Viêm phần phụ có thai được không? Có ảnh hưởng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm phần phụ có thai được không? Nhiều chị em phụ nữ mắc bệnh, nhất là người trong độ tuổi sinh nở đều có thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Theo các chuyên gia, việc phần phụ bị viêm nhiễm trong đó có buồng trứng, vòi trứng sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến việc thụ tinh. Chính vì thế, cần điều trị viêm phần phụ sớm để tránh nguy cơ gây hại sức khỏe sinh sản.

Viêm phần phụ có thai được không? Có ảnh hưởng gì?
Viêm phần phụ có thai được không? Có ảnh hưởng gì?

Viêm phần phụ có thai được không? 

Buồng trứng, vòi trứng và một số dây chằng là những bộ phận thuộc phần phụ. Do đó, nếu tình trạng viêm phần phụ không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

Nhiều người khi mắc phải chứng bệnh này thắc mắc: “Viêm phần phụ có thai được không?”. Các chuyên gia chỉ ra rằng, tổn thương ở buồng trứng sẽ gây hại cho quá trình rụng trứng. Trường hợp viêm nhiễm ở vòi trứng sẽ gây tắc nghẽn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thụ tinh.

Chính vì thế, bệnh nhân nữ khi gặp vấn đề về phụ khoa, đặc biệt là viêm phần phụ vẫn có khả năng thụ tinh, nhưng đa phần đều gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, nếu viêm nhiễm không được điều trị, chị em phụ nữ thậm chí có thể đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Trường hợp áp xe buồng trứng, phụ nữ phải chấp nhận loại bỏ đi bộ phận này để điều trị bệnh, phòng ngừa những nguy cơ đến tính mạng. Khi một trong hai hoặc cả hai buồng trứng bị cắt đi, vô sinh là điều mà bệnh nhân không thể tránh khỏi.

Mặc dù vậy, chị em phụ nữ không nên bi quan. Bệnh có thể điều trị nếu sớm phát hiện từ giai đoạn đầu. Can thiệp khi phần phụ bị viêm nhiễm nhẹ, khả năng mang thai và sinh con vẫn có thể xảy ra. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, chị em nên chủ động thăm khám phụ khoa.

Viêm phần phụ mang thai có ảnh hưởng gì không?

Như vậy, việc mang thai khi mắc bệnh viêm phần phụ là hoàn toàn có thể xay ra. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân nữ, việc thụ tinh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Mặc dù vậy tỷ lệ thụ thai thành công vẫn có, chị em phụ nữ không phải quá lo lắng.

Nhưng theo tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực này, khi phụ nữ mắc bệnh viêm phần phụ, trước hết hãy ưu tiên việc điều trị hơn việc mang thai và sinh con. Bởi, nếu mang thai trong điều kiện viêm nhiễm bộ phận sinh sản, khả năng cao cả mẹ và em bé đều phải đối mặt với nhiều vấn đề. Cụ thể:

Đối với mẹ bầu:

Viêm phần phụ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho phụ nữ. Trường hợp mang thai, những tác động này sẽ càng nghiêm trọng hơn theo sự phát triển lớn dần của bào thai.

Viêm phần phụ mang thai có ảnh hưởng gì không?
Triệu chứng của bệnh có thể trở nên nặng nề hơn theo sự phát triển của thai nhi

Bên cạnh đó, một vấn đề nghiêm trọng nữ không thể không nhắc đến. Đó là việc viêm nhiễm có thể gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân là ống dẫn trứng bị sưng hoặc bít tắc khiến cho trứng thụ tinh bám vào bên ngoài thành tử cung thay vì vị trí bên trong tử cung như bình thường.

Thai ngoài tử cung không thể giữ, nếu phát triển càng lớn, bà bầu có nguy cơ tử vong cao. Nhất là tình trạng vỡ thai, gây mất máu vô cùng nguy hiểm. 

Trường hợp thai cấy vào tử cung thành công thì bà bầu cũng không tránh khỏi những hệ lụy trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là việc viêm phần phụ cần sử dụng thuốc, khi mang thai phụ nữ không thể dùng thuốc kháng sinh. Chính vì thế tình trạng viêm nhiễm có thể dần lan rộng ra vùng chậu và những bộ phận liền kề.

Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của chị em phụ nữ. Do đó, thông thường khi bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị đều khuyên chị em không nên có thai trong thời gian này. Thay vào đó nên điều trị bệnh triệt để nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Đối với thai nhi:

Tình trạng viêm phần phụ của mẹ có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt, viêm nhiễm khiến cho bé bị chậm phát triển, cơ thể nhẹ cần, bị còi xương hay suy dinh dưỡng ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. 

Ngoài ra, viêm ở phần phụ có thể khiến màng ối bị viêm nhiễm, nguy cơ sảy thai hay sinh non, lưu thai ở giai đoạn này sẽ tăng cao. Trường hợp bé vẫn được sinh ở đường âm đạo, cơ thể bé có thể bị nhiễm phải mầm bệnh từ mẹ thông qua việc tiếp xúc với dịch từ âm đạo.

Những tác động của bệnh đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi đã được đề cập qua nội dung trên. Bác sĩ thường sẽ khuyến khích chị em tạm thời ngừng ý định mang thai cho đến khi điều trị hoàn toàn viêm nhiễm nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Viêm phần phụ mang thai có ảnh hưởng gì không?
Không chỉ thai phụ, thai nhi cũng gặp nhiều vấn đề nếu mẹ mắc bệnh viêm phần phụ nhưng vẫn mang thai

Chị em phụ nữ nên sớm thăm khám nếu cơ quan sinh sản có những biểu hiện bất thường. Trước khi có ý định mang thai, sinh con, phụ nữ nên thăm khám sản phụ khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe nhằm đảm bảo có được một thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Phải làm gì khi bị viêm phần phụ?

Viêm phần phụ là bệnh lý phụ khoa có tính chất nghiêm trọng cao nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Nếu sớm phát hiện và can thiệp, người bệnh hoàn toàn có cơ hội kiểm soát tốt tình trạng viêm và phòng ngừa nhiều nguy cơ cho sức khỏe sinh sản.

Do đó, nếu chị em nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, đặc biệt là cơ quan sinh dục nên chủ động thăm khám phụ khoa và điều trị sớm. Thông qua thăm khám bác sĩ sẽ chỉ ra phương hướng điều trị phù hợp cho từng người. Các biện pháp được áp dụng có thể là:

Điều trị bằng Tây y

Trường hợp viêm phần phụ nặng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc tân dược nhằm khống chế tình trạng viêm nhiễm, tránh tình trạng bệnh lan rộng. Người bệnh có thể dùng dạng đặt trực tiếp âm đạo, dạng uống hoặc dạng tiêm. 

Thuốc Tây có dược tính mạnh, phát huy hiệu quả nhanh chóng. Do đó, chị em nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh việc tự ý mua và sử dụng thuốc có thể gặp tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe.

Một số loại thuốc có thể được kê toa như ofloxacin, levofloxacin, metronidazole,…Nếu trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng, bác sĩ sẽ kết hợp cho dùng thuốc đường uống như cephalosporin, doxycycline. Khi điều trị nội khoa không còn hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ điều trị ngoại khoa bằng đốt điện, laser,..

Điều trị bằng Đông y

Điều trị viêm phần phụ theo hướng Đông y cũng là sự lựa chọn của nhiều chị em phụ nữ. Thuốc có thành phần dược liệu từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn, lành tính, sử dụng được trong thời gian dài. 

Chị em nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở thăm khám Đông y uy tín, chất lượng. Thầy thuốc sẽ bốc thuốc điều trị theo từng tình trạng của người bệnh. Việc bạn nên làm là tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị và tuyệt đối không tự ý kết hợp dùng với thuốc tân dược, điều này có thể gây tương tác thuốc cực kỳ nguy hiểm.

Chữa viêm bằng mẹo dân gian

Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa nhẹ, chị em có thể sử dụng những mẹo chữa dân gian tại nhà để thúc đẩy quá trình điều trị. Những nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên nên khá lành tính, an toàn cho người dùng.

Phải làm gì khi bị viêm phần phụ?
Điều trị viêm nhiễm theo hướng dẫn của người có chuyên môn để đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản

Tuy nhiên, việc áp dụng chữa bằng mẹo dân gian vẫn còn nhiều hạn chế. Nhất là phương án này chỉ phù hợp cho trường hợp bệnh viêm phần phụ giai đoạn nhẹ. Đồng thời, người bệnh phải kiên trì thực hiện do dược tính của thảo dược không mạnh mẽ như tân dược, không mang hiệu quả tức thời mà đòi hỏi sự nhẫn nại của người bệnh.

Bên cạnh áp dụng các biện pháp từ Tây y, Đông y hoặc Nam dược đơn giản tại nhà, chị em nên chủ động thay đổi những thói quen không lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày để sớm cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Cụ thể như:

  • Chung thủy đời sống một vợ một chồng, quan hệ tình dục lành mạnh, giữ vệ sinh trước và sau khi quan hệ. 
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không thụt rửa sâu, sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, lành tính.
  • Không mặc quần lót còn ẩm ướt, lựa chọn quần áo vừa vặn, thoải mái, hạn chế mặc đồ bó sát khiến vùng kín bị bí bách. 
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên vào những ngày hành kinh.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây tươi, rau xanh, đạm tốt và đừng quên uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Loại bỏ những thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ ăn nhiều dầu mỡ, quá cay hoặc quá nóng, tránh xa khói thuốc lá, chất kích thích, không lạm dụng rượu bia,…
  • Khám phụ khoa định kỳ, chủ động đến gặp bác sĩ khi cơ thể có dấu hiệu lạ. Can thiệp điều trị sớm giúp phòng tránh tốt hơn những biến chứng không mong muốn.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “Viêm phần phụ có thai được không?”. Việc mang thai vẫn có nhiều cơ hội, tuy nhiên người bệnh được khuyến cáo điều trị bệnh trước khi có ý định sinh con để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Có thể bạn quan tâm:

Bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa VIÊM PHỤ KHOA đã điều trị thành công cho hơn 10.786 phụ nữ. Đáng chú ý, hơn 80% bệnh nhân từng điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không khỏi
Viêm phần phụ là gì?

Viêm phần phụ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm phần phụ là bệnh lý phụ khoa không nên xem thường. Phụ nữ có thể gặp phải những biến chứng nguy hại sức khỏe sinh sản nếu không kịp...
Chữa viêm phần phụ bằng đông y có hiệu quả không?

Cách chữa viêm phần phụ bằng bài thuốc đông y

Chữa viêm phần phụ bằng đông y với những vị thuốc lành tính là phương pháp được nhiều người lựa...

Viêm phần phụ là gì?

Viêm phần phụ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm phần phụ là bệnh lý phụ khoa không nên xem thường. Phụ nữ có thể gặp phải những biến...

Các thuốc điều trị viêm phần phụ và lưu ý khi dùng

Các Thuốc Điều Trị Viêm Phần Phụ Và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc điều trị viêm phần phụ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng thực tế của mỗi bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.