Phân Biệt Nhiệt Miệng và Tay Chân Miệng Chuẩn Xác Nhất
Phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng đặc biệt là ở trẻ em để kịp thời khám và điều trị sớm cho trẻ nhỏ. Do hai bệnh lý gây ra các triệu chứng tương tự nhau nên khá dễ nhầm lẫn, điều này làm việc chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. Vì thế, bạn nên nắm rõ cách phân biệt hai bệnh lý này và chủ động khám chữa sớm bảo vệ sức khỏe.
Phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng
Như các bạn biết tình trạng nhiệt miệng gây ra các vết lở loét khoang miệng khiến việc ăn uống khó khăn do vết thương bị đau rát. Ngoài ra, có một chứng bệnh khác cũng rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng nhiệt miệng là bệnh tay chân miệng, bệnh lý xảy ra phổ biến ở trẻ em.
Do đó, khi nhận thấy bé có các biểu hiện ở khoang miệng, phụ huynh cần xác định bé đang gặp phải vấn đề gì để có cách điều trị phù hợp. Trường hợp chủ quan, nốt viêm loét trở nên nặng hơn có thể phát sinh nhiều biến chứng vô cùng nguy hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Vậy, phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng như thế nào? Theo chuyên gia cho biết, hai bệnh lý này gây ra các triệu chứng có nhiều điểm tương đồng với nhau, chính vì thế nhiều người nhầm lẫn nhiệt miệng là bệnh tay chân miệng và ngược lại.
Cụ thể, hai bệnh lý này đều gây ra các tổn thương ở trong khoang miệng. Vết thương khiến trẻ bị đau miệng, chảy nước dãi, rát khi ăn uống. Một số trẻ khi mắc bệnh còn kèm theo biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ. Ngoài ra, mỗi bệnh lý sẽ có đặc trưng riêng, dưới đây là các tiêu chí giúp bạn phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng:
- Loét do nhiệt miệng gây ra thường là các vết loét khu trú, xuất hiện 1 vết loét hoặc nhiều vết loét tại các vị trí khác nhau. Trong khi đó, vết loét do bệnh tay chân miệng gây ra thường kèm theo các vết loét hoặc vết chấm xung quanh.
- Trường hợp viêm loét miệng do nhiệt miệng một thời gian sau sẽ cải thiện mà không cần điều trị chuyên sâu, đồng thời vết thương chỉ xảy ra ở khoang miệng, tay chân bé không có biểu hiện lạ. Ngược lại, tình trạng bệnh tay chân miệng sẽ kèm theo các vết loét, ban đỏ tại các khu vực khác.
- Bệnh tay chân miệng hình thành các vết loét tích tụ bóng nước, dễ quan sát ở trên tay, chân của trẻ. Bên cạnh đó bé còn có dấu hiệu sốt cao, hay giật mình, chảy nước dãi kèm theo.
Nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng bé bị nhiệt miệng hoặc đang mọc răng nên không chủ động chữa trị bệnh tay chân miệng sớm. Khi triệu chứng dần phát triển nặng hơn, trẻ sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng, chính vì thế bố mẹ không nên chủ quan, thay vào đó cần theo dõi triệu chứng để có hướng khắc phục sớm.
Tham khảo thêm: Chữa Nhiệt Miệng Bằng Mật Ong Qua Các Cách Dùng Hay Nhất
Nhiệt miệng và tay chân miệng có nguy hiểm không?
Nhiệt miệng xuất hiện và có thể biến mất sau một thời gian, người bệnh không cần can thiệp điều trị quá chuyên sâu. Tuy nhiên, sự chủ quan có thể là nguyên nhân khiến tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Nhất là khi bạn tiếp tục nạp các món ăn cay nóng, không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không điều trị các bệnh lý liên quan,…
Nhiệt miệng kéo dài, kèm đau rát khó chịu ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt là khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Do đó, tốt nhất bạn nên chủ động kiểm soát, điều chỉnh thói quen, tìm hiểu nguyên nhân gây nhiệt miệng để có hướng khắc phục sớm, phù hợp nhất.
