Sắn dây: công dụng, cách sử dụng, một số bài thuốc & những điều lưu ý

Cây sắn dây là loại dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Lá, thân cây và củ sắn dây có thể dùng để giải rượu, trị rắn cắn, điều trị nhiệt miệng, sốt, đái tháo đường, tăng huyết áp, đau mỏi vai gáy,…

Sắn dây là loại cây leo, có rể phát triển thành củ. Trong dân gian, cây sắn dây là một loại dược liệu dùng để chữa nhiều bệnh lý.
Sắn dây là loại cây leo, có rể phát triển thành củ. Trong dân gian, cây sắn dây là một loại dược liệu dùng để chữa nhiều bệnh lý.

1. Tên gọi, phân loại

Tên gọi khác: bạch cát, phấn cát căn, cam cát căn, cát căn, khau cát (tiếng Tày), bẩn mắm khéo (tiếng Thái).

Yếu sinh lý đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng tình dục xảy ra ở khía cạnh thể chất và tinh thần. Các biểu hiện bệnh lý thường là hệ quả của tuổi tác, lối sống sinh hoạt kém khoa học, tâm lý hoặc mắc các bệnh nội khoa. Yếu sinh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

Tên khoa học: Pueraria thomsonii Benth;

Họ: Thuộc họ Đậu (Fabaceae).

2. Đặc điểm sinh học

Mô tả

Cây sắn dây là một loài cây leo, thân dây leo có thể dài lên đến 10 mét. Thân dây có lồng. Lá màu xanh lục, thuộc loại lá kép gồm 3 lá chét. Rễ cây sắn dây phát triển thành củ sắn.

Hoa có màu xanh tím và có hương thơm. Quả sắn dây thuộc loại đậu, có nhiều lông.

Phân bố

Cây sắn dây mọc ở nhiều nơi trên trái đất. Tại Việt Nam sắn dây mọc hoang ở vùng rừng núi, miền Bắc và được gieo trồng ở nhiều nơi.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ/củ, thân lá và hoa.

Thu hái: Thường được thu hoạch vào mùa đông, mùa xuân.

Chế biến: Củ sắn dây thường được dùng để làm bột sắn dây.

Cách bảo quản: Bảo quản củ sắn và bột sắn ở nơi khô thoáng.

4. Thành phần hóa học

Trong củ sắn dây, một số chất hóa học được tìm thấy đó là: Puerarin, Daidzin, Daidzein, tinh bột.

Trong lá sắn dây có chứa các axit amin như asparagin,…

Sắn dây thường được dùng để chế biến thành bột khô, để pha uống với nước sôi để nguội.
Sắn dây thường được dùng để chế biến thành bột khô, để pha uống với nước sôi để nguội.

5. Tác dụng dược lý

Theo Đông y, sắn dây có các tác dụng đối với sức khỏe như:

  • Giải độc;
  • Thanh nhiệt;
  • Tăng tiết mồ hôi;
  • Thông tiểu;
  • Sinh tân dịch;
  • Phát biểu thấu chẩn;
  • Thăng dương chỉ tả;
  • Giải rượu.

Các nghiên cứu y học hiện đại cho rằng, sắn dây có các công dùng như:

  • Tăng đề kháng đối với virut đường hô hấp;
  • Nâng cao sức đề kháng;
  • Chống lão hóa;
  • Bảo vệ tế bào gan;
  • Giải độc cơ thể;
  • Điều hòa nhịp tim, chống loạn nhịp tim;
  • Điều hòa rối loạn lipid trong máu;
  • Giảm đau nhức vai và cổ;
  • Điều hòa huyết áp;
  • Giảm đau đầu.

Sắn dây có thể dùng để chữa được các bệnh lý như:

  • Ù tai;
  • Trĩ xuất huyết;
  • Chảy máu cao;
  • Thiếu máu cơ tim;
  • Tăng huyết áp;
  • Đái tháo đường;
  • Mỏi vai gáy;
  • Sởi;
  • Nhức đầu;
  • Sốt cao;
  • Cảm nắng;
  • Nhiệt miệng, nóng trong người.

5 Qui kinh

Sắn dây được nhắc đến trong rất nhiều kinh sách ở thời Trung đại như Thần nông bản thảo kinh, Thương hàn luận,…

Trong Đông y, sắn dây kết hợp với những dược liệu khác để tạo ra những bài thuốc trị bệnh.
Trong Đông y, sắn dây kết hợp với những dược liệu khác để tạo ra những bài thuốc trị bệnh.

6. Tính vị

Theo Đông y, sắn dây có vị ngọt mát, tính bình.

7. Cách dùng, liều dùng

Sắn dây thường được sử dụng theo các cách sau:

  • Củ sắn: Được chế biến thành bột sắn dây, dùng để khuấy với nước sôi để nguội và uống. Hoặc có thể kết hợp bột củ sắn với các dược liệu khác để thành bài thuốc. Củ sắn còn có thể dùng tươi bằng cách sắc với các vị thuốc khác.
  • Lá sắn: Thường được dùng tươi, giã nát, dùng để đắp vào vết thương.

Về liều dùng, người dùng nên dùng thuốc với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng. Mỗi bài thuốc sẽ có liều dùng khác nhau, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền hoặc chuyên viên y tế.

8. Bài thuốc

Sắn dây được ứng dụng trong các bài thuốc sau:

  • Bài thuốc trị cảm cúm, sốt, đau đầu: Chuẩn bị 12g sắn dây, 4g cam thảo, 8g sài hồ, 4g bạch chỉ, 4g khương hoạt, 6g bạch thược, 4g hoàng cầm, 4g cát cánh, 4g đại táo và 8g thạch cao (sắc trước). Sắc các nguyên liệu trên thành 1 thang thuốc. Uống thuốc trong ngày.
  • Bài thuốc trị sốt, khát, môi khô, đau thượng vị và đại tiện bí kết: Chuẩn bị 40g sắn dây tươi, 40g cỏ nhọ nồi, 40g mạch môn, 20g lá tre. Sắc các dược liệu trên với nước. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc.
  • Bài thuốc trị bệnh tiểu đường: Thái phiến sắn dây, phơi khô. Dùng 30g củ sắn dây phơi khô, 50g gạo lứt, nấu thành cháo loãng. Ăn cháo trong ngày, chia thành 2 lần ăn, dùng khi còn ấm nóng.
  • Bài thuốc trị tiểu vàng, khô mũi, nhức đầu, ho hen và ngực nóng: Chuẩn bị 8g củ sắn dây, 5g ma hoàng, 6g bạch táo, 4g cam thảo và 4g bạch thược. Sắc các loại dược liệu trên thành 1 thang thuốc. Mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc trị nhiệt miệng, đau mỏi vai gáy, đau đầu và tăng huyết áp: Chuẩn bị sắn dây và cao đằng, mỗi vị liều lượng ngang nhau. Thái nhỏ các nguyên liệu, sấy khô (hoặc phơi khô), tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi ngày hãm 30g bột thuốc với nước sôi, uống thay trà. Bảo quản bột thuốc cẩn thận, để dành sử dụng dần.
  • Bài thuốc tốt cho người mắc bệnh tim mạch: Chuẩn bị 200g sắn dây, 40g cam thảo, 90g bạch linh, 180g đan sâm. Thái nhỏ các nguyên liệu, sau đó mang đi sấy khô, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi ngày dùng khoảng 30 – 40g bột thuốc để hãm với nước nóng. Uống thuốc thay trà, dùng trong ngày. Nên bảo quản bột trong lọ kín để dùng dần.
  • Bài thuốc thanh nhiệt, giải rượu: Dùng hoa sắn dây phơi khô, nấu nước uống. Có thể khuấy bột sắn dây với nước nguội, pha thêm một chút chanh để uống.
  • Bài thuốc bồi bổ cơ thể: Chuẩn bị bột sắn dây, tôm sông, thịt nạc. Rửa sạch tôm, bóc vỏ và bỏ chỉ đen. Xào tôm cho chín sơ. Rửa sạch thịt nạc, luộc chín, xé sợi. Cho bột sắn dây vào nước canh thịt, khuấy đều cho đến khi bột trong và sánh. Cho thêm tôm, thịt vào nồi bột, nêm gia vị và nấu sôi. Ăn món ăn này khi còn ấm nóng. Súp bột sắn dây giúp bồi bổ cơ thể.
  • Bài thuốc bồi bổ cơ thể 2: Chuẩn bị: củ sắn dây, củ cà rốt và xương lợn. Trước tiên, cạo sạch vỏ củ sắn dây và cà rốt, rửa sạch bụi bẩn. Cắt cà rốt, củ sắn thành từng khối nhỏ vừa ăn. Xương heo sau khi rửa sạch, ninh cùng với sắn dây và cà rốt. Cho thêm gia vị vào cho vừa ăn. Món canh này có tác dụng bồi bổ cơ thể.
  • Bài thuốc trị rắn cắn: Rửa sạch lá sắn dây tươi. Giã nát lá và vắt lấy nước uống. Bã lá sắn dây dùng để đắp lên vết rắn cắn.
  • Bài thuốc trị chảy máu cam: Giã nát một ít củ sắn dây. Đắp sắn dây giã nát lên mũi khi chảy máu cam. Nếu chảy máu cam thường xuyên, có thể giã củ sắn dây và lấy nước cốt để uống.
Nước sắn dây có tác dụng giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu,...
Nước sắn dây có tác dụng giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu,…

