Các loại thuốc chữa viêm xương tủy được đánh giá cao
Hầu hết các trường hợp viêm tủy xương đều được điều trị bằng kháng sinh. Dựa vào loại vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh tương ứng với từng bệnh nhân.
Các loại thuốc chữa viêm tủy xương được dùng phổ biến
Khi bắt đầu điều trị viêm xương tủy, bệnh nhân sẽ được tiêm kháng sinh tĩnh mạch. Sau đó dựa vào triệu chứng cụ thể và vị trí nhiễm trùng, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiếp tục tiêm kháng sinh hoặc sử dụng kháng sinh đường uống.
Dưới đây là những loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm tủy xương.
1. Daptomycin
Thuốc Daptomycin có dạng tiêm, thường được sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn trong đó có bệnh viêm xương tủy. Thuốc được dùng để tiêm tĩnh mạch.
Khi dùng thuốc bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:
- Thiếu máu
- Giảm tiểu cầu
- Tăng bạch cầu ái toan
- Chóng mặt
- Vàng da
- Mệt mỏi
- Nhiễm nấm
- Mất cân bằng điện giải
- Tăng đường huyết
- Ngưng tim
- Viêm miệng
- Đau vùng thượng vị
Để giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng loại thuốc này, bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
2. Telavancin
Telavancin là thuốc kháng sinh diệt khuẩn nhóm lipoglycopeptide. Thuốc được chỉ định đối với trường hợp viêm xương tủy do nhiễm vi khuẩn gram dương.
Telavancin hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào nhằm ngăn chặn sự phân chia của vi khuẩn.
Tác dụng không mong muốn:
- Buồn nôn
- Nhức đầu
- Táo bón
- Nôn mửa
Ngoài ra, thuốc có thể gây suy thận và dị tật ở thai nhi. Cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc.
3. Ceftaroline
Ceftaroline là kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch. Thuốc được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm. Bệnh nhân bị viêm xương tủy do vi khuẩn Streptococuss nhóm A và B có thể sử dụng Ceftaroline để cải thiện.
Liều dùng khuyến cáo: 600mg/ 12 giờ. Thuốc được tiêm tĩnh mạch từ 5 – 60 phút. Dựa vào mức độ nghiêm trọng và vị trí nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian điều trị tương ứng.
Khi sử dụng Ceftaroline, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng không mong muốn sau:
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Buồn nôn, nôn mửa
- Phát ban
- Khó thở
- Mệt mỏi
- Nhịp tim nhanh
- Tức ngực
- Tay chân lạnh
4. Fluoroquinolone (không dùng cho trẻ em)
Fluoroquinolone là thuốc kháng sinh có tác dụng mạnh. Thuốc gây ra rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng (dị tật kéo dài, tổn thương thần kinh ngoại vi, rối loạn thần kinh trung ương,…) ở cả đường uống và đường tiêm.
Fluoroquinolone chỉ định sử dụng cho bệnh nhân viêm xương tủy nặng nề và không đáp ứng với các loại kháng sinh khác.
5. Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là kháng sinh mạnh có khả năng diệt khuẩn phổ rộng. Loại thuốc này được sử dụng cho bệnh nhân viêm xương tủy kháng các loại kháng sinh như penicillin, tetracycline, cephalosporin, aminoglycoside,…
Thuốc được chỉ định đối với bệnh nhân bị viêm tủy xương do chấn thương, các tác nhân lây nhiễm bao gồm S aureus, trực khuẩn coliform và Pseudomonas aeruginosa.
→Xem thêm: Viêm xương tủy đường máu: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?
Các tác dụng không mong muốn thường gặp:
- Tiêu chảy
- Rối loạn tiêu hóa
- Đầy hơi
- Đau bụng
- Viêm đại tràng giả mạc (gây tiêu chảy kéo dài)
- Chóng mặt
- Kích động
6. Nafcillin
Nafcillin thuộc nhóm kháng sinh penicillin. Loại thuốc này là lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân viêm xương tủy. Chỉ khi không đáp ứng với Nafcillin, bác sĩ mới cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc khác.
Tương tự như Ciprofloxacin, Nafcillin cũng được sử dụng cho viêm tủy xương do chấn thương, hoặc do S aureus, trực khuẩn coliform và Pseudomonas aeruginosa.
Nafcillin có thể gây ra các phản ứng không mong muốn như:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đau nhức cơ thể
- Phát ban da
- Đau nhức
- Tiểu tiện ít hơn bình thường
- Buồn nôn
- Ngứa và tiết dịch ở âm đạo
7. Linezolid
Linezolid hoạt động bằng cách gắn kết vào các ribosome nhằm ngăn chặn tổng hợp protein và tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc được chỉ định trong trường hợp viêm xương tủy do S aureus kháng methicillin gây ra.
Tác dụng phụ của thuốc:
- Ngứa
- Vết phồng ở mặt và tay
- Ban đỏ
8. Rifampicin
Rifampicin là kháng sinh bán tổng hợp và các hoạt tính kháng sinh yếu. Thuốc được sử dụng trong trường hợp viêm xương tủy do vi khuẩn chủng Streptococcus nhóm A và B và H flue gây ra.
Tác dụng phụ của thuốc:
- Phản ứng da (ngứa, phát ban, đỏ mặt,…)
- Đầy bụng
- Ỉa chảy
- Viêm đại tràng giả mạc
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Giảm bạch cầu
- Nhức đầu
- Chóng mặt
9. Vancomycin
Vancomycin được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn gram dương. Loại thuốc này có thể gây hoại tử mô, do đó không nên sử dụng tiêm bắp mà chỉ nên tiêm tĩnh mạch.
Bệnh nhân viêm xương tủy khi sử dụng Vancomycin có thể gặp phải tác dụng phụ như ban đỏ, phát ban, giảm huyết áp, hội chứng viêm co cứng, giảm bạch cầu trung tính,…
Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn. Do đó bạn chỉ nên dùng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ và tuyệt đối không được lạm dụng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- Viêm tủy xương hàm và những điều bạn cần lưu ý
- Bệnh Viêm tủy xương đốt sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách điều trị
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Tôi bị gãy xương cảng chân phải rồi dẫn đến bị viêm xương tủy xương..điều trị hơn 1 năm rồi mà chỗ gãy vẫn chảy dịch thì tôi dùng loại thuốc nào ạ…mong Bác Sĩ cho lời khuyên
Tôi xin cảm ơn.