Về tình trạng bệnh tay chân miệng, căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, hình thành do nhiều nguyên nhân. Trường hợp nhầm lẫn, chủ quan không chữa bệnh có thể khiến viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Những rủi ro có thể xảy đến cho bé nếu bệnh kéo dài có thể gây:
- Tình trạng mất nước, da dẻ khô, nhăn nheo, bé mệt mỏi, sức khỏe kém.
- Viêm màng não, nguy cơ nhiễm trùng thứ phát, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, trẻ còn có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển bình thường về sau. Chính vì thế, bạn nên chủ động khám, chữa trị càng sớm càng tốt khi phát hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em.
Sau khi phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng, dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách kiểm soát phù hợp. Mỗi trường hợp tùy mức độ viêm nhiễm, tổn thương đang xảy ra mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ tương ứng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
Tham khảo thêm: Chữa Nhiệt Miệng Bằng Lá Bàng Non Qua Mẹo Hay Dân Gian
Chủ động phòng tránh phòng bệnh cho bé
Nhiệt miệng và bệnh tay chân miệng có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong đó nhóm đối tượng trẻ em có tỷ lệ cao. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến yếu tố bên trong và ngoài cơ thể. Như đã đề cập, bệnh có thể thuyên giảm sau một thời gian, tuy nhiên cũng có khả năng tiến triển nặng phát sinh biến chứng.
Do đó, phụ huynh nên chủ động phòng tránh, điều trị bệnh cho bé từ sớm. Phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng, dựa vào nguyên nhân, mức độ tổn thương để có hướng giải quyết an toàn và hiệu quả nhất. Một số lưu ý về phòng ngừa cả 2 chứng bệnh này, bạn đọc không nên bỏ qua:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, rửa tay, vệ sinh cơ thể mỗi ngày để tránh nguy cơ vi khuẩn lưu trú gây hại cho sức khỏe. Sử dụng xà phòng diệt khuẩn cho bé rửa tay trước khi ăn để ngăn nguy cơ vi khuẩn vào miệng gây hư răng, viêm loét niêm mạc miệng.
- Phụ huynh nên dọn sạch khu vui chơi, giường ngủ, thường xuyên giặt chăn mền của bé để tránh gây dị ứng, vi khuẩn tấn công cơ thể.
- Xây dựng cho bé thói quen ăn uống lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm sạch, rau củ quả, trái cây tươi. Bổ sung cho cơ thể đủ nước, hạn chế các loại nước ngọt, nước có ga ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, tăng nguy cơ nhiệt miệng hoặc mắc bệnh tay chân miệng.
- Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn những món tái sống nguy cơ gây nhiễm khuẩn đường ruột hoặc các vấn đề phát sinh khác.
- Đặc biệt phụ huynh nên giữ bé không cho tiếp xúc với động vật bị viêm da, nhiễm khuẩn, người đang mắc các bệnh ngoài da có nguy cơ truyền nhiễm cao.
- Cho bé ngủ đúng giờ, ngủ đủ, ăn uống khoa học, giữ tinh thần thoải mái cho bé để phòng ngừa các bệnh lý ảnh hưởng đến đề kháng, hệ miễn dịch làm bé yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công gây hại.
- Thăm khám sức khỏe, bác sĩ sẽ xác định bệnh lý đang gặp phải và chữa trị với biện pháp tương ứng, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng là cách giúp bạn chủ động trong việc kiểm soát, phòng ngừa biến chứng. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc về vấn đề này. Tốt hơn hết bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ, khám chữa trị để tránh trường hợp xấu xảy ra, gây ảnh hưởng đời sống sức khỏe và sự phát triển nhất là của trẻ nhỏ.
Có thể bạn quan tâm
- Dùng Rau Ngót Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Thiệt Không?
- Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Có Tốt Đúng Như Lời Đồn?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!