9. Lưu ý

Khi sử dụng sắn dây trị bệnh, người dùng nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Trước khi áp dụng các bài thuốc trị bệnh từ sắn dây, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dùng sắn dây với liều lượng cao có thể gây ra tiêu chảy, tổn thương vị,… Người dùng không nên lạm dụng sắn dây trong quá trình điều trị bệnh.
  • Trường hợp bệnh nhân hàn thấp khí nặng không nên dùng sắn dây.
  • Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi uống nước bột sắn dây. Khi cơ thể đang lạnh, không nên uống nước sắn dây.
  • Khi chọn mua sắn dây và bột sắn dây, người dùng cần lưu ý về nguồn gốc của sản phẩm. Không nên mua những mặt hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo tính an toàn.
  • Tác dụng trị bệnh của các bài thuốc có thể đến chậm hoặc không có tác dụng. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng. Nếu thấy không có tác dụng trong thời gian dài điều trị, người bệnh hãy khai báo với bác sĩ để có cách điều trị khác.
  • Các bài thuốc trong dân gian nói chung và bài thuốc từ sắn dây nói riêng có thể không phù hợp với một số bệnh nhân. Điều này là điều hoàn toàn bình thường vì cơ địa của mỗi người có sự khác nhau. Do đó, nếu trong quá trình sử dụng, nhận thấy cơ thể có dị ứng, xuất hiện những triệu chứng bất thường, hãy khai báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc từ sắn dây để điều trị.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc từ sắn dây để điều trị.

Tóm lại, sắn dây là loại dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trong đời sống của người Việt, sắn dây được biết đến qua dạng bào chế bột sắn, khuấy với nước uống những trưa hè nóng bức. Sắn dây còn được chế biến ra nhiều bài thuốc khác để chữa cảm nắng, sốt, giải rượu, tiểu đường, hỗ trợ tim mạch, chảy máu cam, rắn cắn, nhiệt miệng, đau mỏi vai gáy,…

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng các bài thuốc, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chỉ định,… thay thế cho chuyên viên y tế hoặc bác sĩ của bạn.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút