Viêm xương tủy đường máu: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

Viêm xương tủy đường máu là tình trạng nhiễm trùng xương cấp tính hoặc mãn tính do vi khuẩn sinh mủ lan theo đường máu đến khu trú ở xương và gây viêm. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất đoạn xương, gãy hoặc hoại tử xương, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt của người bệnh.

Viêm xương tủy đường máu
Về mặt giải phẫu bệnh lý, viêm xương tủy đường máu là biểu hiện của hai quá trình phá hủy và bồi đắp xương.

I. Bệnh viêm xương tủy đường máu là bệnh gì?

Trên thực tế, viêm xương tủy đường máu là tình trạng nhiễm khuẩn xương do vi khuẩn sinh mủ gây nên. Vi khuẩn gây bệnh có thể xuất phát từ một hoặc nhiều ổ viêm trong cơ thể như viêm amidan, viêm thân mủ,…  Sau đó, chúng theo đường máu và tập trung ở tủy xương, gây viêm.

Viêm xương tủy đường máu có thể gặp ở bất kỳ xương nào nhưng bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở những xương ống dài của chi, xương cánh tay, đầu trên xương chày hoặc đầu dưới xương đùi. Hầu hết các trường hợp viêm xương tủy đường máu ở người lớn thường xảy ra ở các đốt xương sống. Trong khi đó, bệnh gây tổn thương các xương dài ở trẻ em.

Thời gian đầu xuất hiện ổ viêm, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi,  nhức đầu hoặc thường xuyên bị sốt, mê sảng. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gây hoại tử xương, tật nguyền hoặc hạn chế vận động nếu không chữa trị đúng lúc và đúng cách.

→Xem thêm: Viêm tủy xương hàm và những điều bạn cần lưu ý

II. Nguyên nhân gây viêm xương tủy đường máu

Theo các chuyên gia nghiên cứu, hầu hết các trường hợp bị bệnh viêm xương tủy đường máu đều do 2 loại vi khuẩn gây mủ đó là vi khuẩn tụ cầu trùng vàng và liên cầu trùng tan máu. Rất ít trường hợp bị bệnh do sự góp mặt của trực khuẩn coli, phế cầu khuẩn và trực khuẩn thương hàn. Các loại khuẩn này sẽ đi vào máu và đến ổ xương, gây viêm.

Điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương tủy đường máu

Các yếu tố như thiếu máu hoặc chấn thương chính là nguyên nhân thuận lợi làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn vào xương dẫn đến viêm. Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương tủy đường máu.

  • Tuổi tác: Viêm xương tủy đường máu có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, phổ biến là lứa tuổi thiếu niên.
  • Sức đề kháng, hệ miễn dịch suy yếu: Là yếu tố nguy cơ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập và phát triển.
  • Hoạt động quá sức, ăn uống kém: Yếu tố này làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy xương đường máu.

III. Chẩn đoán bệnh viêm xương tủy đường máu

1. Viêm xương tủy đường máu cấp tính

Bệnh viêm xương tủy đường máu cấp tính thường chia thành nhiều thể lâm sàng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi thể thường có triệu chứng chẩn đoán không giống nhau. Chẳng hạn:

+ Thể nhiễm độc hay kiệt sức

Ở thể này, bệnh nhân có thể xuất hiện một vài biểu hiện nhẹ kèm theo trạng thái sốc nội độc tố. Ngoài ra, người bệnh cũng gặp phải triệu chứng của chứng trụy tim mạch kèm theo một số biểu hiện như sốt cao 40 – 41 độ, mất tri giác hoặc mê sảng. Đôi khi bệnh nhân còn bị khó thở, co giật hoặc chướng bụng,  xuất huyết dưới da, lưỡi khô và có màu đen.

+ Thể nhiễm trùng mủ huyết

Khác với thể nhiễm độc hay kiệt sức, thể nhiễm trùng mủ huyết thường được chẩn đoán sớm. Tổn thương xương do viêm tủy xương đường máu cấp tính gây ra thường được phát hiện thông qua triệu chứng sốt cao 39 – 40 độ C.

Ngoài ra, bệnh cũng được nhận biết dựa vào dấu hiệu nhiễm độc tăng hoặc có rối loạn về hệ thống sinh tồn. Bên cạnh những biểu hiện này, thể nhiễm trùng mủ huyết đôi khi gây mê sảng, giảm trí nhơ hoặc đau nhức dữ dội,…

Viêm xương tủy sống đường máu cấp tính
Viêm xương tủy sống đường máu cấp tính chia thành 3 thể chính, bao gồm thể nhiễm độc hay kiệt sức, thể nhiễm trùng mủ huyết, thể khu trú.

+ Thể khu trú

Thể khu trú thường có dấu hiệu làm mủ tại chỗ rõ rệt hơn dấu hiệu toàn thân. Một số biểu hiện lâm sàng sớm có thể gặp như đau hoặc nóng ở vùng chi bị viêm. Đau nhức có thể tăng lên và lan rộng vòng quanh đoạn chi viêm. Đây chính là lý do khiến bệnh nhân luôn giữ yên chi ở một tư thế nhất định, không cử động.

Trong giai đoạn muộn, khi mủ ở dưới màng xương vị vỡ, tràn ra các mô mềm và cơ làm tăng áp lực nội tủy giảm xuống. Khi đó, cơn đau nhức dữ dội ở các chi viêm có dấu hiệu thuyên giảm.

2. Viêm xương tủy đường máu mãn tính

Viêm xương tủy đường máu mạn tính là tình trạng viêm xương tủy đường máu cấp tính không được điều trị mà tiến triển thành. Khi đó, bệnh nhân có thể bị sốt do mủ chảy ra nhiều gây nhiễm khuẩn mô mềm. Nếu bệnh không được chữa trị sớm có thể gây biến chứng muộn hiếm gặp như thoái hóa dạng tinh bột, gãy xương bệnh lý hoặc carcinom tế bào vảy ống xoang.

3. Viêm xương đốt sống

Nguyên nhân viêm xương đốt sống là do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào thân đốt sống rồi lan rộng đến các động mạch đốt sống, đĩa đệm và các đốt sống lân cận. Triệu chứng nhận biết điển hình của viêm xương đốt sống là đau nhức ở ngực, bụng, lưng và cổ. Ngoài ra, đau có thể còn kèm theo biểu hiện nóng sốt.

IV. Điều trị bệnh viêm xương tủy đường máu

Thông thường, trong trường hợp viêm xương tủy đốt sống ở người lớn hay viêm xương tủy cấp tính ở trẻ em để điều trị khỏi bệnh, bệnh nhân nên dùng thuốc theo kháng sinh đồ ít nhất từ 4 – 6 tuần. Nếu chưa có kết quả kháng sinh đồ, chuyên viên y tế sẽ cho người bệnh dùng hai loại kháng sinh kết hợp với nhau hoặc sử dụng kháng sinh phổ rộng với liều cao.

Điển hình là một số loại thuốc kháng sinh sau đây:

  • Cephalosporin
  • Oxacillin
  • Vacomycin
  • Hoặc kết hợp nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Aminoglycosis
  • Hay cũng có thể phối trộn nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4  với nhóm Quinolone

Ngoài việc dùng thuốc theo đường uống, bác sĩ cũng có thể cho người bệnh truyền kháng sinh theo đường tĩnh mạch. Bên cạnh đó, phẫu thuật cắt lọc cũng được chỉ định để điều trị áp – xe dưới màng xương hay trong xương ở trẻ em. 

Viêm xương tủy đường máu có thể gây biến chứng trật khớp, gãy xương bệnh lý. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể chuyển nặng và gây tử vong. Do đó, người bệnh không nên lơ là trong việc điều trị. Cách tốt nhất để hạn chế bệnh tiến triển xấu là người bệnh nên thăm khám thường xuyên và điều trị bệnh theo đúng kháng sinh đồ mà bác sĩ đã thiết lập.

Có thể bạn quan tâm

Các loại thuốc chữa viêm xương tủy được đánh giá cao

Hầu hết các trường hợp viêm tủy xương đều được điều trị bằng kháng sinh. Dựa vào loại vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh...

Các loại thuốc chữa viêm xương tủy được đánh giá cao

Hầu hết các trường hợp viêm tủy xương đều được điều trị bằng kháng sinh. Dựa vào loại vi khuẩn...

viêm tủy xương hàm và những điều cần biết

Viêm tủy xương hàm và những điều bạn cần lưu ý

Viêm tủy xương hàm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau và mất răng, có thể xảy...

Viêm xương tủy: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Viêm xương tủy là bệnh lý nguy hiểm và có khả năng gây ra nhiều biến chứng khôn lường nếu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *