Cây Thương lục: Công dụng, cách dùng & thận trọng

Thương lục là cây thân thảo, được di nhập về nước ta khoảng 10 năm gần đây, thường được dùng để làm thuốc và cảnh. Vị thuốc thương lục có tác dụng tiêu thũng, thông đại tiện… thích hợp dùng trong chữa trị viêm thận, tiêu phì, bệnh ngoài da, xơ gan… Tuy nhiên, vị thuốc có chứa độc tính nên cần đặc biệt thận trọng khi dùng để tránh ngộ độc.

thương lục
Thương lục là cây thân thảo, được di nhập về nước ta khoảng 10 năm gần đây.

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Bạch mẫu kê, Dã la bạc, Sơn la bạc, Trường bất lão, Kim thất nương.

Tên khoa học: Phytolacca acinasa Roxb, P.esculenta Van Hout.

Thuộc họ: Thương lục ( Phytolaccaceae).

Đặc điểm sinh thái

Thương lục là lọi cây mới di nhập vào Việt Nam trong thập kỷ gần đây. Trong nước cũng đã tồn tại sẵn loài thương lục Mỹ (Phytolacca decandra L hay (Phytolacca americana L.), dân gian thường gọi là sâm voi (do hình dạng khá giống nhân sâm).

Mô tả: Thương lục là cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 1.5 m, rễ củ to. Thân cây có hình trụ, nhẵn bóng, ít chia nhánh. Cây được trồng nhiều nơi để làm cảnh hoặc thuốc trị bệnh.

Phân bố: Thương lục mới di thực vào nước ta khoảng 10 năm gần đây.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ

Thu hái & sơ chế: 

  • Đào rễ, cắt bỏ các nhánh rễ con, rửa sạch, cắt thành lát mỏng rồi đem phơi khô hay âm can. Có người muốn rễ có mùi giống nhân sâm nên đem ngâm nguyên liệu trên với rượu 40 độ pha mật ong (tỉ lệ: cứ 1 kg rễ chô vào 250 ml rượu trắng & 250 ml mật ong), sau đó đem phơi/ sấy khô thành thuốc.
  • Hoặc, ngâm rê với giấm rồi phơi khô (tỉ lệ: 50 kg thương lục ứng với 15 kg giấm).

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Rễ Thương lục có chứa thành phần hóa học chính gồm:

  • Chất độc phytolaccatoxin (công thức: C24H30O)
  • Muối kali nitrat
  • Chất saponozit
  • Axit oxymiristinic.
  • Tinh bột, đường, tannin, ancaloit phytolacxin.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu y học hiện đại:

  • Long đàm
  • Ức chế trực khuẩn, phế cầu, cúm và một số nấm gây bệnh (mức độ không giống nhau).
  • Kháng viêm
  • Chống ung thư
  • Tăng cường hệ miễn dịch.

Theo y học cổ truyền:

Trên thực tế, Thương lục không phải là một vị thuốc xa lạ trong Đông y. Trong cuốn Thần Nông bản kinh (cách đây 2000 năm) đã có ghi chép tương đối cặn kẽ về vị thuốc này. Tuy nhiên, người ta xếp nó vào nhóm “hạ phẩm” vì trong thành phần của thuốc có chứa độc tố.

Vị thuốc có đặc tính:

  • Lợi niệu trục thủy
  • Tiêu thũng tán kết

Chủ trị:

  • Chứng thủy thũng
  • Phức thủy
  • Ung thũng (dùng ngoài).

Tính vị

Thương lục có vị đắng, tính hàn, có độc.

Qui kinh

Vị thuốc quy vào kinh Phế, Thận, Đại Tràng.

Bài thuốc

Tham khảo một số bài thuốc trị bệnh từ Thương lục sau đây:

Trị viêm cầu thận cấp, phù toàn thân, bụng nước:

  • Chuẩn bị 30 gam nạc heo, 10 gam rễ Thương lục. Đem hầm nguyên liệu trên dùng hằng ngày.
  • Sắc uống 6 gam Mộc thông, Binh lang, Trạch tả; 3 gam Tiêu mục; 15 gam Xích tiểu đậu; 12 gam Phúc linh bì.
  • Sắc uống 5 gam Thương lục. Bài thuốc giúp trị báng nước do viêm thận mạn tính, xơ gan.

Trị té ngã, sưng đau:

  • Đem Khổ sâm lượng, rễ Thương lục gia với rượu rồi đắp lên vết thường với lượng vừa đủ.

Trị chứng đau cổ họng:

  • Nướng rễ thương lục, cho vào bọc vải rồi chườm lên cổ để giảm đau.

Trị tuyến vú tăng sinh:

  • Dùng thương lục tươi điều chế thành viên nng, mỗi viên tương đương với 0.5 gam thuốc sống. Mỗi lần dùng khoảng 6 viên, sau đó tăng dần liều lên đến 20 viên, duy trì trong 3 ngày.

Trị bệnh mủ da:

  • Nấu nước từ 15 gam Thương lục, 60 gam Bồ công anh đem rửa vết thương.

Kiêng kỵ

Không dùng dược liệu cho phụ nữ có thai, người có tỳ vị hư nhược.

Lưu ý khi dùng

Một số trường hợp ngộ nhận Thương lục là sâm cao ly và dùng với hàm lượng cao, điều này là không nên vì có thể dẫn đến ngộ độc. Biểu hiện ngộ độc do quá liều có thể xuất hiện sau 20 phút đến 3 giờ. Trường hợp nhẹ, người bệnh có biểu hiện tim đập nhanh, nôn mửa, thở mạnh, đau bụng, hoảng hốt, nói nhảm. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây liệt dây thần kinh, thở khó, huyết áp tụ,hôn mê, tim ngừng độc gây tử vong nên cần đặc biệt lưu ý và thận trọng.

Trên đây là một số thông tin về vị thuốc Thương Lục. Vị thuốc có độc tố, có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất, bạn nên thực hiện đơn thuốc theo hướng dẫn và tư vấn của lương y.

Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút