Sỏi niệu quản là gì? [Nguyên nhân – triệu chứng – cách điều trị]

Sỏi niệu quản có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào và làm ảnh hưởng đáng kể được sức khỏe tổng thể của người bệnh. Hiểu về những nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị sỏi niệu quản sẽ giúp cho bạn có thể chủ động hơn trong việc phòng bệnh.

những điều cần biết về sỏi niệu quản
Bệnh sỏi niệu quản không chỉ gây đau đớn mà còn làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.

I/ Sỏi niệu quản là một bệnh như thế nào?

Người ta gọi chung những chất rắn được tạo thành từ những khoáng chất và muối bên trong hệ bài tiết là “sỏi”. Và theo nghiên cứu thì có tới 80% sỏi được hình thành do sỏi canxi, các loại khác bao gồm struvite , axit uric và đá cystine .

Niệu quản là một bộ phận dạng ống, nối giữa thận và bàng quang. Sỏi niệu quản thường không gây đau đớn khi còn ở trong thận, nhưng khi những mảnh sỏi nhỏ rời khỏi thận và đi qua niệu quản thì sẽ gây ra cảm giác đau dữ dội.

Đối tượng có nguy cơ cao bị sỏi niệu quản là từ 30 – 60 tuổi, nhưng tỷ lệ bệnh nhân cao nhất nằm trong khoảng 35 – 45 tuổi.

II/ Những triệu chứng thường gặp của sỏi niệu quản

Những mảnh sỏi nhỏ khi được hình thành ở thận thì có thể sẽ không gây ra bất cứ triệu chứng, cho đến khi nó di chuyển xung quanh thận hoặc đi vào niệu quản của bạn. Lúc này, bệnh nhân sẽ bắt đầu gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Cảm thấy đau dữ dội ở bên hông, lưng và bên dưới xương sườn. Cơn đau có xu hướng lan dần xuống bụng dưới và háng.
  • Cảm giác đau đến thành từng đợt và dao động theo cường độ.
  • Bệnh nhân cảm thấy đau khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có màu hồng, màu đỏ hoặc màu nâu, có mùi hôi và màu chuyển từ trong sang đục.
  • Thường xuyên buồn nôn, ói mửa.
  • Cảm giác mắc tiểu đến một cách liên tục khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
  • Trong trường hợp có sự nhiễm trùng, người bệnh sẽ bị sốt và ớn lạnh.
  • Mỗi lần đi tiểu chỉ đi một lượng nhỏ.

Cảm giác đau do có sỏi trong niệu quản có thể chuyển từ vị trí này sang vị trí khác hoặc tăng cường độ khi sỏi di chuyển qua đường tiết niệu của người bệnh.

Các triệu chứng nhắc nhở bạn phải đi khám bác sĩ:

  • Bị đau đến mức không thể ngồi yên hoặc tìm một tư thế thoải mái khi ngồi.
  • Đau đến mức buồn nôn và ói mửa một cách liên tục.
  • Cảm giác đau còn kèm theo sốt cao và ớn lạnh, tình trạng tệ hơn khi về đêm.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Tiểu gắt, khó khăn trong khi tiểu.

Ngay khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị sớm.

các triệu chứng của bệnh sỏi niệu quản
Khi bị sỏi niệu quản, bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu nhiều v.v…

III/ Sỏi niệu quản được hình thành từ những nguyên nhân nào?

“Sỏi” được hình thành khi nước tiểu của chúng ta có chứa nhiều tạp chất tạo tinh thể như canxi, oxalate và axit uric hơn là những chất lỏng vốn có trong nước tiểu. Đồng thời, nước tiểu bị thiếu đi các chất ngăn chặn tinh thể gắn kết lại với nhau, tạo điều kiện cho sự hình thành của sỏi.

# Nguyên nhân

Để hiểu được những nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi niệu quản, bạn cần hiểu về các loại sỏi thận, bao gồm:

  • Sỏi canxi

Phần lớn sỏi hình thành ở niệu quản là sỏi canxi (80%) và thường là ở dạng canxi oxalate. Đây là một chất tự nhiên có sẵn trong một số loại thực phẩm như trái cây, rau quả, các loại hạt v.v…và cũng được sản xuất hàng ngày trong lá gan của chúng ta.

Chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D, phẫu thuật cắt bỏ ruột, một số rối loạn chuyển hóa sẽ có thể làm tăng nồng độ canxi hoặc oxalate có trong nước tiểu và dần dần hình thành nên những mảnh sỏi.

Ngoài ra, sỏi canxi cũng có thể xảy ra ở dạng canxi photphat. Loại sỏi này lại tỏ ra phổ biến hơn trong các điều kiện trao đổi chất, đồng thời cũng có liên quan đến chứng đau nửa đầu. Thường xuyên sử dụng thuốc chống động kinh như Topamax cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi canxi photphat trong thận.

  • Sỏi struvite

Sỏi struvite được hình thành để phản ứng lại với những nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu. Những tinh thể này có thể phát triển một cách nhanh chóng và trở nên to hơn, đôi khi có một vài triệu chứng nhưng lại không rõ ràng.

  • Sỏi acid uric

Người có chế độ ăn uống nghèo chất xơ, không uống đủ nước, giàu protein không chỉ bị Gout mà còn có thể tăng rất cao nguy cơ hình thành những viên sỏi acid uric. Bên cạnh đó, một số yếu tố di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ bạn bị sỏi acid uric.

  • Sỏi cystine

Những viên sỏi cystine thường sẽ xuất hiện ở người bị rối loạn di truyền. Điều này sẽ khiến cho thận bài tiết ra quá nhiều acid amin (cystin niệu) và lâu ngày hình thành nên sỏi di chuyển xuống niệu quản.

# Yếu tố rủi ro

Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi niệu quản mà bạn cần biết để có thể tránh từ xa:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có ai đó bị sỏi thận thì khả năng mắc phải căn bệnh này của bạn cũng cao hơn so với những người khác.
  • Bệnh sử: Trong quá khứ, nếu bạn đã gặp phải các vấn đề về dư acid uric hoặc sỏi thận thì khả năng bị sỏi niệu quản của bạn là rất cao.
  • Mất nước: Thói quen không uống đủ nước mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, những người sống ở khí hậu ấm áp, đổ mồ hôi nhiều càng dễ bị hơn.
  • Chế độ ăn uống nhiều muối và protein: Một số người có sở thích ăn nhiều protein, natri (muối) và đường, điều này sẽ là tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận. Đặc biệt, quá nhiều muối trong chế độ ăn uống sẽ khiến cho viên sỏi trong thận bạn phát triển nhanh chóng.
  • Béo phì: Người có chỉ số cơ thể (BMI) cao với kích thước vòng bụng lớn, người bị tăng cân khó kiểm soát có liên quan đến bệnh sỏi thận.
  • Bệnh lý về tiêu hóa: Một số bệnh như viêm ruột, tiêu chảy mãn tính, có thể gây ra những thay đổi trong quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, làm tăng các chất tạo đá trong nước tiểu.
nguyên nhân hình thành sỏi ở niệu quản
Thừa cân ở vòng bụng là một trong những yếu tố rủi ro hình thành nên sỏi ở niệu quản.

IV/ Chẩn đoán bệnh nhân bị sỏi niệu quản

Để có thể xác định được một người có bị sỏi niệu quản hay không, bác sĩ sẽ cần tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán và xét nghiệm cần thiết. Bởi vì bệnh lý này không thể xác định được qua khám lâm sàng. Các xét nghiệm và thủ tục chẩn đoán phổ biến bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Thử nghiệm nước tiểu 24h có thể cho thấy rằng bệnh nhân đang bài tiết quá nhiều khoáng chất tạo đá hoặc quá ít các chất ngăn ngừa sỏi. Với xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện 2 lần trong 2 ngày liên tiếp.
  • Xét nghiệm máu: Thủ tục xét nghiệm máu có thể tiết lộ lượng canxi và acid uric trong máu bạn. Kết quả xét nghiệm còn giúp theo dõi sức khỏe của thận và các tình trạng y tế khác.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang giúp xác định sỏi đang nằm ở vị trí nào trong hệ bài tiết của người bệnh. Tuy nhiên, kỹ thuật X-quang sẽ có thể bỏ sót các viên sỏi có kích thước nhỏ.
  • Chụp CT: Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính có thể cho thấy cả những viên sỏi từ nhỏ đến rất nhỏ, đây là tiêu chuẩn vàng để chụp ảnh sỏi niệu quản. Chụp CT cũng phát hiện ra các dấu hiệu thứ phát của tắc nghẽn đường tiết niệu.
  • Siêu âm: Thủ thuật này được sử dụng cho những bệnh nhân cần tránh các tia phóng xạ và phụ nữ đang mang thai. Theo đó, siêu âm cũng rất có ích trong việc đánh giá các biến chứng của sỏi tiết niệu như ứ nước.
  • Phân tích sỏi: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi tiểu qua màng lọc để có thể lấy được những mảng sỏi nhỏ để phân tích. Thông tin thu được từ sỏi sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân hình thành sỏi.

Ngay sau khi chẩn đoán được nguyên nhân gây sỏi tiết niệu cũng như tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ sớm đưa ra phác đồ điều trị.

ĐỌC THÊM: Nội soi sỏi niệu quản: Phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả

V/ Những phương pháp điều trị sỏi niệu quản [bạn nên biết]

Việc điều trị sỏi tiết niệu tùy thuộc vào loại sỏi và nguyên nhân hình thành sỏi. Chúng ta có thể phân nhánh các phương pháp ra thành sỏi nhỏ và sỏi lớn.

# Điều trị sỏi niệu quản kích thước nhỏ

Phần lớn sỏi niệu quản có kích thước nhỏ với các triệu chứng tối thiểu sẽ không cần phải điều trị xâm lấn. Dưới đây là các biện pháp mà bệnh nhân có thể thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để loại bỏ sỏ khỏi ống niệu quản:

  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày, bệnh nhân cần uống từ 2-3 lít nước, nhiều hơn so với số nước cần thiết đối với người khỏe mạnh. Cách này có thể giúp cho những tinh thể li ti có thể tuôn ra khỏi hệ bài tiết của bạn mà không gây ra đau đớn. Trừ trường hợp bác sĩ không cho phép, bệnh nhân sỏi niệu quản cần uống nhiều nước sao cho nước tiểu có màu gần như trong suốt.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Cảm giác khó chịu sẽ là một điều không thể tránh khỏi khi chúng ta bị sỏi niệu quản, chính vì vậy mà bác sĩ có thể khuyên bạn dùng một số thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil, Motrin IB), acetaminophen, natri naproxen (Aleve)…
  • Điều trị nội khoa: Bác sĩ có thể cho bạn dùng một loại thuốc để đẩy nhanh quá trình tán sỏi. Loại thuốc này được gọi là thuốc chẹn Alpha, có tác dụng thư giãn các cơ trong niệu quản và giúp đẩy sỏi ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng và nhanh hơn.

# Điều trị sỏi niệu quản kích thước lớn

Trường hợp sỏi đã đạt đến kích thước lớn và kết cấu bền chặt, bác sĩ sẽ không còn có thể điều trị bằng các biện pháp không xâm lấn như trên. Nguyên nhân là vì nếu chúng đi qua đường tiểu thì sẽ gây chảy máu, tổn thương hoặc nhiễm trùng. Lúc này, các bác sĩ bắt đầu tiến hành các kỹ thuật sau:

  • Phẫu thuật loại bỏ sỏi 

Phẫu thuật này được áp dụng khi phương pháp ESWL không thành công. Cụ thể, một thủ tục được gọi là phẫu thuật cắt bỏ sỏi thông qua kính viễn vọng nhỏ và dụng cụ mổ, được đưa vào qua một vết mổ nhỏ ở lưng. Vì phẫu thuật này được dùng để loại bỏ các sỏi có kích thước rất lớn, nên bác sĩ sẽ gây mê toàn thân cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật.

Bệnh nhân sẽ cần phải được theo dõi tại bệnh viện từ 1-2 ngày (hoặc lâu hơn) trong bệnh viện.

các cách điều trị sỏi niệu quản
Đối với sỏi ở niệu quản có kích thước lớn, bệnh nhân sẽ bắt buộc phải được phẫu thuật.
  • Sử dụng sóng âm

Tùy theo kích cỡ của các viên sỏi mà bác sĩ của bạn có thể đề nghị một số thủ tục được gọi là phẫu thuật nội soi sóng xung kích ngoại bào (ESWL).

Đây là một kỹ thuật dùng sóng âm thanh để tạo ra các rung động mạnh, gọi là sóng xung kích để phá vỡ các viên sỏi thành những mảng nhỏ hơn. Với kích thước nhỏ thì chúng đã có thể di chuyển qua nước tiểu của bệnh nhân. Thủ tục này được thực hiện kéo dài khoảng từ 45-60 phút và có thể gây đau. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê hoặc gây mê nhẹ để bệnh nhân cảm thấy khá hơn.

Kỹ thuật dùng sóng xung kích để tán sỏi sẽ có thể khiến cho nước tiểu của bạn có lẫn máu, hoặc bầm tím ở lưng, chảy máu thận và các cơ quan lân cận. Khi các mảnh sỏi đi qua đường tiết niệu, bạn sẽ cảm thấy cảm giác rất khó chịu.

  • Mổ nội soi để loại bỏ sỏi

Kỹ thuật này được dùng đối với sỏi có kích thước nhỏ hơn tồn tại ở trong niệu quản hoặc thận của người bệnh. Theo đó, bác sĩ sẽ đưa một ống có trang bị camera qua niệu đạo, qua bàng quang để đến niệu quản.

Sau khi đã xác định được vị trí của viên sỏi, các công cụ đặc biệt sẽ được sử dụng để phá vỡ nó ra thành những mảnh nhỏ để có thể được bài tiết qua nước tiểu. Bác sĩ cũng sẽ đặt một ống nhỏ trong niệu quản để giảm sưng và thúc đẩy toàn bộ quá trình làm lành vết thương. Bệnh nhân có thể được gây mê toàn thân hoặc cục bộ.

  • Phẫu thuật tuyến cận giáp

Quá trình nghiên cứu đã cho thấy, có một số sỏi canxi photphat hình thành là do tuyến cận giáp hoạt động quá mức (tuyến nằm ở 4 góc nhỏ của tuyến giáp). Khi các tuyến này sản xuất quá nhiều hormone thì nồng độ canxi sẽ trở nên cao quá mức cho phép, hình thành sỏi thận và sỏi niệu quản.

Cường tuyến giáp là một bệnh lý đôi khi xảy ra bởi những khối u nhỏ, lành tính và loại bỏ sự tăng trưởng của từ tuyến giáp có thể ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.

VI/ Phòng ngừa sỏi niệu quản bằng cách nào?

Sỏi niệu quản không phải là một bệnh lý mà bạn có thể xem thường, chính vì vậy mà các biện pháp phòng bệnh sẽ là thứ mà bạn cần phải lưu ý. Ngăn ngừa sự hình thành của sỏi bao gồm cả sự kết hợp giữa chế độ ăn và thuốc điều trị.

# Sử dụng thuốc để ngăn ngừa và kiểm soát sỏi niệu quản

Một số loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các viên sỏi bằng cách kiểm soát lượng khoáng chất và muối trong nước tiểu. Bác sĩ sẽ kê toa tùy thuộc vào thể trạng và sự nghi ngờ về loại sỏi mà bạn có thể gặp. Cụ thể như sau:

  • Các toa thuốc có tác dụng lợi tiểu Thiazide hoặc các chế phẩm có chứa photphat để ngăn ngừa sự hình thành của các viên sỏi canxi.
  • Thuốc Allopurinol (Zyloprim, Aloprim) hoạt động như một chất là giảm nồng độ acid trong máu và nước tiểu, đồng thời cũng giúp giữ nước tiểu được giàu kiềm. Do đó mà trong một số trường hợp, loại thuốc này có thể được dùng để kiềm hóa và hòa tan và ngăn sự hình thành sỏi acid uric.
  • Để ngăn sỏi struvite hình thành, các bác sĩ có thể đề xuất cho bạn những loại thuốc kháng sinh có công dụng giữ nước tiểu không bị vi khuẩn lây nhiễm.
  • Đối với người có nguy cơ bị sỏi cystine cao, các bác sĩ sẽ yêu cầu họ uống nhiều nước và đồng thời sử dụng một loại thuốc làm giảm lượng cystine trong nước tiểu để ngăn bệnh lý này xảy ra.
các biện pháp ngăn ngừa sỏi ở niệu quản
Một số loại thuốc có thể giúp bạn ngăn ngừa sự hình thành sỏi ở niệu quản.

# Chế độ ăn uống giúp bạn ngăn ngừa sỏi niệu quản

Chúng ta hoàn toàn có thể tự giảm các nguy cơ bị sỏi niệu quản bằng cách xây dựng cho mình những thực đơn lành mạnh.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Nước là một phần không thể thiếu trong cơ thể của chúng ra, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bị sỏi thận. Mỗi ngày, bạn cần uống 2.5 lít nước (với người có tiền sử bệnh) và 2 lít nước (với người khỏe mạnh) để giảm nguy cơ hình thành sỏi. Nước tiểu nhẹ và trong sẽ là biểu hiện cho việc cơ thể của bạn có đủ nước.
  • Ăn ít thực phẩm giàu oxalate: Chế độ dinh dưỡng có nhiều canxi oxalate (có trong củ cải đường, đậu bắp, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, khoai lang, các loại hạt, trà, sô cô la và các sản phẩm đậu nành) sẽ cần phải thay đổi nếu như bạn không muốn mình trở thành bệnh nhân của sỏi niệu quản.
  • Nên ăn nhạt: Chủ động giảm lượng muối trong các bữa ăn sẽ là một cách tốt để giảm lượng khoáng chất trong nước tiểu của bạn.
  • Thận trọng trong việc bổ sung canxi: Thực tế thì lượng canxi có trong thực phẩm không có ảnh hưởng đến nguy cơ bị sỏi ở hệ bài tiết. Bạn có thể thoải mái ăn các loại thực phẩm giàu canxi trừ khi bác sĩ không cho phép. Tuy nhiên, bạn nên hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc bổ sung canxi vì chúng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh.

Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo xoay quanh sỏi niệu quản, hy vọng đã có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh lý này. Mọi thắc mắc về điều trị xin vui lòng liên hệ với bác sĩ, thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về y khoa.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ung thư niệu quản: Mọi điều cần biết về căn bệnh này

Ung thư niệu quản là một bệnh lý có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh...

Các biến chứng sỏi niệu quản tuyệt đối không được xem thường

Sỏi niệu quản được coi như một bệnh cấp cứu trì hoãn vì nếu không xử lý kịp thời bệnh...

Ung thư niệu quản: Mọi điều cần biết về căn bệnh này

Ung thư niệu quản là một bệnh lý có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không...

Cách chữa hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi

Cách chữa hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi

Hiện nay phương pháp chữa hẹp niệu quản bằng nội soi đang được các bác sĩ Khoa Ngoại Tiết niệu tại...

Nội soi sỏi niệu quản

Nội soi sỏi niệu quản: Phương pháp giúp chẩn đoán và trị bệnh

Nội soi niệu quản được xem là phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiết...

Sỏi niệu quản nên ăn gì và kiêng gì mới tốt cho việc điều trị?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị sỏi niệu quản. Vì vậy ngoài việc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *