Vô sinh ở nam giới: “Hiểu Đúng Bệnh – Chữa Đúng Cách”

Vô sinh ở nam giới sẽ được giải quyết ổn thỏa nếu điều trị sớm bằng các phương pháp trợ sản thích hợp.

Tuy nhiên, nếu cánh mày râu biết được những kiến thức cụ thể về chứng bệnh vô sinh. Thường xuyên kiểm tra, thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp sẽ giúp tránh được tình trạng vô sinh – hiếm muộn.

I. Những thông tin về vô sinh ở nam giới

Vô sinh ở nam giới gây ảnh hưởng không nhỏ cho các cặp vợ chồng, các yếu tố vô sinh ở nam giới đều chiếm khoảng 30% tất cả các trường hợp vô sinh. Theo các thống kê thì có đến 15% các cặp vợ chồng đang phải đối mặt với chứng vô sinh – hiếm muộn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình và đời sống hôn nhân.

vô sinh ở nam giới
Vô sinh ở nam giới khiến phái mạnh đối diện với nhiều hệ lụy, hạnh phúc hôn nhân bị đe dọa

1. Nguyên nhân gây nên chứng vô sinh ở nam giới

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh ở nam giới, ảnh hưởng trực tiếp đối với tinh trùng và sức khỏe của nam giới:

Nguyên nhân y tế:

Các vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản của nam giới thường xuất phát bên trong cơ thể, bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng dương vật, hệ thống tiết niệu để lại sẹo; chứng viêm mào tinh hoàn, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh lậu hoặc HIV… đều dẫn đến tổn thương tinh hoàn vĩnh viễn, gây khó khăn cho việc sản sinh tinh trùng.
  • Các vấn đề xuất tinh: Xuất tinh ngược dòng là tình trạng khiến cho khi tinh dịch chảy ngược vào bàng quang khi đạt cực khoái thay vì xuất ra ở đầu dương vật. Tình trạng có thể gây ra xuất tinh ngược thường do bệnh tiểu đường, chấn thương cột sống, tác dụng phụ của thuốc và hệ lụy của phẫu thuật bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc niệu đạo.
  • Kháng thể tấn công tinh trùng: Do một số nguyên nhân mà kháng thể của hệ thống miễn dịch trong cơ thể nữ giới nhầm lẫn tinh trùng là dị nguyên có hại và cố gắng loại bỏ chúng khỏi cơ thể.
  • Khối u: Ung thư và khối u có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản của nam giới. Hoặc việc bệnh nhân thực hiện các biện pháp điều trị khối u như phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Không có tinh hoàn: Trong quá trình phát triển của thai nhi, một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển từ bụng vào túi thường chứa tinh hoàn (bìu). Điều này khiến cho họ không thể sản xuất tinh trùng và gây tình trạng vô sinh.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Do một bất thường nào đó của cơ thể mà ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết tố khác như vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp và tuyến thượng thận… khiến cho hormone testosterone thấp hơn mức bình thường và gây hại cho sức khỏe sinh sản.
  • Các vấn đề về quan hệ tình dục: Những vấn đề này bao gồm rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giao hợp đau rát, lỗ niệu đạo bất thường hoặc các vấn đề về tâm lý khi quan hệ.
  • Bệnh celiac: Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa gây dị với gluten, có thể gây vô sinh nam. Bạn có thể cải thiện khả năng sinh sản sau khi áp dụng chế độ ăn hạn chế chất gluten.
  • Tác dụng của một số loại thuốc: Liệu pháp dùng thuốc thay thế testosterone, sử dụng steroid dài hạn, thuốc trị ung thư (hóa trị liệu), thuốc chống nấm, thuốc loét và một số loại thuốc khác có thể làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng và sinh sản của nam giới.

