Bài thuốc quý từ ngô thù du và những lưu ý khi sử dụng

Ngô thù du là một loài cây phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Cam. Dược liệu ngô thù du được chế biến từ quả cây có tác dụng chữa trị các chứng bệnh như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu…

Ngô thù du có tên khoa học là Evodia rutaecarpa (Juss) Benth
Ngô thù du có tên khoa học là Evodia rutaecarpa (Juss) Benth

1/ Tên gọi, chủng loại

Tên gọi khác: thù du, ngô vu.

Yếu sinh lý đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng tình dục xảy ra ở khía cạnh thể chất và tinh thần. Các biểu hiện bệnh lý thường là hệ quả của tuổi tác, lối sống sinh hoạt kém khoa học, tâm lý hoặc mắc các bệnh nội khoa. Yếu sinh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

Tên khoa học: Evodia rutaecarpa (Juss) Benth.

Họ: cây thuộc họ cam có pháp danh khoa học là Rutaceae.

2/ Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây ngô thù du thường cao chừng 2,5 – 5m. Cành cây thường có màu nâu hoặc tím nâu, ở những cành non thường có lông mềm, về già những lông này sẽ dần dần rụng đi.

Lá cây mọc thường mọc đối nhau, có chiều dài từ 15 – 35cm (kể cả cuống), mỗi lá có từ 2 – 5 đôi lá chét có cuống ngắn. Lá chét dài từ 5 – 15cm, rộng từ 2,5 – 5cm. Cả hai mặt lá đều có lông màu nâu mịn.

Hoa của cây là hoa đơn tính, hoa có màu vàng trắng, thường mọc thành từng chùm, Hoa cái sẽ lớn hơn hoa đực. Cuống hoa to, thô với nhiều lông màu nâu mềm.

Quả thù du có dạng hình cầu dẹt, đường kính từ 0,2 – 0,5cm. Bên ngoài quả sẽ có màu vàng thẫm, đôi khi hơi ngả sang nâu, rất thô và xù xì. Mỗi quả thường chứa 1 – 2 hạt màu vàng nhạt.

Phân bố

Trên thế giới, cây phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Australia và một số đảo ở Thái Bình Dương, Ấn Độ và Trung Quốc.

Ở nước ta cây mọc chủ yếu ở khi vực các tỉnh như Lạng Sơn, Hà Giang.

Mô tả chi tiết các bộ phận của cây
Mô tả chi tiết các bộ phận của cây

3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận sử dụng: quả gần chín của cây.

Thu hái: quả cây thường được thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11, khi quả chưa nứt người ta sẽ cắt lấy phần cành có quả đem về chế biến thành dược liệu.

Chế biến: quả sống sau khi hái về đem loại bỏ tạp chất, cành và lá. Sau đó đem đi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ từ 40 – 50ºC. Sau đó đem bào chế theo các cách sau:

  • Nấu nước sôi rửa 7 lần để tẩy đi vị đắng nồng, sau đó sấy khô dùng. (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
  • Ngô thù du chế: đem cam thảo đi sắc lấy nước sau đó bỏ bã. Cho ngô thù du vào tầm rồi sao se, cuối cùng đem phơi khô. Với 100kg ngô thù du sẽ dùng 6,4kg cam thảo. (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Theo kinh nghiệm Việt Nam: dùng nước sôi khoảng 60 – 70ºC cho vào ngô thù du và khuấy nhẹ đến khi nước nguội. Sau đó chắt nước ra và thực hiện lại 2 – 3 lần rồi đem đi sấy khô.

Bảo quản: dược liệu sau khi được chế biến xong đem cất trong lọ kín để giữ hương vị, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát nhằm tránh bị mốc mọt.

4/ Thành phần hóa học

Thành phần hóa học bao gồm: Evoden, Ocimene, Evodin, Evodol, Gushuynic acid, Evodiamine, Rutaecarpine, Wuchuyine, Hydroxyevodiamine, Evocarpine, Isoevodiamine, Evodione, Evogin, Rutaevin (Trung Dược Học). Ngoài ra, bên trong cây còn có trên 0,4% tinh dầu.

5/ Tính vị, quy kinh

Quả có vị đắng, cay, tính ấm và có độc. Quy kinh vào tỳ, vị, can, thận.

6/ Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc từ quả cây có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, một số bệnh ngoài da và nhiều ký sinh trùng khác.

Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: ngô thù du có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Tác dụng lên cơ mềm: chất utamine được chiết xuất từ Rutaecarrpine có tác dụng kích thích mạnh trên cổ tử cung.

Sử dụng một lượng lớn ngô thù du sẽ gây kích thích lên hệ thần kinh trung ương dễ dẫn đến rối loạn thị giác và gây nên ảo giác.

Theo Y học cổ truyền

Tác dụng: ôn trung, tán hàn, chỉ thống, giáng nghịch, chỉ ẩu.

Công dụng: chữa trị quyết âm đầu thống, hàn sán đau bụng, hàn thấp, cước khí, thượng vị đau chướng kèm nôn, ợ chua, ngũ canh tả.

Dùng bên ngoài: chữa trị loét miệng lưỡi, đau răng, thủy đậu.

7/ Liều dùng và cách dùng

Mỗi lần dùng 1,5 – 4,5g dược liệu đem đi kết hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, bạn có thể dùng để đắp bên ngoài.

Quả cây được sử dụng làm dược liệu trong đông y
Quả cây được sử dụng làm dược liệu trong đông y

8/ Một số bài thuốc

Trị nôn, đau đầu, đau bụng, cước khí do hàn khí nghịch lên

Ngô thù du 5g, đảng sâm 10g, đại táo 10g, sinh khương 20g đem đi sắc uống khi còn ấm.

Trị đau dạ dày, đau bụng kèm theo đau ngực sườn, nôn mửa, ợ chua, miệng đắng.

Hoàng liên đem tẩm nước gừng rồi sao qua 6 phần, ngô thù du ngâm nước muối 1 phần. Đem hai dược liệu trên đi sấy khô rồi tán thành bột để vò viên. Mỗi lần uống từ 3 – 6g.

Trị đầy bụng, đau do hàn

Ngô thù du 6g, bình lang 10g, mộc qua 10g đem đi sắc lấy nước khi còn ấm.

Trị đau bụng từng cơn

Ngô thù du 4g, tiểu hồi 3g, mộc hương 5g, xuyên luyện tử 10g đem đi sắc lấy nước uống khi còn ấm.

Trị miệng lở loét

Ngô thù du đem đi tán nhuyễn, sau đó thêm giấm vào để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đem hỗn hợp này đắp vào huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Để nguyên trong vòng 24 giờ hãy lấy ra.

Trị chàm

Ngô thù du 40g đem sao vàng, mai mực 30g, lưu hoàng 8g. Đem tất cả các nguyên liệu tán thành bột mịn để chữa chàm.

Nếu bạn bị chàm ướt hãy dùng bột khô để bôi. Ngược lại, khi bị chàm khô bạn hãy trộn thuốc với bột thầu dầu hoặc dầu mù u để bôi 2 ngày 1 lần. Sau khi bôi xong hãy dùng vải băng lại.

Trị bìu dái chảy nước, lở ngứa

Đem ngô thù du nấu lấy nước để rửa vùng da bị lở ngứa.

9/ Lưu ý khi sử dụng

Dược liệu được chế biến từ ngô thù du không được dùng cho người bị âm hư, có triệu chứng nhiệt.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về cây ngô thù du, nếu bạn muốn áp dụng các bài thuốc trên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút