Cỏ đuôi lươn chữa bệnh gì? Cách sử dụng và lưu ý

Cỏ đuôi lươn có tên khoa học Philydrum lanuginosum Banks (Garciana cochinchinensis Lour)., thuộc họ Cỏ đuôi lươn (danh pháp khoa học Philydraceae.). Vị thuốc này thường được sử dụng để điều trị bệnh hậu sản, nấm kẽ chân, bệnh vảy nến, bệnh hắc lào, loét và sưng đau ngoài da. Sử dụng từ 10 – 15 gram thuốc mỗi ngày với dạng sắc uống là liều lượng và cách dùng được khuyến cáo.

Cỏ đuôi lươn
Tìm hiểu công dụng, đặc điểm sinh thái, lưu ý và những bài thuốc chữa bệnh từ Cỏ đuôi lươn

Mô tả Cỏ đuôi lươn

  • Tên gọi khác: Thủy thông, Bồn chồn, Điền thông, Đũa bếp, Thủy giảo tiễn, Phiến hạp hảo, Bạch căn tử
  • Tên khoa học: Philydrum lanuginosum Banks (Garciana cochinchinensis Lour).
  • Thuộc họ: Cỏ đuôi lươn (danh pháp khoa học Philydraceae.)

1. Nhận dạng Cỏ đuôi lươn

Cỏ đuôi lươn được xác định là một loài thực vật tồn tại dưới dạng thân thảo, có hoa. Thân cây đứng, chiều cao trung bình của cây trưởng thành dao động trong khoảng 0,35 – 1m. Thân cây được bao phủ bởi một lớp lông tơ màu trắng. Thông thường lông sẽ tập trung nhiều nhất ở bên dưới cụm hoa, nhìn tương tự như len. Nhiều nhánh nhỏ có thể phát triển từ thân.

Loại cỏ này có lá mọc so le, thuôn nhọn ở đầu, hình gươm. Kích thước của các lá không đồng đều. Một số lá có chiều rộng khoảng 4mm, chiều dài 8cm. Đối với những lá to, bề ngang của lá khoảng 10mm, chiều dài của lá có thể lên đến 70cm.

Mặt trên của các lá có vạch dọc, còn mặt dưới của lá được bao phủ bởi một lớp lông tơ màu trắng tương tự như ở thân. Có 4 – 5 lá phía dưới gốc, lá hẹp, mọc xếp lớp và bao bọc lấy phần thân.

Những lá xuất hiện ở dưới gốc cây thường có bề ngang và chiều dài lớn hơn so với những lá mọc ở đầu cành hay mọc ở phần thân trên.

Cỏ đuôi lươn có hoa mọc thành cụm. Hoa có màu vàng tương đối bắt mắt. Mỗi bông có chiều dài từ 2 – 5cm. Các hoa mọc so le, không có cuốn có một nhụy, hai tràng và hai đài. Phần bầu hoa được phân chia thành 3 ngăn nhưng có ranh giới không rõ ràng.

Phần dưới của hoa xuất hiện lá bắc nhỏ. Hình dáng của lá bắc tương tự như lá cây mọc ở những vị trí khác. Tuy nhiên lá bắc lại không có lông.

Sau mùa hoa, Cỏ đuôi lươn ra quả nang. Chúng được bao bọc bởi những lá bắc. Tương tự như thân và lá, bên ngoài quả được bao phủ bởi một lớp lông mịn.

2. Cỏ đuôi lươn được phân bố ở đâu?

Cỏ đuôi lươn là một loại cây thảo rất dễ sống. Loại cây này có khả năng sinh sống và phát triển trong nhiều điều kiện và môi trường khác nhau. Cụ thể như vùng đất phèn, ở ao hồ, trong đầm lầy, ven các đồng ruộng, bờ suối, bờ sông hay trong vườn nhà.

Có thể tìm thấy dược liệu tại một số khu vực sau:

  • Tại Việt Nam: Tỉnh Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh, Bắc Giang, những tỉnh thành thuộc khu vực Nam bộ.
  • Trên thế giới: Ngoài Việt Nam, loại dược liệu này còn phân bố và phát triển ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, bao gồm Nhật Bản, Úc,Lào, Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Trung Quốc…

3. Bộ phận dùng

Toàn cây Cỏ đuôi lươn (Herba Philydri.) được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh.