Nguyên nhân đến từ môi trường sống

Việc cơ thể tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố độc hại của môi trường như nhiệt, độc tố và hóa chất có thể làm giảm chất lượng hoặc chức năng của tinh trùng, cụ thể:

môi trường độc hại
Thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại là một trong những nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh
  • Hóa chất công nghiệp: Tiếp xúc lâu ngày với benzenes, toluene, xylene, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn và chì góp phần làm giảm số lượng tinh trùng.
  • Tiếp xúc với kim loại nặng: Tiếp xúc nhiều với các thực phẩm chứa chì hoặc các kim loại nặng cũng có thể gây vô sinh.
  • Bức xạ: Việc thường xuyên tiếp xúc với bức xạ có thể làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng. Với mức phóng xạ cao, việc sản xuất tinh trùng có thể bị dừng lại vĩnh viễn.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ quá cao sẽ làm hạn chế số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Việc sử dụng phòng xông hơi hoặc bồn nước nóng thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên.

2. Dấu hiệu cảnh báo bạn bị vô sinh

Dấu hiệu chính của vô sinh nam là sau khi quan hệ một thời gian khá dài mà người nữ vẫn không có khả năng thụ thai. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số dấu hiệu tiềm ẩn như rối loạn di truyền, mất cân bằng nội tiết tố, giãn tĩnh mạch thừng tinh…

Mặc dù hầu hết nam giới bị vô sinh không nhận thấy các triệu chứng khác ngoài việc không thể thụ thai, nhưng bạn cũng cần lưu ý các dấu hiệu liên quan như:

  • Các vấn đề về chức năng tình dục như khó xuất tinh, giảm ham muốn tình dục hoặc rối loạn cương dương.
  • Đau, sưng hoặc có cục u ở vùng tinh hoàn
  • Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát
  • Đôi lúc mất khả năng khứu giác
  • Tăng trưởng tuyến vú bất thường
  • Giảm hoặc rụng lông trên cơ thể do bất thường của nội tiết tố
  • Số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường (ít hơn 15 triệu tinh trùng trên một ml tinh dịch mỗi lần xuất tinh).

Bạn nên đến gặp các bác sĩ sau một năm quan hệ vẫn không thụ thai để được kiểm tra, nhận được kết luận và sự tư vấn điều trị thích hợp.

II. Chẩn đoán và điều trị vô sinh ở phái mạnh

Vô sinh ở nam giới thường được chẩn đoán bằng việc phân tích tinh dịch đồ. Việc thử nghiệm này tương đối đơn giản, các quý ông chỉ cần cung cấp mẫu tinh dịch cho phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm bằng các máy móc hiện đại. Sau đó đưa ra đánh giá về lượng tinh dịch và số lượng cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng.

1. Chẩn đoán vô sinh ở nam giới

Khi làm xét nghiệm chẩn đoán bản thân có bị vô sinh hay không, tốt nhất nam giới nên tiến hành thử nghiệm ít nhất hai lần để biết kết quả chính xác. Việc phân tích tinh dịch cơ bản là cần thiết để chẩn đoán vô sinh nam. Tuy nhiên, xét nghiệm này đôi khi còn cần thêm các thao tác khác, có thể bao gồm:

chẩn đoán vô sinh
Nam giới sẽ tiến hành kiểm tra để xác định bản thân có vô sinh hay không
  • Một bài kiểm tra thể chất
  • Phân tích tinh dịch chuyên biệt bao gồm xét nghiệm di truyền tinh trùng (tìm kiếm sự hiện diện của kháng thể) và đánh giá tinh trùng bất động (xem sự chênh lệch giữa tinh trùng đã chết và còn sống).
  • Kiểm tra nồng độ hormone, thường là FSH và testosterone.
  • Kiểm tra Karyotyping di truyền.
  • Siêu âm.
  • Xét nghiệm nước tiểu (đi tiểu sau xuất tinh) để kiểm tra tình trạng xuất tinh ngược.
  • Sinh thiết tinh hoàn
  • Kiểm tra ống dẫn tinh.

2. Điều trị

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp cần thiết để khắc phục chứng vô sinh như:

  • Điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, trong trường hợp hệ sinh dục nhiễm trùng
  • Phẫu thuật chỉnh sửa ống dẫn tinh hoặc các vấn đề liên quan đến tinh hoàn
  • Dùng thuốc sinh sản để cải thiện chất lượng tinh trùng

Trong trường hợp các phương pháp điều trị trên không thành công, hoặc khi nguyên nhân gây vô sinh nam không rõ thì bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng IUI hoặc IVF.

  • Điều trị bằng IUI: Thủ thuật này giúp chuyển tinh trùng vào tử cung, thường được sử dụng trong trường hợp số lượng hoặc chất lượng tinh trùng thấp.
  • Điều trị IVF: Thường được đề xuất nếu IUI không thành công hoặc vấn đề vô sinh xuất phát từ người vợ. Bác sĩ sẽ tiêm tinh trùng và trứng vào ống nghiệm, cho thụ tinh và nuôi dưỡng tại đây. Khi phôi đã phát triển khỏe mạnh sẽ tiến hành cấy vào lòng tử cung và tiến hành theo dõi đến khi chính thức đậu thai.

Nếu không có bất kỳ các phương pháp kể trên thành công, bác sĩ có thể nói chuyện với bạn về việc sử dụng tinh trùng ở người hiến tinh, hoặc xem xét việc nhận con nuôi để giúp xây dựng hạnh phúc gia đình của bạn.

III. Những biện pháp ngăn ngừa vô sinh nam giới

Nam giới nếu muốn tránh được tình trạng không thể có thể hệ đời sau. Việc tốt nhất là nên ngăn ngừa tình trạng vô sinh bằng cách loại bỏ các thói quen xấu trong đời sống hàng ngày:

không hút thuốc
Không hút thuốc giúp bạn góp phần loại bỏ được các vấn đề vô sinh
  • Ngưng hút thuốc lá.
  • Hạn chế hoặc kiêng uống rượu bia.
  • Giữ cân nặng ổn định.
  • Tránh phẫu thuật cắt ống dẫn tinh.
  • Tránh để cho tinh hoàn tiếp xúc với nguồn nhiệt nóng trong thời gian dài
  • Giảm căng thẳng, áp lực
  • Tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu, kim loại nặng và các chất độc khác từ môi trường.

Nam giới cũng nên thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của bản thân để tránh những biến chứng nguy hiểm cho khả năng sinh sản, gây nên tình trạng vô sinh – hiếm muộn.

Dấu hiệu cảnh báo vô sinh ở cả nam và nữ nên sớm biết

Quyết định xây dựng gia đình có thể là một chương thú vị trong cuộc sống của bạn. Nhưng khá nhiều người khó lòng thực hiện bởi rào cản mang...
Sóng điện thoại có gây vô sinh không?

Sóng điện thoại có gây vô sinh không? Cách phòng tránh

Sóng điện thoại có gây vô sinh không? Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện...

Hút Esse có tác hại gì? Có phải sẽ gây vô sinh?

Hút Esse có tác hại gì? Có phải sẽ gây vô sinh?

Hút Esse có tác hại gì, có gây vô sinh không là một trong những thắc mắc của nhiều người....

Biến chứng bệnh thủy đậu có gây vô sinh không?

Biến chứng bệnh thủy đậu có gây vô sinh không?

Thủy đậu có gây vô sinh không? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh, nhất là bệnh nhân trong...

7 bác sĩ hiếm muộn giỏi – Mát tay tại TP HCM

Bác sĩ hiếm muộn giỏi và mát tay ở TP HCM là một trong những từ khóa được nhiều vợ...

Vô sinh không rõ nguyên nhân và thông tin cần biết

Vô sinh không rõ nguyên nhân là tình trạng vợ chồng bị vô sinh hay gặp bất kỳ vấn đề...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *