Bệnh viêm VA mãn tính: Cách chăm sóc và điều trị phù hợp

Viêm V.A mãn tính là tình trạng quá phát của VA sau nhiều lần bị viêm cấp tính. Những triệu chứng của viêm VA mãn tính thường nghiêm trọng và có nguy cơ biến chứng cao nếu không sớm can thiệp.

Viêm VA mãn tính
Viêm VA mãn tính thường khởi phát khi các đợt viêm cấp tính tái đi tái lại nhiều lần

Nguyên nhân gây bệnh viêm VA mãn tính

Viêm VA mãn tính chính là kết quả của các đợt tấn công cấp tính lặp đi lặp lại mà không được kiểm soát. Ngoài ra, bạn bị một nhiễm trùng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây viêm VA mãn tính.

Bên cạnh đó, một số yếu tố sau đây sẽ làm nguy cơ mắc bệnh tăng lên:

  • Nhiễm trùng amidan
  • Các nhiễm trùng tái phát ở vùng họng và vùng cổ
  • Tiếp xúc với virus và vi khuẩn

Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm VA mãn tính

So với viêm VA thông thường thì các triệu chứng của viêm VA mãn tính sẽ có biểu hiện nặng nề và nghiêm trọng hơn. Cần hết sức chú ý khi bạn gặp phải một số vấn đề sau đây:

  • Ngạt tắc mũi: mức độ tăng dần, thường xuyên phải thở bằng miệng, nói giọng mũi kín.
  • Mũi bị viêm, chảy dịch nhầy.
  • Họng đau rát
  • Ngáy to, hay bị giật mình, khó ngủ.
  • Ho khan kéo dài
  • Tai bị viêm, thính lực kém đi
triệu chứng VA mãn tính
Ho khan kéo dài là triệu chứng thường gặp khi bị VA mãn tính

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các biểu hiện toàn thân. Điển hình như: sốt vặt, da xanh, người gầy, trí nhớ kém, kém tập trung…

Nếu những triệu chứng của bệnh không sớm được kiểm soát, bạn có thể mắc phải một số biến chứng như:

  • Viêm mũi hay viêm họng
  • Viêm tai giữa mủ nhầy hoặc thanh dịch
  • Viêm thanh quản, phế quản
  • Biến chứng viêm cầu thận cấp hoặc thấp khớp cấp

Phương pháp chẩn đoán viêm VA mãn tính

Dựa vào các triệu chứng mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán lâm sàng. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật.

  • Soi mũi trước: phát hiện hốc mũi xuất hiện mủ nhầy, niêm mạc mũi và cuốn mũi dưới bị phù nề.
  • Khám họng: thấy thành sau họng có xuất hiện các khối lympho bằng hạt đậu xanh.
  • Khám tai: phát hiện thấy màng nhĩ có sẹo hoặc vết lõm vào, do bị sung huyết nên thường có màu hồng.

Đối với bệnh viêm VA mãn tính, các xét nghiệm thường không có nhiều đặc biệt. Trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn, khi xét nghiệm công thức máu, bác sĩ sẽ thấy lượng bạch cầu tăng cao.

Phương pháp điều trị bệnh viêm VA mãn tính

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh để đưa ra phương pháp điều trị cho phù hợp. Tuy nhiên, với bệnh viêm VA mãn tính, để có thể điều trị bệnh, phương pháp can thiệp phẫu thuật sẽ được cân nhắc.

điều trị viêm VA mãn tính
Nạo VA là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm VA mãn tính

Nạo VA chính là thủ thuật được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm VA mãn tính. Nạo VA sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm VA cấp tính tái đi táu lại nhiều lần (quá 5 – 6 lần/năm).
  • Viêm VA mãn tính quá phát, tác động xấu đến đường thở.
  • Viêm VA mãn tính gây ra các biến chứng: viêm tai, viêm hạch, viêm đường hô hấp, viêm khớp hay viêm cầu thận cấp tính…

Đối với trẻ em, thủ thuật nạo VA thường được thực hiện cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Thời gian trẻ từ 18 – 36 tháng tuổi được cho là hợp lý nhất cho việc nạo VA.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phương pháp nạo VA sẽ không thể áp dụng được:

  • Người mắc bệnh ưa chảy máu
  • Bệnh nhân rối loạn đông máu

Bên cạnh đó, còn có các trường hợp, bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định nạo VA:

  • Bệnh nhận có cơ địa dị ứng, bị hở hàm ếch hay hen phế quản
  • Bệnh nhân giang mai, lao, HIV…
  • Người đang nhiễm các loại virus cấp tính như: sởi, cúm, sốt xuất huyết, ho gà…

Mặc dù thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm VA mãn tính nhưng thủ thuật nạo VA vẫn có thể để lại nhiều biến chứng. Nhiều trường hợp người bệnh bị chảy máu, giọng nói thay đổi khi liền sẹo.

Đối với bất kỳ bệnh lý nào, khi đã chuyển qua giai đoạn mãn tính sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị. Để giảm thiểu nguy cơ mắc viêm VA mãn tính, bạn cần sớm phát hiện và điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Cắt amidan, nạo VA bằng phương pháp Plasma có nên áp dụng?

Công nghệ Plasma là một giải pháp ưu việt được áp dụng cắt amidan và nạo VA hiện nay. Với ưu điểm không gây đau, ít chảy máu, quá trình...

Tìm hiểu viêm VA quá phát là gì và mức độ nguy hiểm của bệnh

Viêm VA quá phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu không kịp...

Phân biệt bệnh viêm amidan và viêm VA

Viêm amidan và viêm VA khác nhau như thế nào?

Viêm amidan và viêm VA đều là những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Mặc dù có...

Cắt amidan, nạo VA bằng phương pháp Plasma có nên áp dụng?

Công nghệ Plasma là một giải pháp ưu việt được áp dụng cắt amidan và nạo VA hiện nay. Với...

Phì đại VA: Mọi điều bạn nên biết về căn bệnh này

Phì đại VA là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh gây nghẹt mũi, khó thở và có thể dẫn...

Phương pháp nạo VA: Khi nào cần thực hiện và lưu ý điều gì?

Nạo VA là phẫu thuật loại bỏ VA bị viêm nhằm cải thiện các triệu chứng như sổ mũi, sốt,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.