Sử dụng toàn cây Cỏ đuôi lươn để làm thuốc chữa bệnh
Sử dụng toàn cây Cỏ đuôi lươn (Herba Philydri.) để làm thuốc chữa bệnh

4. Tính vị, quy kinh

Chưa có tài liệu nghiên cứu về tính vị, quy kinh của dược liệu.

5. Thu hái và chế biến

Thu hái

Thu hái quanh năm. Thông thường cây sẽ được cắt sát gốc để thu được toàn bộ phần mọc trên của mặt đất.

Cách chế biến

Sau khi thu hái, rửa sạch dược liệu để dùng hoặc rửa sạch, rải ra ngoài nắng và tiến hành phơi cho đến khi khô.

6. Bảo quản

Cỏ đuôi lươn sau khi phơi khô được đựng trong hũ có nắp đậy kín hoặc được đóng bịch để dược liệu được bảo quản lâu hơn, không bị hư hỏng.

Người dùng cần tránh bảo quản dược liệu ở những nơi có môi trường không khí ẩm hoặc để dược liệu tiếp xúc với nước khi chưa cần sử dụng sẽ gây hư hỏng, phát sinh nấm mốc có hại.

7. Chủ trị

  • Phụ nữ mắc bệnh hậu sản
  • Nấm kẽ chân, vảy nến, hắc lào, sưng đau ngoài da
  • Thủy thũng
  • Lở loét và sưng đau ở da.

Thành phần hóa học của Cỏ đuôi lươn

Chưa có tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học của Cỏ đuôi lươn.

Tác dụng dược lý của Cỏ đuôi lươn

Hiện nay chưa có nhiều thông tin và công trình nghiên cứu xoay quanh giá trị dược liệu của Cỏ đuôi lươn. Tuy nhiên, trang Bách khoa toàn thư mở Trung Quốc có cung cấp một số thông tin về tác dụng dược lý của loại cỏ này. Cụ thể:

  • Kháng nấm
  • Chống thủy nhũng
  • Tiêu độc
  • Giải nhiệt cơ thể, cải thiện tình trạng nóng trong, hóa thấp.
Tác dụng dược lý của Cỏ đuôi lươn
Tác dụng dược lý của Cỏ đuôi lươn

Cách sử dụng và liều dùng Cỏ đuôi lươn

1. Liều dùng

  • Dùng ngoài: Sử dụng thuốc với liều lượng tùy chỉnh.
  • Dùng trong: Dùng từ 10 – 15 gram/ngày.

2. Cách sử dụng

  • Dùng ngoài: Phơi khô, tán thành bột đắp ngoài da hoặc nấu nước rửa vết thương.
  • Dùng trong: Sắc lấy nước uống hoặc hãm lấy nước uống như trà.

Những bài thuốc điều trị bệnh từ Cỏ đuôi lươn

Cỏ đuôi lươn (Thủy giảo tiễn) được ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh, bao gồm:

1. Bài thuốc từ Cỏ đuôi lươn điều trị bệnh hắc lào và vảy nến

Nguyên liệu:

  • Toàn thân Thủy giảo tiễn tươi với liều dùng tùy chỉnh.

Cách thực hiện:

  • Sau khi thu hái, tiến hành ngâm và rửa dược liệu trong nước muối
  • Vớt dược liệu ra ngoài, cho vào cối và giã nát
  • Sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh
  • Sử dụng thuốc để đắp trực tiếp lên những vùng da bị vảy nến, hắc lào
  • Sau 15 – 20 phút, vệ sinh lại vùng da bệnh bằng nước sạch
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh lý.

2. Bài thuốc từ Cỏ đuôi lươn giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hậu sản đối với phụ nữ sau khi

Nguyên liệu:

  • 15 gram Thủy giảo tiễn ở dạng khô.

Cách thực hiện:

  • Cho dược liệu vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ
  • Tiến hành sắc thuốc để lấy nước đặc
  • Chia nước thuốc vừa thu được thành 3 lần uống trong ngày (sáng, trưa và tối)
  • Uống mỗi ngày một thang thuốc.
Bài thuốc từ Cỏ đuôi lươn giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hậu sản đối với phụ nữ sau khi
Bài thuốc từ Cỏ đuôi lươn giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hậu sản đối với phụ nữ sau khi

3. Bài thuốc từ Cỏ đuôi lươn giúp điều trị sưng đau và lở loét ngoài da (bài thuốc dùng ngoài)

Nguyên liệu:

  • Toàn thân Thủy giảo tiễn tươi với liều dùng phụ thuộc vào kích thước tổn thương.

