Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không? Khi nào?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không? Đây là thắc mắc được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Do bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống và sức khỏe nên việc tìm kiếm phương pháp điều trị vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng biện pháp đốt để chữa bệnh. Hãy cùng giải đáp vấn đề này qua bài viết sau.
Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung được các chuyên gia nhận định là những tổn thương lành tính. Bệnh hình thành do những tế bào tuyến phát triển quá mức tràn ra ngoài bề mặt cổ tử cung. Người bệnh sẽ nhận thấy dịch tiết âm đạo ra nhiều hơn bình thường, đây là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và gây viêm nhiễm.
Khi nhận thấy vùng kín có những dấu hiệu bất thường như khí hư có màu lạ, mùi hôi, sủi bọt, ngứa ngáy vùng kín, đau rát khi quan hệ tình dục,…chị em nên đến gặp bác sĩ sớm. Bởi, nếu không can thiệp, những vấn đề về phụ khoa có thể biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
Hiện nay, có nhiều biện pháp điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Trong đó, đốt là phương pháp được nhiều người quan tâm. Tùy theo tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là biện pháp ngoại khoa áp dụng điều trị tình trạng viêm lộ tuyến giai đoạn nặng. Bác sĩ có thể sử dụng dòng điện cao tần hoặc tia laser để đốt những tế bào tổn thương và loại bỏ chúng ra khỏi cổ tử cung.
Tuy nhiên, như đã đề cập, đốt trên thực tế chỉ được áp dụng cho trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, không còn đáp ứng điều trị nội khoa. Đồng thời, phương pháp này sẽ phù hợp với những bệnh nhân không còn ý định mang thai sau điều trị.
Bởi vì theo đánh giá của các chuyên gia, việc đốt viêm lộ tuyến có thể làm suy giảm tỷ lệ thụ thai của nữ giới. Người ta thống kê, chỉ có khoảng 20% – 30% phụ nữ sau khi đốt đậu thai thành công. Do đó, chị em nên cân nhắc và tham khảo tư vấn với bác sĩ chuyên khoa để đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Tham khảo thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 2 và cách điều trị
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không? Khi nào nên đốt?
Về câu hỏi: “Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không?”, đáp án còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như mức độ viêm của từng người. Thông thường, bệnh có 3 cấp độ chuyển biến chính. Nếu sớm phát hiện ở giai đoạn viêm lộ tuyến độ 1, việc điều trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Trong khi đó, bệnh bước qua giai đoạn 2 – 3, diện tích tổn thương ở cổ tử cung đã khá lớn. Lúc này không thể điều trị được bằng biện pháp nội khoa. Bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị ngoại khoa xâm lấn để loại bỏ những tế bào bất ổn.
Một trong số những biện pháp đó có đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tuy nhiên, không phải ai cũng đáp ứng được quy trình điều trị bằng hướng giải quyết này. Bởi, một số chị em có mong muốn mang thai, đang mắc bệnh phụ khoa khác,… sẽ không thể áp dụng điều trị an toàn.
Do đó, người bệnh nên tìm hiểu rõ, cũng như chọn lựa bệnh viện uy tín, đảm bảo chất lượng và nhờ bác sĩ kiểm tra, tư vấn trước khi đốt viêm lộ tuyến. Bởi vì, nếu quá trình thực hiện xảy ra sơ sót hoặc sau đốt bệnh nhân không được chăm sóc tốt có thể khiến vết đốt biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản.
Thông thường, sau khi đốt từ 20 ngày, vết thương đã có sự ổn định tương đối. Trong 10 ngày đầu, người bệnh sẽ nhận thấy âm đạo chảy ra dịch có màu vàng, đỏ máu. Hiện tượng này khá bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài kèm theo lượng máu xuất ra nhiều, nên thông báo ngay với bác sĩ để xử lý.
Các phương pháp đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung
Có hai phương pháp đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung chính là đốt điện và laser. Cụ thể như sau:
- Đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung: Phương pháp đốt tế bào lộ tuyến bằng dòng điện cao tần. Chúng sẽ phá hủy cấu trúc và đưa những tế bào đó ra khỏi cơ thể người bệnh.
- Đốt laser viêm lộ tuyến cổ tử cung: Với phương pháp này, bác sĩ thực hiện sẽ sử dụng tia laser ở nhiệt độ phù hợp đưa vào tiếp cận cổ tử cung. Sau đó, tia laser sẽ tiêu diệt các tế bào lộ tuyến, phục hồi các biểu mô và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi lựa chọn. Đồng thời, tìm hiểu địa chỉ thăm khám và điều trị uy tín để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng về sau.
Chi phí đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung
Ngoài vấn đề viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không thì nhiều chị em phụ nữ còn quan tâm đến chi phí điều trị. Tuy nhiên, rất khó để nói lên được con số chính xác mà người bệnh phải chi trả cho quá trình thực hiện. Bởi, còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ sở y tế, dịch vụ chữa bệnh,…mà khoản chi sẽ có mức dao động khác nhau.
Thông thường, biện pháp đốt laser sẽ có chi phí tốn kém hơn so với đốt điện. Do trang thiết bị thực hiện biện pháp này hiện đại hơn, ngoài ra nó có nhiều ưu điểm nổi trội hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng đốt viêm lộ tuyến bằng laser. Thay vào đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người để tư vấn giải pháp sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Do đó, để đảm bảo kết quả điều trị bệnh đạt như mong đợi, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, trước khi đến cơ sở y tế, bạn đọc nên tìm hiểu rõ thông tin về chất lượng, dịch vụ, bác sĩ chuyên khoa, trang thiết bị, chi phí để có thể nhanh chóng chữa khỏi bệnh, sớm quay lại sinh hoạt bình thường.
Tham khảo thêm: Các thuốc đặt trị viêm lộ tuyến cổ tử cung tốt nhất – TOP 10+
Chăm sóc sau đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung phòng ngừa tái phát
Như đã đề cập, sau khi đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung, âm đạo sẽ tiết ra chất dịch vàng trong khoảng 1 – 2 tuần đầu. Tuy nhiên, khí hư không mùi, không ngứa và không gây đau. Tình trạng này được nhận định là hiện tượng sinh lý bình thường.
Người bệnh không phải quá lo lắng, tuy nhiên nên đặc biệt chú trọng vấn đề vệ sinh cũng như chăm sóc sau đốt để tránh viêm nhiễm, biến chứng. Một số vấn đề nên lưu ý như:
- Giữ vệ sinh vùng kín, không thụt rửa sâu, sử dụng sản phẩm vệ sinh nhẹ dịu, đảm không không chứa chất tẩy rửa mạnh để ổn định pH cho vùng kín.
- Lựa chọn quần áo, đồ lót thoải mái, thấm hút tốt, thay thường xuyên để tránh tình trạng vi khuẩn lưu trú gây hại.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể căng thẳng, áp lực kéo dài. Giữ tâm lý thoải mái sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Tránh ăn những món có nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn, chất kích thích,…
- Kiêng quan hệ tình dục trong ít nhất 6 tuần sau khi thực hiện đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bởi, quá trình giao hợp sẽ khiến nguy cơ viêm nhiễm tăng cao, ảnh hưởng hiệu quả điều trị bệnh và sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
- Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng uống thuốc nếu không được yêu cầu. Tái khám định kỳ theo lịch để theo dõi tốc độ phục hồi, kịp thời can thiệp nếu có nguy cơ.
Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không qua bài viết này. Để điều trị được sớm và an toàn, người bệnh nên thăm khám khi nhận thấy vùng kín xuất hiện dấu hiệu lạ. Đồng thời, thực hiện điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế biến chứng nguy hại cho sức khỏe sinh sản.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!