Viêm tai ngoài cấp tính: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

Viêm tai ngoài cấp tính biểu hiện dưới dạng nhiễm trùng lan tỏa toàn bộ ống tủy hoặc cục bộ. So với viêm tai giữa, viêm tai ngoài cấp tính phổ biến và độ nguy hiểm ít hơn. Tuy nhiên, viêm tai ngoài cũng gây ra cảm giác ngứa, đau nhức, chảy mủ khiến người bệnh vô cùng khó chịu. 

Viêm tai ngoài cấp tính
Viêm tai ngoài cấp tính và viêm tai giữa là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau

Những điều cần biết về bệnh viêm tai ngoài cấp tính

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm tai ngoài có thể là do tai tiếp xúc với nguồn nước bẩn, đeo tai nghe không sạch, dụng cụ ngoáy tai không đảm bảo vệ sinh hoặc vệ sinh tai không đúng cách,… Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm tai ngoài cấp tính có thể lan đến tai giữa và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực.

1- Viêm tai ngoài cấp tính là gì?

Viêm tai ngoài (viêm khoang tai ngoài) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính tại một lớp da mỏng ở khoang tai do vi khuẩn Pseudomonas gây ra. Có một số trường hợp, bệnh do vi nấm tác động. Viêm tai ngoài cấp tính thường có biểu hiện đau, nhức, chảy mủ, suy giảm thính giác khi ống tai bị sưng tấy. Việc điều trị viêm tai ngoài cấp tính thường đơn giản hơn so với viêm tai ngoài mãn tính hoặc viêm tai giữa.

2- Nguyên nhân gây viêm tai ngoài cấp tính

Viêm tai ngoài cấp tính thường do các loại vi khuẩn như Proteus Vulgaris, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Staphylococcus aureus hoặc các loại nấm Candida albicans, Aspergillus niger gây ra. Ngoài ra, bệnh còn được phát hiện với các nguyên nhân khá đa dạng đó là:

  • Nhiễm khuẩn trong quá trình bơi lội.
  • Dị ứng
  • Tổn thương khoang ngoài do gãi, chà xát mạnh
  • Có dị vật bên trong tại
  • Vệ sinh khoang tai quá mạnh hoặc bị các vật nhọn làm tổn thương
  • Mắc các bệnh da liễu như chàm, vẩy nến, viêm da tiết bã
  • Môi trường pH trong lỗ tai suy giảm do thường xuyên bị vô nước
  • Tác động của các loại chất kích thích như thuốc nhuộm tóc, keo vuốt tóc,…

3- Triệu chứng do viêm tai ngoài cấp tính

Viêm tai ngoài cấp tính thường có những biểu hiện rõ ràng, nhưng cũng rất khó để phân biệt với bệnh viêm tai giữa. Bạn có thể nhận thấy triệu chứng viêm tai ngoài cấp tính qua một số dấu hiệu sau:

  • Ngứa trong tai
  • Đau tai và cơn đau mạnh hơn khi kéo dái tai hoặc ấn mạnh vào tai.
  • Thỉnh thoảng có sốt nhẹ
  • Có mủ chảy ra từ bên trong
  • Tạm thời mất thính lực
Triệu chứng viêm tai ngoài cấp tính
Ngứa tai là triệu chứng viêm tai ngoài cấp tính rất phổ biến

Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác mà không được đề cập ở đây. Nhưng đôi khi, các triệu chứng này cũng được phát hiện khi tai có mụn nhọt nhỏ. Những nốt mụn này gây cảm giác đau đớn dữ dội trong thời kỳ bùng phát, nếu bị vỡ ra, chúng sẽ có xuất hiện thêm 1 chút máu xem lẫn vào mủ và chảy ra ngoài. Hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách khi gặp phải một trong số những dấu hiệu trên.

4- Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm tai ngoài cấp tính?

Viêm tai ngoài cấp tính là căn bệnh phổ biến ở mọi đối tượng, nhưng trong đó trẻ em và người thường xuyên bơi lội là những nhân tố hàng đầu. Ngoài ra, người thường dị ứng da, bệnh nhân tiểu đường và người có cơ chế không tạo đủ ráy tai cũng là những người dễ mắc bệnh viêm tai ngoài hơn so với bình thường. Để giảm thiểu các nguy cơ, bạn có thể giảm thiểu với các tác nhân gây bệnh.

Những đối tượng mắc bệnh viêm tai ngoài cấp tính đặc trưng phải kể đến như:

  • Người thường xuyên bơi lội mà không dùng thiết bị bảo vệ tai.
  • Người có kết cấu ống tai hẹp.
  • Thường xuyên vệ sinh tai bằng các thiết bị sắc nhọn.
  • Thường xuyên sử dụng tai nghe, máy trợ thính cũng có nguy cơ bị viêm tai giữa cấp tính.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với trang sức, keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc,…

5- Chẩn đoán viêm tai ngoài cấp tính

Việc quan sát bằng mắt thường rất khó để nhận biết có phải là bệnh viêm tai ngoài cấp tính hay các bệnh lý khác về tai. Vì vậy, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quan bằng việc nội soi tai hoặc làm các xét nghiệm liên quan để tìm thấy các vi khuẩn gây viêm.

6- Viêm tai ngoài cấp tính điều trị như thế nào?

Dựa vào nguyên nhân gây viêm tai cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân không được khuyến khích sử dụng thuốc điều trị khi chưa nhận được chỉ định của bác sĩ. Viêm tai ngoài cấp tính có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

– Đối với trường hợp viêm tai cấp tính nhẹ và trung bình thì corticosteroid là giải pháp hàng đầu làm giảm viêm ngứa. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng axit axetic 2% hoặc hydrocortisone để cân bằng độ pH của ống tai.

– Các loại dung dịch kháng khuẩn có chứa Ciprofloxacin, polymyxin, ofloxacin hoặc neomycin được chỉ định sử dụng cho các trường hợp viêm phù, sưng có mủ.

– Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng cephalexin 500 mg, thuốc giảm đau NSAID hoặc opioid đường uống để ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan. Việc sử dụng thuốc cần tuân theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

– Trường hợp viêm tai ngoài do nấm, bác sĩ thường kê đơn thuốc với cresylate acetate, nystatin, clotrimazole, gentian violet để dứt điểm tận gốc nấm. Các loại thuốc này không được sử dụng trong trường hợp thủng màng nhĩ.

– Kháng sinh tại chỗ và thuốc giảm đau oxycodone, acetaminophen hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) giúp điều chế cơn đau trong giai đoạn đầu. Những người bị viêm khoang tai ngoài mãn tính cần được điều trị lâu dài dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Với mọi trường hợp, bệnh nhân cần tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ và sử dụng thuốc điều trị không quá 2 tuần.

7- Phòng ngừa viêm tai ngoài cấp tính

Để phòng ngừa viêm tai ngoài cấp tính, bạn có thể xây dựng thói quen sinh hoạt hằng ngày khoa học. Cụ thể bằng những hành động sau:

Điều trị viêm tai ngoài cấp tính
Viêm tai ngoài cấp tính có thể biến chứng thành mạn tính nếu không được điều trị đúng cách
  • Điều trị các bệnh về tai mũi họng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đeo thiết bị bảo vệ tai và mũ bơi khi đi bơi.
  • Khám bác sĩ khi tai có biểu hiện đau đớn bất thường.
  • Thường xuyên vệ sinh tai bằng bông mềm.

Viêm tai ngoài là căn bệnh khá phổ biến, do đó bạn đọc nên trang bị kiến thức về bệnh để đối phó dễ dàng. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị nào thay thế chỉ định của bác sĩ.

Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh – Bố mẹ chớ xem thường

Nhiễm trùng tai ngoài có thể ảnh hưởng đến ống tai hoặc mặt ngoài của màng nhĩ, một số trường hợp bé có thể bị điếc. Do đó, bạn nên...

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách

Thuốc nhỏ tai thường được dùng để điều trị nhiễm trùng tai và một số bệnh lý liên quan. Tuy...

Viêm tai ngoài mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nếu các triệu chứng viêm tai ngoài cấp tính kéo dài hơn 3 tháng có nghĩa là nó đã chuyển...

Bệnh viêm tai ngoài có thể gây suy giảm thính lực, ảnh hưởng đến xương ở vùng thái dương,...

Bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không?

Viêm tai ngoài là là tình trạng da của ống tai bị nhiễm trùng và viêm sưng. Bệnh viêm tai...

Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh – Bố mẹ chớ xem thường

Nhiễm trùng tai ngoài có thể ảnh hưởng đến ống tai hoặc mặt ngoài của màng nhĩ, một số trường...

Viêm tai ngoài ác tính: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Viêm tai ngoài ác tính (tên tiếng anh Malignant Otitis Externa), còn được gọi  là viêm tai ngoài hoại tử...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.