Thực hiện cách 1:

  • Sau khi thu hái, tiến hành ngâm và rửa dược liệu trong nước muối
  • Vớt dược liệu ra ngoài, cho vào cối và giã nát
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh
  • Sử dụng thuốc để đắp trực tiếp lên những vùng da bị sưng đau và lở loét ngoài da khoảng 15 – 20 phút
  • Dùng nước sạch vệ sinh lại vùng da bệnh
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh lý.

Thực hiện cách 2:

  • Ngâm và rửa dược liệu trong nước muối
  • Vớt dược liệu ra ngoài, cho vào cối và giã nát
  • Sử dụng vải mùng để vắt lấy phần nước cốt dược liệu
  • Sau khi vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, sử dụng bông y tế thấm vào thuốc và thoa lên những vùng da đang bị tổn thương
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Thực hiện cách 3:

  • Sử dụng dược liệu khô hoặc tươi nấu với 1 lít nước
  • Dùng nước này để vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh lý.
Bài thuốc từ Cỏ đuôi lươn giúp điều trị sưng đau và lở loét ngoài da
Bài thuốc từ Cỏ đuôi lươn giúp điều trị sưng đau và lở loét ngoài da

4. Bài thuốc từ Cỏ đuôi lươn giúp điều trị sưng đau và lở loét ngoài da (bài thuốc uống trong)

Nguyên liệu:

  • 10 – 15 gram Thủy giảo tiễn.

Cách thực hiện:

  • Cho dược liệu vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ (khoảng 500ml nước)
  • Thực hiện sắc thuốc để lấy nước đặc
  • Uống hết thuốc khi còn ấm nóng hoặc chia nước thuốc vừa thu được thành 3 lần uống trong ngày
  • Uống mỗi ngày một thang thuốc. Kiên trì áp dụng cho đến khi sa hết sưng đau và lở loét.

5. Bài thuốc sử dụng Thủy giảo tiễn điều trị nấm kẽ chân

Nguyên liệu:

  • Toàn thân Thủy giảo tiễn tươi với liều dùng tùy chỉnh.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa dược liệu trong nước muối pha loãng
  • Vớt dược liệu ra ngoài, giã nát
  • Sử dụng vải mùng để vắt lấy phần nước cốt dược liệu
  • Sau khi vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ
  • Sử dụng bông y tế thấm vào thuốc và thoa lên những vùng da đang mắc bệnh nấm kẽ chân
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc sử dụng Cỏ đuôi lươn điều trị nấm kẽ chân
Bài thuốc sử dụng Cỏ đuôi lươn điều trị nấm kẽ chân

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Cỏ đuôi lươn

  • Cỏ đuôi lươn có tên gọi hoặc hình thái tương tự với một số loại cây khác nên dễ bị nhầm lẫn. Cụ thể như cây chè đuôi lươn, cây cô tòng đuôi lươn hay cây hoa mào gà trắng. Chính vì thế, người dùng cần lưu ý phân biệt rõ ràng để tránh gây nhầm lẫn, không đạt hiệu quả chữa bệnh và gây ra một số rủi ro không mong muốn.
  • Cho đến hiện tại vẫn chưa có bất kỳ tài liệu khoa học nào nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và khả năng chữa bệnh của Cỏ đuôi lươn. Các bài thuốc chữa bệnh nêu trên chủ yếu được áp dụng dựa trên phương truyền miệng. Chính vì thế, trước khi đưa dược liệu này vào quá trình điều trị, người bệnh cần thận trọng tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và các thầy thuốc để dùng đúng cách và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

Bài viết là thông tin cơ bản về công dụng, đặc điểm sinh thái, lưu ý và những bài thuốc chữa bệnh từ Cỏ đuôi lươn. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý đưa dược liệu này vào quá trình điều trị. Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng dược liệu đúng với hướng dẫn của thầy thuốc và bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút