

Tên khoa học: Clitoria ternatea

Họ: Đậu Fabaceae

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Đậu hoa tím là loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều dài từ 3 – 10 m. Thân và cành cây mềm, mảnh và có lông, thường leo dọc bờ rào. Khi cây còn non có màu xanh nhưng khi về già chúng chuyển thành màu xanh nâu.

Lá đậu hoa tím có dạng bầu dục thon dài. Lá có màu xanh đậm và có gân nổi rõ. Hoa đậu biếc có nhiều màu khác nhau như màu xanh tím, trắng hoặc xanh lam đậm, trong đó nổi bật nhất vẫn là màu xanh tím. Hoa thường mọc ở nách và khi mọc thường mọc thành chùm. Những bông đậu hoa tím khi nở có hình dạng giống như bộ phận sinh dục của phụ nữ.

Phân bố

Cây đậu biếc có nguồn gốc từ các nước Châu Á. Vì môi trường sống không đòi hỏi cao nên cây rất dễ phát triển. Có thể tìm thấy loại cây này ở nhiều nơi trên thế giới, nổi bật là ở Thái Lan, Việt Nam, Hồng Kông và Đài Loan,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng: Hạt, lá và hoa. Trong đó hoa đậu biếc được sử dụng phổ biến nhất

+ Thu hái: Quanh năm

+ Chế biến: Hoa đậu biếc sau khi thu hoạch đem về rửa sạch và phơi khô. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng hoa dưới dạng nghiền bột mịn.

+ Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt

4. Thành phần hóa học

Theo một số nghiên cứu cho biết, thành phần hóa học chứa trong đậu hoa tím rất đa dạng. Mỗi bộ phận của cây đều chứa những thành phần dược chất không giống nhau. Cụ thể:

  • Hoa đậu biếc: Chứa nhiều chất nhựa glycosid và este. Bên cạnh đó, các nghiên cứu phân tích hoa đậu biếc cho biết, dược liệu này chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid và hoạt chất Cliotide
  • Lá cây: Bao gồm aparajita và G-lactose
  • Hạt: Chất nhựa đắng và các acid amin như valin, leucin, adenin và isoleucin. Ngoài các thành phần này, hạt đậu biếc còn chứa các hoạt chất khác như arginine, tyrosin, glycine, acid aspartic,…
Hình ảnh hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc có nhiều màu khác nhau, trong đó nổi bật là hoa đậu biếc màu xanh tím

5. Tác dụng của hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:

+ Giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa

Hoa đậu biếc chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng tích cực đối với da và tóc. Những thành phần này giúp chống lại gốc tự do, từ đó giúp bảo vệ da và sức khỏe. Đồng thời, dược liệu này còn có tác dụng tăng lưu lượng máu dưới da đầu.

Nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp củng cố các nang tóc, giúp tóc chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng hói hoặc bạc tóc sớm. Thêm vào đó, đậu hoa tím còn cung cấp collagen và elastin, giúp dưỡng ẩm và duy trì sự trẻ trung của làn da.

+ Tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa ung thư

Hoạt chất anthocyanin được tìm thấy trong hoa đậu hoa tím có tác dụng bảo vệ lipid peroxidation và DNA khỏi những tổn thương. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng và ổn định di thể bên trong nhân tế bào. Do đó, sử dụng trà hoa đậu biếc đều đặn mỗi ngày có thể giúp phòng hoặc ngăn ngừa bệnh ung thư phát triển.

+ Chống viêm và kháng khuẩn

Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, hoa đậu biết có tác dụng chống lại các bệnh lý liên quan đến viêm. Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp ngăn chặn sự phát triển của một số bệnh lý mãn tính. Đặc biệt, đậu hoa tím có khả năng kháng khuẩn, nhất là khuẩn E.Coli, P. Aeruginosa, Pneumoniae,… Sử dụng thường xuyên giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại nhiễm trùng.

+ Tăng cường sức khỏe não bộ, giảm căng thẳng

Đậu hoa tím có tác dụng cải thiện chức năng não bộ, giúp tăng cường trí nhớ. Bên cạnh đó, thảo dược này còn giúp kích thích thư giãn đầu óc, giảm âu lo, căng thẳng và ngăn ngừa bệnh trầm cảm.

+ Giúp giảm cân

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Quốc tế về béo phì và những rối loạn chuyển hóa liên quan cho biết, hoa đậu biếc có tác dụng giảm cân là nhờ chứa  hoạt chất catechin EGCG (epigallocatechin gallate). Thành phần này có công dụng tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy calo và lượng mỡ trong cơ thể, từ đó giúp giảm cân.

Ngoài ra, hoa đậu biếc còn có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ bệnh gan nhiễm mỡ. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Do đó, để tốt cho sức khỏe và duy trì cân nặng ổn định, bạn nên dùng hoa đậu biếc đều đặn mỗi ngày vừa giúp kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ, vừa giúp giảm cân.

Tác dụng của hoa đậu biếc
Trà hoa đậu biếc có tác dụng giảm cân

+ Tốt cho sức khỏe tim mạch

Hoa của cây đậu hoa tím có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim như xơ vữa động mạch hoặc thuyên giảm tắc máu ngăn ngừa khối não.

+ Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Các thành phần dưỡng chất chứa trong đậu hoa tím có tác dụng tăng tiết insullin. Do đó, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh tiểu đường.

+ Giúp mắt khỏe, nâng cao thị lực

Đậu hoa tím có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các cơ quan cơ thể, bao gồm cả mắt. Do đó, chúng có tác dụng bảo vệ mắt và tăng thị lực. Bên cạnh đó, hoạt chất oxy có trong thảo dược này có công dụng chống gốc tự do, làm chậm quá trình phát triển của đục thủy tinh thể, hạn chế những tổn thương ở niêm mạc và võng mạc mắt.

6. Liều dùng, cách dùng

Hoa đậu biếc nên dùng dưới dạng pha trà uống hoặc thêm vào các món ăn hàng ngày. Liều lượng sử dụng phù hợp khoảng 5 – 10 bông mỗi ngày, tương được với 1 – 2 gram hoa đậu biếc mỗi ngày.

7. Cách pha trà hoa đậu biếc cải thiện sức khỏe

Trà hoa đậu biếc không chỉ ngon, có màu sắc đẹp mà còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. Đồng thời hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch hoặc não bộ. Để giúp thức uống trở nên hấp dẫn và lạ vị hơn, các bạn có thể thêm vào trà một ít gừng, sả hoặc hoa dâm bụt,…

Các bạn có thể làm trà hoa đậu biếc theo các cách sau đây:

Trà hoa đậu biếc và mật ong

+ Nguyên liệu:

  • Hoa đậu biếc: 10 bông
  • Lá đậu biếc khô nghiền mịn: 1 muỗng cà phê
  • Nước nóng: 240 ml
  • Đường phèn: Lượng vừa phải tùy sở thích của mỗi người
  • Chanh
  • Mật ong: 50 ml

+ Cách làm:

  • Cho nước nóng vào ấm pha trà
  • Tiếp đến cho hoa và lá đậu biếc vào, đậy nắp và hãm trong 15 phút
  • Sau khi thấy nước có màu xanh tím, trong khi lá và hoa chuyển sang màu chàm, bạn lọc lấy nước trà
  • Cuối cùng thêm đường phèn, một ít chanh và mật ong vào khuấy đều cho hòa tan và thường thức
Trà hoa đậu biếc
Thường xuyên uống trà hoa đậu biết giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Trà đậu hoa tím mật ong, quất và sả

+ Chuẩn bị:

  • Hoa đậu biếc: 5 – 10 bông
  • Mật ong: 10 ml
  • Sả: 1 củ
  • Quất: 2 – 3 quả
  • Nước sôi: 180 ml

+ Cách thực hiện:

  • Hoa đậu biếc sau khi rửa sạch cho vào cốc nước nóng hãm 10 – 15 phút
  • Sau đó, rửa sạch sả đập dập và cho vào, đồng thời vắt 2 quả quất vào hãm 1 – 2 phút
  • Cuối cùng lọc bỏ phần bã, lấy nước và thêm mật ong vào, hòa tan và thưởng thức

8. Món ăn từ hoa đậu biếc chữa bệnh

Một số công thức chế biến món ăn bổ dưỡng từ hoa đậu biếc:

Sữa chua hoa đậu biếc

+ Nguyên liệu:

  • Sữa chua ít đường: 500 ml
  • Hoa đậu biếc: 10 gram
  • Vải: 500 gram
  • Bột báng: 100 gram

+ Cách thực hiện:

  • Vải đem rửa sạch, bỏ vỏ và hạt
  • Bột báng ngâm trong nước từ 10 -15 phút
  • Sau đó, bắc nước sôi và cho bột báng cùng ít đường, vải và 5 gram hoa đậu biếc vào nấu mềm. Trong quá trình nấu nên khuấy đều tay để bột chín đều và không bị dính lại
  • Khi bột chín chuyển sang màu trong suốt, bạn vớt bột ra và ngâm trong nước lạnh
  • Tiếp đến, cho 100 gram đường, 200 ml nước và phần hoa đậu biếc còn lại vào nồi
  • Tiếp tục thêm vải vào, khuấy liên tục để thấm đường và vải chuyển sang màu xanh thì tắt bếp
  • Múc bột báng nhồi vào trong quả vải, đồng thời trộn sữa chua với nước vải và rưới lên vải
  • Cuối cùng thưởng thức
Món ăn từ đậu biếc
Sữa chua đậu biếc giúp thúc đẩy hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời tăng cường chức năng hệ miễn dịch

 

Nước cốt dừa kết hợp hoa đậu biếc

+ Chuẩn bị:

  • Nước ấm: 100 ml
  • Hoa đậu biếc khô: 10 bông
  • Nước cốt dừa: 100 ml
  • Siro đường: 30 ml

+ Cách thực hiện:

  • Hoa đậu biếc khô đem rửa sạch và cho vào nước ấm ngâm 10 phút
  • Tiếp đến lọc lấy nước, thêm nước cốt dừa, siro đường vào khuấy đều
  • Cuối cùng cho đá vào và nhâm nhi

9. Lưu ý

Đậu hoa tím mặc dù mang lại nhiều công dũng hữu ích trong chữa bệnh nhưng việc sử dụng dược liệu này không đúng cách hoặc đúng liều có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Do đó, khi dùng thân, rễ, lá hoặc hoa của đậu hoa tím, các bạn nên chú ý:

  • Rễ và hạt của cây đậu hoa tím có chứa lượng nhỏ chất độc. Vì vậy, khi sử dụng cần cân nhắc kỹ. Tốt nhất nên dùng đúng cách và đúng lượng thầy thuốc chỉ định
  • Hệ tiêu hóa của trẻ khá yếu. Do đó, gia đình có con nhỏ nên chú ý không cho trẻ ăn hoa hoặc hạt của cây đậu hoa tím để tránh tình trạng buồn nôn hoặc sổ tả
  • Không nên sử dụng quá nhiều hoa đậu hoa tím trong một ngày. Liều dùng khuyến cáo từ 5 – 10 bông/ ngày
  • Phụ nữ có thai, đang hành kinh hoặc người đang dùng thuốc chống đông máu hay chuẩn bị phẫu thuật không nên sử dụng hoa đậu hoa tím. Bởi các hoạt chất chứa trong dược liệu này có khả năng co bóp tử cung khiến tình trạng bệnh thêm phức tạp hơn

Đậu biếc có tác dụng tăng cường sức khỏe và hỗ trợ chữa trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế những rủi ro không mong muốn.

⇒ Có thể bạn quan tâm: 

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút